Chấy rận là bệnh lý được gây ra bởi một loài động vật ký sinh trùng. Bệnh khiến người mắc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt. Nhận biết dấu hiệu và hiểu đúng về bệnh giúp quá trình điều trị nhanh chóng đạt hiệu quả.
Chấy rận là bệnh lý được gây ra bởi một loài động vật ký sinh trùng. Bệnh khiến người mắc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt. Nhận biết dấu hiệu và hiểu đúng về bệnh giúp quá trình điều trị nhanh chóng đạt hiệu quả.
Chấy rận là động vật ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ. Chúng thường sống ký sinh và hút máu để tồn tại. Ở người, chấy có thể lây qua việc tiếp xúc trực tiếp. Khi hút máu chúng thường gây ra chứng viêm da, sưng, đỏ hoặc ngứa.
Bệnh chấy rận khiến người mắc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt
Các bệnh chấy rận phổ biến ở người bao gồm:
Bạn có thể bị chấy rận khi tiếp xúc trực tiếp với chúng hoặc trứng của chúng. Trứng chấy thường nở trong khoảng hai tuần sau đó và thường lây lan qua các con đường sau đây.
Bệnh chấy rận có thể dễ dàng nhận biết thông qua những biểu hiện sau đây:
Thông thường chấy rận khi trưởng thành sẽ có kích thước bằng một hạt vừng hoặc lớn hơn một chút. Biểu hiện ngứa ngáy vùng da, tóc, lông là điển hình và dễ phát hiện nhất khi bạn bị bệnh.
Căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó học sinh là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Nắm chắc những đối tượng dễ mắc bệnh để có phương pháp phòng tránh phù hợp, hiệu quả.
Bệnh chấy rận nhìn chung không ảnh hưởng tới các bộ phận khác hoặc toàn thân. Tuy nhiên người mắc sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, từ đó dẫn tới những ảnh hưởng về mặt tâm lý, gây mặc cảm, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt.
Ngoài ra bệnh rất dễ tái phát, khi mắc bệnh có thể là điều kiện gây bội nhiễm da do vi khuẩn. Bên cạnh đó chấy rận còn là véc tơ lây truyền một vài bệnh truyền nhiễm khác.
Để chẩn đoán bệnh chấy rận cần kết hợp kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng, thói quen sinh hoạt, vệ sinh với xét nghiệm chẩn đoán. Thăm khám lâm sàng sẽ xác định triệu chứng, kiểm tra tính chất của các nốt mẩn đỏ để không nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ hỏi về thói quen vệ sinh và sinh hoạt để có thêm căn cứ xác định bạn có đang mắc bệnh chấy rận hay không.
Bên cạnh đó cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như tìm chứng của chấy, tìm kiếm con trưởng thành để có được kết luận toàn diện và chính xác nhất. Từ đó bác sĩ có căn cứ để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Việc điều trị bệnh chấy rận cần kết hợp sử dụng thuốc và vệ sinh cá nhân. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị căn bệnh này. Tùy tình trạng cụ thể của người mắc, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp để quá trình điều trị đạt được kết quả cao nhất.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bản thân người bệnh có thể tự chữa chấy rận bằng cách bắt trứng và con trưởng thành bằng lược đặc biệt. Bệnh nhân cần kiểm tra các vị trí có nguy cơ bị chấy rận để bệnh được chữa khỏi tận gốc.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiểm tra toàn bộ các vị trí, khu vực có nguy cơ cao xuất hiện chấy rận như: Quần áo, giường, đệm,... đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ngăn chặn nguồn bệnh lây lan.
Điểm cần lưu ý khác là bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Khi xuất hiện các vấn đề bất thường về sức khỏe cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử trí càng sớm càng tốt.
Chấy rận là bệnh không nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe của người mắc nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt. Khi mắc bệnh, biểu hiện ngứa ngáy khiến bệnh nhân mất tập trung, tự ti khi giao tiếp. Vì thế, bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện những biện pháp sau:
Chấy rận là bệnh lý không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt của người mắc. Nhận biết sớm biểu hiện để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.