Những điều mẹ cần biết về tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Trần Thị Việt Trinh

21-08-2020

goole news
16

Cũng như một số bệnh truyền nhiễm thì lao vẫn chưa có thuốc đặc trị dứt điểm. Bệnh này ảnh hưởng tới phổi và có thể gây tử vong nếu nặng. Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm vắc xin lao cho trẻ trong tháng đầu sau sinh để có được hiệu quả phòng tránh bệnh tốt nhất. Vậy mẹ đã biết gì khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh chưa? Xem bài viết dưới đây để rõ nhé.

Tại sao cần tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?

Trước khi đi vào giải đáp câu trả lời này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua về bệnh lao. Bệnh lao là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp trên lâm sàng, nó gây ra bởi vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis. Lao có khả năng lây nhiễm trực tiếp qua không khí, qua giao tiếp và hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh.

Những lý do cần tiêm phòng lao cho trẻ ngay từ khi mới sinhNhững lý do cần tiêm phòng lao cho trẻ ngay từ khi mới sinh

Theo thống kê về số liệu người mắc bệnh lao trên thế cho thấy Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Và tỷ lệ này ngày càng tăng, trong khi đó, đây vẫn là bệnh chưa có thuốc đặc trị.

Để hạn chế số ca nhiễm lao, người ta đã đưa ra chương trình tiêm lao cho trẻ sơ sinh áp dụng cho tất cả các trẻ trên thế giới ngay từ giai đoạn sơ sinh. 

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng và cấp thiết do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, còn yếu ớt nên không có đủ khả năng để tự bảo vệ trước mọi tác nhân xâm nhập nhất là lao và các loại vi khuẩn khác.

Tại Việt Nam, vắc-xin phòng lao được dùng có tên là BCG (bacille Calmette-Guerin), trong BCG có chứa một dạng vi khuẩn gây ra bệnh lao nhưng nó đã được bất hoạt độc lực, làm yếu đi nên không có khả năng gây bệnh mà ngược lại là có tác dụng bảo vệ.

Những điều mẹ cần biết về tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?

Tiêm lao trẻ sơ sinh là bắt buộc với những trẻ đủ điều kiện sức khỏe. Thế nhưng vẫn có nhiều mẹ còn đang lo lắng không biết thời điểm nào tiêm là tốt nhất, chăm sóc con như thế nào sau sinh,... Vậy hãy tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh muộn có sao không?

Trẻ được chỉ định tiêm vắc xin phòng lao khi đủ điều kiện sức khỏe, với những trẻ không được tiêm ngay trong vòng 1 tháng sau sinh như trẻ đẻ non, trẻ có bệnh lý cấp tính, trẻ ốm trong thời điểm tiêm chủng, trẻ sử dụng kháng thể Immunoglobulin như IVIG, Pentaglobin... 

Tiêm phòng lao cho trẻ muộn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnhTiêm phòng lao cho trẻ muộn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh muộn có thể làm cho trẻ bị nhiễm lao tự nhiên trong môi trường sống do trực khuẩn lao lây qua đường hô hấp. Trẻ tiêm phòng lao muộn sẽ có nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn những trẻ đã được tiêm, thậm chí là có thể bị nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh.

Trẻ sau 1 tuổi mới tiến hành tiêm phòng vắc xin BCG cũng có thể gây ra những phản ứng sau tiêm mạnh hơn.

Như vậy, việc tiêm muộn sẽ làm cho vắc xin không thể bảo vệ trẻ đồng thời tăng nguy cơ phản ứng phụ viêm hạch sau khi tiêm vắc-xin BCG. Phản ứng viêm hạch này còn phụ thuộc vào kỹ thuật tiêm trong da chính xác và khả năng phản ứng của cơ thể với vắc-xin. 

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào là tốt nhất?

Bộ Y tế khuyến cáo vắc-xin phòng lao BCG sử dụng tại Việt Nam cần tiêm ngay trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, với những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì sẽ được tiêm phòng lao trong ngày đầu sau sinh. 

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo thực hiện càng sớm càng tốtTiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo thực hiện càng sớm càng tốt

Trường hợp những trẻ sinh non hoặc có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì cần hoãn tiêm, đợi đến khi thể trạng của trẻ ổn định mới nên tiêm và việc này cần tiến hành càng sớm càng tốt.

Có thể nói vacxin phòng lao là mũi tiêm đầu tiên cho trẻ sơ sinh.

Vậy mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không? Câu trả lời là có các mẹ nhé, chỉ cần đảm bảo trẻ không bị nhiễm lao là vẫn có thể tiêm được, tuy nhiên lúc này mẹ hãy tham khảo ý bác sĩ về lịch tiêm chủng bổ sung.

Mũi chích ngừa lao bị mưng mủ- mẹ cần xử trí thế nào

Vắc xin BCG sau khi tiêm sẽ xuất hiện nốt nhỏ ngay tại chỗ tiêm và nó sẽ biến mất sau 30 phút. Sau khoảng 10- 15 ngày sau tiêm xuất hiện một vết loét đỏ, mưng mủ và có kích thước bằng đầu bút chì. Sau 2 tuần vết loét này sẽ tự lành lại và để lại sẹo nhỏ có đường kính khoảng 5mm chứng tỏ hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ đã hình thành.

Xử lý khi vết tiêm bị mưng mủXử lý khi vết tiêm bị mưng mủ

Khi đó, mẹ không cần quá lo lắng mà hoàn toàn có thể yên tâm, chăm sóc trẻ tại nhà:

  • Cho trẻ bú mẹ thành nhiều bữa
  • Bế, quan sát trẻ thường xuyên và không chạm hay đè vào chỗ tiêm.
  • Nếu vị trí tiêm sưng đau thì dùng khăn sạch thấm nước lạnh để chườm mát.
  • Tuyệt đối không xát chanh hoặc đắp khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để tránh gây kích thích chỗ tiêm, làm đau và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết tiêm.

Các phản ứng sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Ngoài việc vị trí tiêm bị sưng tấy, mưng mủ thì tiêm vacxin lao cho trẻ sơ sinh còn có gây ra các phản ứng dưới đây:

Ngoài việc bị mưng mủ vết tiêm thì trẻ còn có thể bị nổi hạchNgoài việc bị mưng mủ vết tiêm thì trẻ còn có thể bị nổi hạch

  • Nổi hạch ở nách hoặc khuỷu tay với trường hợp tiêm phòng lao cho trẻ muộn: hạch có đặc điểm mềm, di chuyển, hạch có thể hóa mủ rồi tự vỡ tạo sẹo sau vài tháng. Trường hợp hạch không tự vỡ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám xem có phải hạch lao do phản ứng sau tiêm HCG không, đôi khi sẽ cần nhờ đến bác sĩ chuyên khoa bóc tách, chích hạch để trị dứt điểm.
  • Tác dụng phụ khác như sốt nhẹ, áp xe tại chỗ tiêm, tác dụng phụ này sẽ nặng hơn nếu chức năng miễn dịch kém.
  • Các phản ứng nặng hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin phòng lao BCG (chiếm 1/1.000.000 trường hợp): nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm tủy, viêm hạch bạch huyết có mủ (xuất hiện từ 2- 6 tháng sau khi tiêm BCG) và nó thường xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc thiếu hụt miễn dịch nặng.

Mẹ cần lưu ý gì khi đưa trẻ đi tiêm?

Có nhiều bố mẹ băn khoăn có nên tắm cho trẻ trước khi tiêm phòng? Tiêm lao có sốt không? Đi tiêm về có nên tắm cho trẻ? Câu trả lời đó là trước khi đưa trẻ đi tiêm thì không nên cho trẻ ăn, bú quá no cũng không để trẻ đói vì dễ gặp tình trạng hạ đường huyết sau tiêm. 

Cho trẻ mặc trang phục đơn giản để bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám và tiêmCho trẻ mặc trang phục đơn giản để bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám và tiêm

Mặc quần áo đơn giản, rộng rãi cho trẻ để bác sĩ dễ dàng thao tác trong quá trình khám và tiêm. Không mực đồ quá bó, quá chật hoặc ủ ấm quá nhiều.

Trẻ sau khi tiêm không cần kiêng tắm, vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ để tránh nhiễm trùng vết tiêm.

Nếu trẻ đang ở một trong những tình trạng này thì không đưa trẻ đi tiêm: trẻ đang sốt, đang mắc hoặc mới khỏi bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi,…), đang trong thời kỳ hồi sức. Trẻ đang bị viêm da có mủ hoặc chàm ngoài da (eczéma)...cũng không nên tiêm.

Cách chăm sóc cho bé sau tiêm phòng lao 

Trẻ sau khi tiêm nếu bị sốt nhẹ thì mẹ bổ sung thêm nước hoặc cho bú nhiều bữa, dùng khăn ấm lau khắp cơ thể để hạ sốt. Nếu thấy trẻ có một trong những bất thường sau cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất:

  • Trẻ bị nổi ban
  • Sốt, sưng đau, quấy khóc, bú kém... nặng hơn hoặc kéo dài quá 24 giờ
  • Trẻ bị co giật giống động kinh
  • Trẻ tím tái và mất ý thức
  • Trẻ sốt cao từ 38.5 độ trở lên, uống thuốc hạ sốt không có tác dụng.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ở đâu tại Hà Nội?

Nếu tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng

Mẹ hãy đưa trẻ đến trạm y tế xã, phường nơi mình sinh sống theo lịch tiêm chủng mở rộng được thông báo.

Nếu lựa chọn tiêm chủng dịch vụ

Ngoài ra mẹ cũng có thể chọn tiêm chủng dịch vụ bằng cách đưa con đến Trung tâm Tư vấn & Tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Trung tâm luôn có đầy đủ vắc xin BCG phòng lao phục vụ nhu cầu của Quý khách hàng và đặc biệt là đội ngũ Y bác sĩ sở hữu trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. 

Trẻ được thăm khám tận tình bởi bác sĩ chuyên khoaTrẻ được thăm khám tận tình bởi bác sĩ chuyên khoa

Trẻ trước khi tiêm sẽ được thăm khám kỹ lưỡng để đảm bảo có đủ điều kiện tiêm không. Kỹ thuật viên phụ trách tiêm là những người chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và biết nắm bắt tâm lý trẻ giúp giảm căng thẳng, sợ hãi cho con. Thao tác tiêm thực hiện chuẩn xác, nhẹ nhàng giúp trẻ bớt đau. 

Sau khi tiêm, trẻ sẽ được lưu lại khoảng 30 phút để theo dõi. Trong trường hợp trẻ có phản ứng sau tiêm, các bác sĩ sẽ kịp thời giúp cha mẹ xử lý.

Không không phải chờ đợi khi đến tiêm, mẹ có thể gọi qua số Hotline 19001806 để được hỗ trợ và đặt lịch nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
13,139

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

VŨ THỊ KIM XUYÊN

Trung tâm Tư vấn và tiêm chủng Vắc xin

ThS. BS

VŨ THỊ KIM XUYÊN

Trung tâm Tư vấn và tiêm chủng Vắc xin
19001806 Đặt lịch khám