Chứng ợ chua ở bà bầu không phải biểu hiện hiếm gặp, chủ yếu do các nguyên nhân sinh lý lành tính, có thể tự biến mất ngay sau sinh. Hiện tượng này không đe dọa đến tính mạng mẹ, thai nhi nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống, cần can thiệp giúp thai kỳ diễn ra thoải mái và nhẹ nhàng.
Chứng ợ chua ở bà bầu do đâu?
Ợ chua, ợ nóng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt khi axit dịch vị dạ dày bị kích thích trào ngược lên thực quản. Song chứng ợ chua ở bà bầu xuất hiện phổ biến vào những tháng cuối tháng kỳ.
Chuyên gia y tế cung cấp một số nguyên nhân chính bao gồm:
- Nồng độ hormone thai kỳ thay đổi làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá. Khi nồng độ progesterone tăng cao, khiến tử cung giãn nở chuẩn bị cho sự chào đời của trẻ, từ đó ảnh hưởng nhất định đến van dạ dày.
- Áp lực ổ bụng tăng do thai nhi chèn ép lên dạ dày, tạo điều kiện cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ợ chua ở bà bầu vào những tháng cuối thai kỳ.
- Gan nhiễm mỡ khi mang thai làm giảm chức năng hệ tiêu hóa, lượng chất béo tích tụ gây ợ hơi, đầy bụng.
- Cơ thắt tâm vị giãn, suy giảm chức năng ngăn cản dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó tổn thương lên thực quản.
- Nhiễm khuẩn HP - loại vi khuẩn chính gây các bệnh lý về dạ dày, gây viêm loét. Loại vi khuẩn này khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây tổn thương lên thành dạ dày, khiến phụ nữ mang thai bị đầy hơi, viêm loét dạ dày.
- Mang đa thai, áp lực thai nhi lớn khiến ổng bụng cùng các cơ lớn hơn chịu áp lực, gây chứng ợ chua, ợ nóng nghiêm trọng.
- Thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ như ăn đêm, tiêu thụ lượng lớn chất béo, ăn đồ ăn nhanh, nhai nuốt không kỹ, vừa ăn vừa nằm,...

Nguyên nhân hình thành chứng ợ chua ở bà bầu
Biểu hiện bà bầu bị ợ chua
Để nhận biết rõ ràng hơn tình trạng phụ nữ mang thai bị ợ chua, bệnh nhân có thể căn cứ dựa vào mô tả dưới đây:
- Đau tức, nóng rát vùng thượng vị hoặc quanh rốn.
- Đắng miệng.
- Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi.
- Đau rát họng, nuốt khó.
- Ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi.
- Thở khó.
- Đổ mồ hôi.
- Chóng mặt, đau đầu.
- Mệt mỏi, ăn uống kém.

Dấu hiệu nhận biết phụ nữ mang thai bị ợ chua
Ợ chua trong thai kỳ được cho là hiện tượng thông thường, không quá nguy hiểm. Song nếu xuất hiện kèm tình trạng gầy yếu, sụt cân, nuốt khó, đau thượng vị nghiêm trọng, mẹ bầu cần thăm khám y tế sớm.
Cách chữa ợ chua nóng cổ cho bà bầu
Ợ chua ở bà bầu có thể thuyên giảm nếu tập trung xây dựng thói quen sinh ăn, ăn uống điều độ. Nếu áp dụng các bài thuốc dân gian, cần chú ý những thảo dược có thể gây nguy hiểm đến mẹ và bé.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Không riêng phụ nữ mang thai, một chế độ ăn uống khoa học cũng tác động tích cực đến sức khoẻ. Trong thai kỳ, các mẹ lưu ý:
- Tránh ăn quá no, đặc biệt về những tháng cuối thai kỳ khi kích thước thai nhi đã lớn. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, chỉ ăn vừa đủ, tránh ăn quá no.
- Tập thói quen nhai kỹ, nuốt chậm để giảm tải áp lực cho dạ dày. Đồng thời tránh uống lượng nước lớn sau khi ăn.
- Thực đơn bữa ăn đa dạng các nhóm dưỡng chất, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, tránh những đồ khó tiêu (dầu mỡ, cay nóng) hoặc chất kích thích như caffeine.
- Hạnh nhân chứa lượng lớn omega-3, axit folic, canxi, folate,... tốt cho cả mẹ và bé. Tiêu thụ lượng nhỏ mỗi ngày còn có thể làm giảm tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu.
- Sữa chua cũng là thực phẩm nên bổ sung trong thai kỳ, tăng lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ hoạt động tiêu hoá hiệu quả. Qua đó giảm tải tình trạng ợ chua, đầy hơi khi mang thai.
- Bột yến mạch cũng là thực phẩm khuyến nghị sử dụng với phụ nữ mang thai, bổ sung đồng thời chất xơ, carbohydrate, đặc biệt tốt cho sức khoẻ tổng thể cũng như hệ tiêu hoá.

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh giảm ợ chua ở bà bầu
Thói quen sinh hoạt lành mạnh
Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là hoạt động sinh hoạt điều độ. Trong thời gian mang bầu, mẹ có thể áp dụng một số mẹo giảm ngừa tối đa chứng ợ chua như:
- Xoa bụng nhẹ nhàng hàng ngày, song cần chú ý để chiều và thao tác massage. Mẹ nên xoa nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ phải sang trái hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động. Không xoa tròn vì có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến sinh non.
- Nằm nghiêng bên trái giúp dạ dày và thực quản cách xa nhau nhất có thể, hạn chế trào ngược dịch vị.
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi vừa đảm bảo sự phát triển của thai nhi, đồng thời hỗ trợ lưu thông máu và hệ tiêu hoá diễn ra hiệu quả.
Bài thuốc dân gian
Bà bầu có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian trong điều trị chứng ợ hơi như:
- Nghệ với sữa chua: Nghệ giàu curcumin kháng khuẩn, kháng viêm; sữa chua dồi dào canxi và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá. Lưu ý, cần chọn nguồn tinh nghệ uy tín, an toàn cho sức khoẻ.
- Gừng tươi: Hãm trà cùng nước sôi trong khoảng 15 phút, cho thêm 1 muỗng cà phê mật ong để dễ uống hơn. Nên uống mỗi ngày một ly để hỗ trợ thanh lọc cơ thể, tốt cho tiêu hoá.
- Hạt thì là: Loại thì là có tính ấm, hỗ trợ điều hoà khí huyết, tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hoá nhờ chất anethole. Qua đó thuyên giảm rõ rệt chứng ợ chua, ợ hơi, ốm nghén ở bà bầu.

Tham khảo bài thuốc dân gian trị ợ chua ở phụ nữ mang thai
Câu hỏi liên quan
Dựa vào danh mục câu hỏi liên quan được giải đáp dưới đây, mẹ bầu sẽ có thêm những kiến thức về chứng ợ chua. Dựa vào đây để bám sát tình trạng sức khoẻ, có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ợ chua ở bà bầu có cần dùng thuốc không?
Ợ chua ở bà bầu có thể sử dụng một số loại thuốc như kháng toan nhằm trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, thuốc chứa Alginate giảm tình trạng khó tiêu.
Ợ chua khi mang thai có nguy hiểm không?
Chứng ợ chua ở bà bầu phần lớn không nguy hiểm, xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân sinh lý. Bạn có thể áp dụng cách thay đổi lối sống, dinh dưỡng để thuyên giảm triệu chứng.
Nếu ợ chua kèm tình trạng nóng rát, có thể nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, cần sớm can thiệp điều trị. Tuyệt đối không kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Bà bầu bị đầy hơi ợ chua có thường gặp không?
Ợ chua là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, thường gặp nhất ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Triệu chứng này có thể tự biến mất sau sinh.
Kết luận
Chứng ợ chua ở bà bầu chủ yếu diễn biến từ giữa thai kỳ đến những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân sinh lý phần lớn không đe dọa đến sức khoẻ mẹ và bé, song cần thăm khám xác định loại trừ tác động do bệnh lý tiềm ẩn.