Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng phải làm sao?

Nguyễn Mai Phương

14-10-2020

goole news
16

Phản ứng sau tiêm chủng là nỗi lo của các bậc cha mẹ khi đi con đi tiêm chủng. Nhiều phụ huynh lo lắng: nếu chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng thì phải làm gì?. Mời quý vị theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết.

Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm chủng ở trẻ nhỏ

Sốt

Sau khi tiêm chủng khỏang vài giờ đến 1 ngày, trẻ có thể bị sốt nhẹ 38 - 38,5 độ C. Trong một vài trường hợp, phải đến 5-12 ngày sau tiêm trẻ mới bắt đầu sốt. Triệu chứng sốt này thường xảy ra sau khi bé được tiêm vắc xin sởi, quai bị.

Tuy nhiên, sốt là phản ứng khá phổ biến và sẽ tự khỏi trong 1 đến 2 ngày. Số ít trường hợp trẻ bị sốt cao (hơn 39 độ C) mới phải dùng thuốc hạ sốt.

Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng

Sau khi tiêm vắc xin, đa phần trẻ sẽ cảm thấy sưng đau tại vị trí tiêm. Triệu chứng này kéo dài trong vòng vài giờ đến khoảng 1 ngày. Vì đau nên trẻ dễ cáu kỉnh, quấy khóc. 

Trong một số trường hợp khác, tại chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, nóng đỏ. Ban đầu là nổi một cục cứng nhỏ bằng hạt đậu, sau đó viêm, tấy, mưng mủ. Tình trạng này kéo dài khoảng 2-3 tuần mới hết. Cũng có trường hợp trẻ bị mẩn ngứa quanh vết tiêm, kéo dài từ 3-6 ngày. Có khoảng 5-10% số trẻ tiêm phòng sẽ gặp phản ứng này và thường tự khỏi mà không cần điều trị.

chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng

Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng

Dị ứng

Ngứa toàn thân, mề đay xảy ra ở những trẻ có tiền sử dị ứng. Triệu chứng này kéo dài từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, khoảng 2-10% trẻ sau khi tiêm phòng sởi sẽ nổi phát ban. Ban này thường xuất hiện từ ngày thứ 6 đến ngày 12 sau khi tiêm chủng và kèm theo sốt nhẹ. Tất cả các triệu chứng này thường sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc điều trị đặc hiệu. 

Một số phản ứng hiếm gặp

Ngoài những trường hợp trên, số ít trường hợp trẻ có thể gặp phải các phản ứng như tai biến thần kinh, viêm hạch… Đây là những phản ứng nặng, hiếm gặp, vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sau tiêm

Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, nóng đỏ

  • Tuyệt đối không bôi, thoa, đắp bất cứ loại thuốc hay chất gì vào vết tiêm vì có thể dẫn đến nhiễm trùng
  • Nếu quầng đỏ ngày càng to, lớn dần đến hơn 2cm, cứng, nóng, gia đình cần đưa trẻ đi khám ngay

Trường hợp bé bị sốt

Nếu bé sốt dưới 38.5 độ C, cha mẹ cần chườm bằng khăn ấm hoặc dùng miếng dán hạ sốt. Để bé ngủ, nghỉ tại phòng thông thoáng khí, mặc đồ thoáng mát cho trẻ. Cho bé bú hoặc uống nước nhiều hơn. Cặp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi tình trạng bé.

Nếu bé sốt cao, trên 39 độ C, bên cạnh áp dụng cách chăm sóc trẻ như trên, cha mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ. Nếu bé vẫn không giảm sốt, cần đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra, theo dõi.

chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng

Khi bé sốt, cha mẹ cần thường xuyên cặp nhiệt độ để theo dõi tình trạng bé và có hướng chăm sóc phù hợp

Nếu trẻ có các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay:

  • Co giật, khóc thét, quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ, li bì, gọi hỏi không đáp ứng
  • Nôn, bú kém, bỏ ăn/bú
  • Thở nhanh, thở gấp và ngắt quãng, nổi mề đay, chân tay lạnh, tím tái
  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đỡ ngay cả khi dùng hạ sốt
  • Chỗ tiêm sưng, cứng và đau, khó vận động, có quầng đỏ lớn trên 2cm
  • Các phản ứng thông thường kéo dài trên 48 giờ đồng hồ

Lưu ý cho cha mẹ trước và sau khi đưa bé đi tiêm chủng

Sau khi bé được chủng ngừa, gia đình cần theo dõi con tại chỗ trong 30 phút. Nếu bé bị sốc, tai biến thì khoảng 7-10 phút sau tiêm sẽ có biểu hiện bất thường. Lúc này, cần thông báo cho cán bộ y tế để được xử trí kịp thời.

Nếu trẻ đã bị sốc phản vệ nhẹ ở lần tiêm trước thì lần tiêm tiếp theo, cha mẹ cần thông báo với cán bộ y tế để có phác đồ tiêm phù hợp.

Tuyệt đối không đưa bé đang bị ốm sốt hoặc mới khỏi bệnh, đang hồi sức đi tiêm. Khi nào bé hoàn toàn khỏe mạnh, cha mẹ mới nên cho bé đi tiêm.

Trong lúc tiêm, cha mẹ hãy động viên, ôm bé, giữ chặt tránh để bé cử động khi bác sĩ thao tác. Việc làm này giúp bé giảm đau đớn, quấy khóc, đồng thời hạn chế các biến chứng có thể xảy ra sau tiêm. 

Ngoài ra, cha mẹ hãy tiếp tục theo dõi bé từ 24-48 giờ sau khi ra về. Cho bé ăn hoặc bú đủ lượng, đúng bữa, đúng tư thế. Nếu bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

100% trẻ được theo dõi sau tiêm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khi sử dụng dịch vụ tiêm chủng tại BVĐK Phương Đông, 100% sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám sàng lọc kỹ trước tiêm. Cha mẹ được tư vấn kỹ kưỡng về các loại vắc xin, lịch tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm. Sau tiêm, trẻ được theo dõi tại chỗ trong ít nhất 30 phút đồng hồ. Vì vậy cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi đưa bé tiêm phòng tại Phương Đông. 

Toàn bộ vắc xin tại BVĐK Phương Đông được nhập khẩu chính hãng và bảo quản trong điều kiện tốt nhất. Hệ thống phòng tiêm chủng, phòng cho con bú, thay tã thoáng mát, đầy đủ tiện nghi. Có khu chơi đầy màu sắc giúp trẻ có cảm giác như đi chơi, không sợ bệnh viện. Bên cạnh đó, bệnh viện Phương Đông có khuôn viên xanh mát, trong lành, giúp các gia đình có tâm lý thoải mái, giảm bớt căng thẳng khi đưa con đi tiêm.

chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng

Diễn viên Mạnh Trường cùng con trải nghiệm tiêm chủng tại Phương Đông

Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao. Kỹ thuật viên thao tác nhẹ nhàng, biết cách dỗ dành để các bé hợp tác khi tiêm. Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc trước ngày tiêm để tránh bỏ lỡ lịch tiêm của bé.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng phải làm sao” giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt nhất. Để được tư vấn và đặt lịch tiêm tại Phương Đông, cha mẹ vui lòng liên hệ 19001806.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị sốt sau tiêm sởi cần được chăm sóc ra sao?

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

59,450

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Những điều mẹ cần biết về tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Bệnh lao ảnh hưởng nhiều nhất đến phổi, trường hợp nặng nhất có thể tử vong. Cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh.

21-08-2020
19001806 Đặt lịch khám