Dị ứng da mặt là gì?
Dị ứng da mặt là hiện tượng da mặt bị dị ứng với những tác nhân đến từ bên ngoài môi trường, gây ra những bất thường trên da mặt. Đó là các nốt mẩn đỏ, phát ban ở một, một vài vùng hoặc thậm chí là phần lớn diện tích khuôn mặt.
Những vết mẩn này có thể gây ngứa, chảy nước, có nhân mủ tùy từng cơ địa cũng như mức độ dị ứng mặt từng đợt khác nhau. Tổn thương về lâu dài cho da mặt cũng khác nhau.
Dị ứng ở da mặt là tình trạng xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban ở mặt
Những nguyên nhân có thể gây ra dị ứng da mặt
Tình trạng mặt bị dị ứng là hiện tượng có độ phổ biến rất lớn, xảy ra ở nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Ngoài thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì, chị em phụ nữ ở những thời điểm nhạy cảm do thay đổi nội tiết tố thì trẻ em, nam giới hoàn toàn có thể bị.
Dị ứng da mặt có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân chủ đạo có thể kể đến như:
Do dị ứng thời tiết
Thay đổi thời tiết với sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khác là căn nguyên phổ biến dẫn đến tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa. Lượng người gặp phải tình trạng dị ứng về da do thời tiết chiếm tỷ lệ lớn hơn so với những nguyên nhân khác.
Do dị ứng mỹ phẩm
Với các chị em phụ nữ, thói quen sử dụng các loại sản phẩm mỹ phẩm để trang điểm, chăm sóc và cải thiện làn da hầu như diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên, với sự đa dạng của các loại sản phẩm với nguồn gốc và chất lượng khác nhau, quá trình này đôi khi cũng gây ra những tình huống không tốt cho da.
Việc lạm dụng mỹ phẩm sẽ khiến các lỗ chân lông rơi vào trạng thái bí tắc. Việc làm sạch da mặt sau khi sử dụng mỹ phẩm không tốt cũng khiến cho các hoạt chất, bã nhờn tích tụ lại trên da. Từ đó, khiến cho da bị kích ứng, dẫn đến dị ứng da mặt mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa rát.
Ngoài ra, nếu dùng phải sản phẩm kém chất lượng, có các chất gây hại cho da nồng độ cao thì nguy cơ dị ứng ở mặt là rất cao. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại cho da mặt của người dùng.
Do dị ứng tiếp xúc
Ở nhiều người, khi tiếp xúc với những yếu tố như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, lông thú… thì da sẽ bị phản ứng. Khi những yếu tố này tiếp xúc đến vùng mặt cũng gây ra hiện tượng dị ứng mẩn ngứa, nổi đỏ trên da.
Do dị ứng thức ăn, thực phẩm
Một căn nguyên phổ biến khác của tình trạng dị ứng da mặt là dị ứng với thức ăn, thực phẩm. Những loại đồ ăn dễ gây dị ứng mà nhiều người gặp phải gồm: trứng, sữa, hải sản, đậu…
Những thực phẩm dễ gây dị ứng
Trong thuốc Tây y chưa rất nhiều loại hoạt chất khác nhau, có thể gây phản ứng phụ cho những người cơ địa nhạy cảm. Khi dùng thuốc để điều trị bệnh lý nào đó có thể gây hiện tượng da mặt nổi các nốt mẩn đỏ, phát ban,…
Do sốc phản vệ
Một trường hợp đặc biệt khác có thể gây ra tình trạng dị ứng đó chính là sốc phản vệ với những tác nhân dị ứng. Với trường hợp này, ngoài việc da mặt nổi mẩn ngứa, bệnh nhân có thể xuất hiện những biểu hiện khác như hạ huyết áp, buồn nôn, khó thở… Lúc này, người bệnh cần được hỗ trợ y tế kịp thời để tránh những tình huống xấu xảy ra.
Một số dấu hiệu khi bị dị ứng da mặt
Hiểu rõ cũng như nhận biết được những dấu hiệu của dị ứng da mặt chính là yếu tố cần thiết để sớm phát hiện nhằm xử lý kịp thời. Từ đó, bảo vệ tốt nhất cho làn da của mình. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình khi da mặt bị dị ứng:
Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở vùng da trên mặt
Khi da mặt bị dị ứng thường xuất hiện các vết, vùng da bị nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy ở mặt. Các vết mẩn này rất có thể có sự tồn tại của vi khuẩn. Chúng đang sinh sôi, phát triển trong điều kiện da mặt nhiều bã nhờn và da chết.
Dấu hiệu điển hình của da mặt dị ứng là nổi mẩn đỏ
Các dấu hiệu khác
Ngoài việc nổi mẩn đỏ trên da thì còn có những dấu hiệu khác giúp nhận biết hiện tượng dị ứng da mặt như:
Khi bị dị ứng nổi mề đay, da mặt có nhiều nốt mẩn với kích cỡ li ti đến sưng to tương tự như muỗi đốt. Thậm chí, có những trường hợp các vệt sần trông giống như vết lằn roi. Ở những vùng da đang bị tổn thương sẽ có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.
Hiện tượng viêm da dị ứng với sự xuất hiện của những mảng da màu hồng và có thể kèm theo biểu hiện mặt nổi mụn dị ứng. Trường hợp các mụn này là mụn nước thì đây là dấu hiệu dị ứng nặng, cần được các chuyên gia da liễu hỗ trợ về chẩn đoán và điều trị.
Với tình trạng dị ứng chàm tiếp xúc, vùng da bị tổn thương sẽ có các mảng hồng ban với giới hạn rõ ràng. Có thể xuất hiện các biểu hiện đi kèm như ngứa dai dẳng, mụn nước.
Vào mùa đông, độ ẩm không khí giảm xuống khiến cho da nhanh chóng bị mất nước. Với những người có làn da nhạy cảm rất dễ bị phản ứng với tình trạng này. Dẫn đến dị ứng da mặt với các hiện tượng như da khô rát, bong tróc từng mảng.
Theo nhiều nghiên cứu, lão hóa da là một biểu hiện của dị ứng da mặt đối với các loại mỹ phẩm. Việc lạm dụng mỹ phẩm khiến cho làn da bị khô, nhăn và dễ bị tác động bởi các tia cực tím trong ánh nắng hơn. Khiến cho da bị nám, sạm, tàn nhang, tăng sừng…
Khi bị dị ứng, nhiều người có hiện tượng sạm da ở nhiều vùng trên khuôn mặt, ví dụ như vùng má, vùng mắt, vùng trán, vùng cánh mũi… Đó là vì cơ thể đang phản ứng với các tác nhân gây dị ứng và việc tăng sắc tố da bị đẩy lên thái quá.
Cần làm gì khi bị dị ứng da mặt
Những câu hỏi được đặt ra khi bị dị ứng da mặt đó là: "Làm sao hết dị ứng da mặt" ;"Dị ứng da mặt thì phải làm sao". Để tìm được câu trả lời cho những vấn đề này, giúp tình trạng dị ứng thuyên giảm và không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hãy tham khảo các kinh nghiệm sau:
Xác định nguyên nhân gây dị ứng
Việc quan trọng nhất là phải tìm ra nguyên nhân gây dị ứng mẩn ngứa ở mặt, từ đó thực hiện điều chỉnh và loại bỏ kịp thời. Hạn chế tối đa tình trạng kích ứng tái diễn khiến cho dị ứng diễn tiến nặng hơn.
Trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể gây dị ứng da mặt thì hãy áp dụng ngay các biện pháp loại trừ. Bao gồm:
- Hạn chế tối đa việc trang điểm.
- Kiểm tra kỹ lại thành phần của những loại mỹ phẩm đang dùng xem liệu có chứa những chất có hại như chì, dầu khoáng, cồn… hay không.
- Không tiếp tục dung nạp những loại đồ ăn thức uống có thể là nguyên nhân gây ra dị ứng.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế để da mặt tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa,…
Khi da mặt dị ứng hãy kiểm tra kỹ lại thành phần các loại mỹ phẩm
Dùng các biện pháp tự nhiên để điều trị
Khi bị dị ứng da mặt, có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên để làm giảm các triệu chứng ngay tại nhà như sau:
- Dùng nước muối sinh lý để rửa mặt
Cách làm dịu da mặt khi bị dị ứng bằng nước muối sinh lý có tác dụng hiệu quả. Tính sát khuẩn của nước muối có khả năng làm tiêu viêm và giảm mẩn ngứa trên da.
Trong những trường hợp dị ứng nặng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị mẩn ngứa. Ví dụ như các loại thuốc bôi, thuốc sát trùng ngoài da và cả những loại thuốc uống kháng viêm.
Phòng tránh dị ứng da mặt
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải dị ứng da mặt. Do đó, việc có những hiểu biết đúng đắn trong việc phòng tránh bệnh là rất cần thiết. Để hạn chế tình trạng da mặt dị ứng, hãy lưu ý các yếu tố sau:
- Nên tìm hiểu kỹ về các loại hóa mỹ phẩm dùng cho da mặt. Đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần thích hợp với làn da của mình.
- Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị ứng cho bản thân như phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, khói thuốc, hóa chất, đồ ăn không thích hợp…
- Đảm bảo da được giữ ẩm đầy đủ khi tiết trời hanh khô hoặc thường xuyên ở trong môi trường điều hòa.
- Vệ sinh sạch sẽ da mặt hàng ngày bằng những loại sữa rửa mặt, dưỡng ẩm thích hợp.
- Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế lo âu, căng thẳng kéo dài.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp các bạn có những hiểu biết đúng đắn về hiện tượng dị ứng da mặt. Từ đó, biết cách chăm sóc da mặt bị dị ứng thích hợp, giữ được sự khỏe khoắn và nét đẹp cho làn da của mình!
Mọi thắc mắc và tư vấn chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần để đặt lịch khám.