Chàm tai: Triệu chứng, nguyên nhân và hướng điều trị

Phương Loan

06-03-2025

goole news
16

Chàm tai là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến vùng da xung quanh tai bị bong tróc, khô ráp khó chịu. Bệnh cần được điều trị đúng nguyên nhân, phòng ngừa diễn tiến nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe thính lực cá nhân.

Chàm tai là bệnh gì?

Chàm tai là một dạng viêm da mạn tính không truyền nhiễm, bệnh nhân thường bị khô da, ngứa, đỏ và bong tróc. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến vành tai, ống tai ngoài và da xung quanh tai, gây loạt triệu chứng khó chịu làm sụt giảm chất lượng cuộc sống.

Hình ảnh chàm vành tai

Hình ảnh chàm vành tai

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ bị chàm tai cao, bên cạnh chàm mặt. Có ba thể chàm chính ảnh hưởng đến tai, bao gồm:

  • Chàm da phổ biến ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, có sự liên quan mật thiết đến sự thay đổi thời tiết.
  • Chàm dị ứng khởi phát kèm tình trạng ngứa ngáy, khô da, đỏ rát, xuất hiện các nứt ở dái tai và tai.
  • Chàm bã nhờn chủ yếu khu trú ở sau tai, tai; ngoài ra còn có ở da cổ, da đầu.

Triệu chứng bệnh chàm tai

Bệnh chàm ở tai có triệu chứng tương tự bệnh chàm nói chung, gây loạt hiện tượng khó chịu như:

  • Vùng da xung quanh tai, ống tai bị khô và kết vảy.
  • Da quanh tai chuyển hồng nhạt hoặc đỏ.
  • Da tai bị sưng, viêm, ửng đỏ.
  • Ống tai trong bị ngứa, xuất hiện dịch lỏng chảy ra từ hai bên.
  • Vùng chàm ảnh hưởng rộng đến khu vực sau tai, kết nối đầu - cổ tai và gáy.

Dấu hiệu nhận biết các vùng chàm xung quanh hoặc bên trong tai

Dấu hiệu nhận biết các vùng chàm xung quanh hoặc bên trong tai

Biểu hiện của bệnh thường tiến triển từ nhẹ đến nặng. Ở giai đoạn diễn biến nguy hiểm, bệnh tình có mức độ nghiêm trọng hơn như:

  • Sưng đỏ da, da bị đổi màu.
  • Da nhạy cảm, dễ bị kích ứng dẫn đến đau rát.
  • Vùng da bị chàm bị nứt nẻ nghiêm trọng, thậm chí chảy máu.
  • Da trong ống tai bị nhiễm trùng.

Bệnh chủ yếu gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh nên cần chú ý, tránh gãi hoặc ma sát lên vùng da bị chàm. Đồng thời thăm khám sức khỏe y tế tại cơ sở y tế chuyên khoa, nhận chỉ định từ bác sĩ.

Nguyên nhân gây chàm vành tai

Đến nay chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm tai. Một số nghiên cứu phát hiện đột biến gen di truyền, hệ miễn dịch hoạt động quá mức có liên quan đến đến căn bệnh ngoài da này.

Một số yếu tố nguy cơ khác gây bệnh cần kể đến như:

  • Sử dụng khăn lau thiếu vệ sinh.
  • Không đảm bảo an toàn khi sử dụng chất tẩy rửa, xà phòng.
  • Thường xuyên bị dị ứng da.
  • Sử dụng trang sức kim loại gây kích ứng.
  • Sử dụng vải thô, khăn lau mặt kích ứng lên vùng da tai.
  • Lạm dụng thuốc lá, tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.
  • Cơ thể stress kéo dài, nhiễm trùng không được điều trị.

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh

Phương pháp điều trị

Điều trị chàm tai phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp.

Điều trị tại nhà

Chăm sóc, giảm nhẹ triệu chứng chàm tai ở nhà dựa theo gợi ý của chuyên gia có thể bao gồm:

  • Rửa sạch tai với nước ấm mỗi đêm.
  • Sau khi tắm nên bôi kem dưỡng, ưu tiên sản phẩm không chứa chất kích thích, không có mùi thơm.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, băng giá nên sử dụng mũ đội che tai, tránh da bị kích ứng dẫn đến viêm da.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây dị ứng da, bệnh chàm.
  • Tham khảo một số sản phẩm trị ngứa không kê đơn.
  • Chú ý thành phần sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa chất kích thích, thành phần hóa học phù hợp với làn da.

Các phương pháp hướng dẫn điều trị bệnh tại nhà

Các phương pháp hướng dẫn điều trị bệnh tại nhà

Điều trị nội khoa với thuốc

Nếu bệnh chàm tai không thuyên giảm sau quá trình chăm sóc tích cực tại nhà, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng kết hợp một số loại thuốc. Ví dụ:

  • Thuốc nhỏ tai nếu chàm hình thành bên trong ống tai.
  • Thuốc steroid, chống nấm, kem bảo vệ da được bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc giảm phản ứng toàn thân nếu xuất hiện các yếu tố kích thích, ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch.

Biện pháp phòng ngừa

Chàm tai có thể chủ động phòng ngừa với những biện pháp đơn giản, đúng cách dưới đây:

  • Đều đặn dưỡng ẩm da với kem dưỡng dịu nhẹ, không chứa hương liệu, đảm bảo da mềm mịn và khỏe mạnh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng hình thành vết chàm ở vùng quanh tai.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích da như xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất,...
  • Hạn chế mặc quần áo quá chật, tắm gội bằng nước nóng khiến da đổ mồ hôi, nghiêm trọng hơn tình trạng ngứa ngáy.
  • Đều đặn cắt móng tay ngắn tránh tổn thương lên da, làm tổn thương và trầm trọng hơn tình trạng chàm tai.
  • Quản lý các cơ căng thẳng khiến triệu chứng chàm tai chuyển biến nghiêm trọng, áp dụng các biện pháp thư giãn như yoga, thiền,...

Chủ động phòng ngừa chàm tai qua thói quen sinh hoạt hàng ngày

Chủ động phòng ngừa chàm tai qua thói quen sinh hoạt hàng ngày

Chàm tai không phải bệnh lý hiếm gặp, khởi phát do vùng da vành tai, ống tai ngoài, bên trong ống tai và vùng da xung quanh bị viêm nhiễm. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ song phụ huynh vẫn có nguy cơ mắc bệnh, cần sớm can thiệp điều trị, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

139

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám