Đầy bụng buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai không?
Khi mang thai, buồn nôn, chóng mặt và nhạy cảm với một số mùi, vị chính là những vấn đề rất nhiều mẹ bầu phải đối mặt hằng ngày. Bên cạnh đó, một số người còn xuất hiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng. Nguyên nhân của tình trạng này khi thụ thai thành công, sự tăng lên của các loại hormone thai kỳ khiến các cơn co thắt giữa thực quản và dạ dày giảm dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
Đầy bụng buồn nôn có thể là dấu hiệu của mang thai
Tuy nhiên không thể dựa vào dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi để khẳng định mang thai ở người phụ nữ. Bởi chướng bụng đầy hơi là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là những căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược…
Vì vậy nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mang thai, chị em phụ nữ có thể sử dụng que thử thai hoặc đi thăm khám, siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.
Những yếu tố khiến tình trạng đầy bụng khi mang thai trở nên nghiêm trọng
Tình trạng chướng bụng khi mang thai có thể xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
Hormone thay đổi: Sự thay đổi của các hormone như proestrogen hay relaxin có thể khiến hệ thống tiêu hóa hoạt động chậm lại, gây ra tình trạng táo bón cùng ứ đọng khí, đầy hơi, ợ hơi.
Kích thước tử cung tăng lên: Kích thước tử cung tăng lên theo sự phát triển của thai nhi sẽ khiến không gian ở vùng chậu thu hẹp lại đồng thời thai nhi có thể chèn ép lên các cơ quan thuộc hệ thống tiêu hóa gây ra tình trạng đầy bụng.
Táo bón khi mang thai: Trong khi mang thai, thai nhi sẽ hấp thụ phần lớn nước trong thức ăn của người mẹ, điều này dễ dẫn tới tình trạng phân khô, khó đại tiện và gây ra ứ khí, đầy bụng.
Sự tăng cân của thai phụ: Sự xuất hiện của thai khi khiến thai phụ cần tăng cường dinh dưỡng để đảm bảo nuôi dưỡng cơ thể mình và em bé. Chính vì vậy tăng cân là điều dễ hiểu ở mỗi thai phụ. Tuy nhiên tình trạng tăng cân nhanh chóng dễ gây ra các hiện tượng như chướng bụng.
Thai nhi phát triển lớn và chèn ép lên hệ tiêu hóa gây ra chướng bụng đầy hơi
Đặc biệt, thai phụ cần hạn chế những thực phẩm có thể dẫn đến việc khí hơi tích tụ như các loại đồ chiên, rán, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau họ cải hoặc đồ uống có ga.
Tiểu đường thai kỳ: Với những thai phụ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ thì sự xuất hiện của các vấn đề tiêu hóa là hoàn toàn dễ hiểu.
Mang thai bị chướng bụng có nguy hiểm không?
Chướng bụng không phải là triệu chứng phổ biến khi mang thai nhưng một số mẹ bầu vẫn sẽ gặp phải. Tình trạng này không gây nguy hiểm tới mẹ và em bé nhưng sẽ khiến các mẹ bầu mệt mỏi, uể oải, chán ăn.
Chướng bụng là triệu chứng thường gặp trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ và khi mẹ bầu thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thì tình trạng này sẽ giảm dần. Tuy nhiên nếu chướng bụng, đầy hơi kéo dài khiến mẹ bầu chán ăn gây ra mệt mỏi và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
Những biểu hiện của mang thai sớm
Thông thường, phụ nữ có thai một tháng sẽ không biểu hiện quá rõ ràng, nhiều mẹ bầu còn không hề biết mình mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ chú ý sẽ nhận thấy những dấu hiệu báo hiệu có thai. Những dấu hiệu có thai 1 tháng mẹ có thể nhận biết:
Chậm kinh: Chậm kinh là dấu hiệu xuất hiện ở mọi thai phu. Đặc biệt, với một người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì chậm kinh là biểu hiện rõ ràng và đáng tin tưởng nhất.
Cơ thể mệt mỏi: Khi trứng thụ tinh thành công, lượng hormone progesterone sẽ tăng cao gây nên tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ.
Táo bón: Việc gia tăng lượng hormone khi mang thai có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, gây nên tình trạng táo bón…
Đầy hơi: Sự gia tăng của nội tiết tố thai kỳ cũng có thể gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi ở phụ nữ.
Co thắt bụng: Hiện tượng co thắt tử cung nhẹ thường xuất hiện trong những tuần đầu có thai. Tuy nhiên hiện tượng này khá giống với trình trạng đau bụng kinh khiến nhiều mẹ lầm tưởng chu kỳ kinh nguyệt sắp tới.
Đau tức ngực: Khi trứng thụ tinh thành công, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các loại hormone thai kỳ và những hormone này có thể gây nên tình trạng đau tức, căng ngực. Tuy nhiên, sau vài tuần khi có thể đã thích nghi với những thay đổi, hiện tượng đau tức ngực sẽ giảm dần.
Xuất hiện máu báo thai: Máu báo thai là hiện tượng xuất hiện ở một số phụ nữ khi mang thai khoảng 3-4 tuần. Máu báo thai thường có màu hồng nhạt, đôi khi là màu nâu đên vơi một lượng nhỏ, lốm đốm, không phải cục máu đông, không kèm dịch nhầy.
Máu báo thai là dấu hiệu mang thai sớm chính xác
Buồn nôn, nôn: Buồn nôn, nôn là triệu chứng ốm nghén rất phổ biến. Hiện tượng này thường xuất hiện khi có thai 1 tháng hoặc sớm hơn. Buồn nôn có thể xuất hiện trong 3 tháng đầu hoặc trong suốt thai kỳ.
Tiểu nhiều: Để nuôi dưỡng thai, lượng máu trong cơ thể bắt đầu tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc thận phải tăng cường hoạt động để xử lý chất lỏng dư thừa. Từ đó dẫn tới việc đi tiểu thường xuyên hơn.
Tuy nhiên chị em phụ nữ cũng cần lưu ý rằng những dấu hiệu trên chỉ mang tính chất tham khảo, thai kỳ ở mỗi người là khác nhau, vì vậy dấu hiệu nhận biết cũng không giống nhau.
Những cách làm giảm tình trạng chướng bụng - đầy hơi khi có thai
Thay đổi chế độ dinh dưỡng chính là cách tốt nhất để làm giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi ở mẹ bầu. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe thai phụ trong suốt 9 tháng 10 ngày. Vì vậy mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây:
Cắt giảm giảm lượng tinh bột, tăng lượng chất xơ, đạm động vật và các loại trái cây chứa nhiều đường tự nhiên là phương pháp tốt nhất giúp cung cấp đủ năng lượng cho mẹ bầu lại không bị đầy bụng.
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tăng cường các bữa ăn phụ với sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ… hoặc các loại hạt giàu dinh dưỡng như hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt macca, hạt óc chó…
Hạn chế lượng nước trong bữa ăn, không dùng thức uống chứa đường nhân tạo bởi chúng dễ gây khó tiêu
Không nên nằm nghỉ ngay sau bữa ăn
Mẹ bầu có thể tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giảm chướng bụng với các loại thực phẩm có tính ấm như gừng, sả, chanh:
Nước chanh giúp giảm triệu chứng chướng bụng đầy hơi
Nước chanh nóng với hàm lượng vitamin, axit amin cao là loại đồ uống có khả năng giảm nhiệt, thanh lọc cơ thể đồng thời hỗ trợ điều trị chứng ợ nóng và khó tiêu hiệu quả cho mẹ bầu.
Trà gừng hoặc nước gừng - mật ong nóng cũng là thức uống tuyệt vời giúp giảm triệu chứng khó tiêu, đầy bụng ở mẹ bầu.
Sau bữa ăn, nghỉ ngơi và hãy dành thời gian đi bộ, vì điều này có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa
Tập luyện yoga không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi mà còn là phương pháp giúp giảm đầy hơi, chướng bụng.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết, quý độc giả đã có đáp án cho câu hỏi “Chướng bụng - đầy hơi có phải mang thai không?”. Đồng thời nắm rõ được những dấu hiệu mang thai và phương pháp hạn chế tình trạng chướng bụng đầy hơi khi mang thai.
Để có thể khỏe mạnh suốt thai kỳ, mẹ nên đến khám thai định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, nếu có thắc mắc điều gì, mẹ hãy nhờ bác sĩ giải đáp. Để hẹn lịch tư vấn và thăm khám bởi các Chuyên gia phụ khoa hàng đầu dày dặn kinh nghiệm, quý khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE 19001806.