Chàm vành tai ở trẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Phương Loan

06-02-2025

goole news
16

Chàm vành tai ở trẻ là hiện tượng da quanh vành tai bị khô, bong tróc, ngứa ngáy, thậm chí sưng đỏ, chảy mủ. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể làm suy giảm thính lực tai, ảnh hưởng chức năng tiếp nhận thông tin thông thường.

Chàm vành tai ở trẻ là gì?

Chàm vành tai ở trẻ là tình trạng các vết chàm hình thành ở ống tai, vành tai hoặc vùng da lân cận tai. Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất, gây loạt triệu chứng khó chịu.

Chàm vành tai ở trẻ gây loạt triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, sưng đỏ,...

Chàm vành tai ở trẻ gây loạt triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, sưng đỏ,...

Chàm tai ở trẻ được phân loại thành 3 cấp độ, cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Chẩn đoán xác định giai đoạn bệnh phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên môn.

Dấu hiệu nhận biết chàm tai trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh chưa biết nói thường không thể miêu tả rõ ràng triệu chứng bệnh. Phụ huynh khi này đóng vai trò quan sát, theo dõi tình trạng của trẻ, kịp thời có biện pháp can thiệp.

Cụ thể:

  • Ngứa, khó chịu là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh chàm tai, làm rối loạn sinh hoạt của trẻ nhỏ.
  • Da tai đỏ, sưng là hậu quả của quá trình viêm nhiễm không được can thiệp kịp thời.
  • Xuất hiện vảy da, mảng bám gây mất thẩm mỹ kèm các triệu chứng khó chịu.
  • Chảy mủ từ tai xuất hiện do viêm trùng vi khuẩn, nấm quanh khu vực tai.
  • Sưng, đau tai nặng khiến trẻ nhỏ không thoải mái, ảnh hưởng đến giấc ngủ thông thường.
  • Nặng tai, bí tai hình thành do viêm nhiễm, sưng cửa tai.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị chàm vành tai

Các dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị chàm vành tai

Nguyên nhân gây chàm tai ở trẻ

Nguyên nhân hình thành chàm vành tai ở trẻ hiện chưa được công bố chính xác. Dưới đây là một số nhóm yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh:

  • Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử viêm nhiễm da, eczema, dị ứng có nguy cơ mắc bệnh chàm tai cao hơn người bình thường.
  • Dị ứng: Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, bụi nhà, phấn hoa, hóa chất; hoặc tiêu thụ thực phẩm dị ứng có thể kích thích hình thành chàm tai.
  • Viêm nhiễm da, dị ứng da: Chàm tai ở trẻ có thể là một triệu chứng viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm gây nên.
  • Môi trường: Trẻ nhỏ sống trong môi trường ẩm ướt thời gian dài, dễ tiếp xúc với vi khuẩn và nấm. Đây là những điều kiện thuận lợi gây bệnh chàm tai ở trẻ nhỏ.
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa, hệ miễn dịch: Hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch mất cân bằng chức năng tạo điều kiện cho bệnh chàm tai phát triển, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

Yếu tố nguy cơ làm hình thành chàm tai ở trẻ

Yếu tố nguy cơ làm hình thành chàm tai ở trẻ

Điều trị chàm tai ở trẻ nhỏ

Chàm vành tai ở trẻ tương tự với người lớn, cần được điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa, nhận chỉ định chẩn đoán và hướng xử lý từ bác sĩ.

Chăm sóc tại nhà

Khâu chăm sóc trẻ nhỏ bị chàm vành tai tại nhà rất quan trọng, phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng tại nhà theo gợi ý sau:

  • Chú ý vệ sinh tai cho trẻ hàng ngày, hỗ trợ giảm ngứa bằng cách chườm ấm.
  • Cắt móng tay hoặc đeo bao tay để tránh trẻ tự làm tổn thương vùng chàm tai.
  • Định kỳ làm sạch các vật dụng thường ngày tiếp xúc với trẻ nhỏ như chăn gối, mũi, quần áo.
  • Ưu tiên lựa chọn những mẫu quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Khi trời chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp cần giữ ấm vùng tai của trẻ, hạn chế các kích ứng hình thành.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi, không chứa chất kích ứng lên da.
  • Tránh để tai trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc, dầu gội sữa tắm chứa chất tẩy rửa mạnh,...
  • Bổ sung thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt các nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ nhỏ bị chàm tai chuẩn y tế

Hướng dẫn chăm sóc trẻ nhỏ bị chàm tai chuẩn y tế

Dùng thuốc điều trị

Điều trị nội khoa bằng thuốc là quá trình tất yếu nếu hướng dẫn chăm sóc tại nhà không đạt hiệu quả. Song làn da trẻ tương đối nhạy cảm, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc.

Dựa theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê đơn kết hợp bôi và uống cho trẻ. Công dụng chính hướng đến khả năng giảm ngứa, chống dị ứng, ngừa vết chàm lan rộng, loại bỏ triệt để các tác nhân gây nhiễm trùng.

Một số loại thuốc có thể được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc Nitrat bạc 5% điều trị chảy mủ tại chỗ, trước đó nên tiến hành rửa tai và ống tai.
  • Thuốc xanh Methylen nếu phát hiện bội nhiễm vi khuẩn, kết hợp nhỏ thuốc tai chứa steroid cho trẻ.
  • Nhóm thuốc kháng sinh bao gồm Cefuroxim, Augmentin, Cefixim, Levofloxacin.
  • Nhóm thuốc kháng viêm chứa steroid có thể dùng cho trẻ nhỏ bao gồm Methylprednisolone, Prednisolon 5mg; hoặc thuốc nhóm Enzyme như Lysozyme.
  • Nhóm thuốc giảm đau cân nhắc sử dụng bao gồm Paracetamol, dùng 30 - 40mg/kg/ngày.
  • Nhóm thuốc kháng histamin như Fexofenadine, Chlorpheniramine, Cetirizine.
  • Bổ sung các vitamin, khoáng chất cho trẻ như vitamin PP, Calcium C, B Complex C.

Một số nhóm thuốc điều trị chàm tai nội khoa cho trẻ nhỏ

Một số nhóm thuốc điều trị chàm tai nội khoa cho trẻ nhỏ

Chàm vành tai ở trẻ là một bệnh lý ngoài da thường gặp, gồm nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau. Chuyên gia y tế Bệnh viện Phương Đông khuyến cáo, phụ huynh cần điều trị dứt điểm bệnh cho trẻ từ cấp độ nhẹ, tránh nguy cơ tái phát hoặc diễn tiến nặng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

146

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám