Chụp cộng hưởng từ (MRI): Tất tần tật về quy trình và ưu nhược điểm

Thu Hiền

20-01-2024

goole news
16

Chụp cộng hưởng (tên tiếng anh: Magnetic Resonance Imaging, viết tắt MRI) là một phương pháp dùng hình ảnh y tế sử dụng trường từ và sóng để tạo ra hình ảnh rõ nét về cấu trúc và chức năng của cơ thể con người. MRI là một chẩn đoán hình ảnh rất an toàn và không hề gây đau cho bệnh nhân. Kết quả chụp MRI không chỉ cung cấp những hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể mà còn giúp cho bác sĩ kiểm soát và chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm và đưa ra ra phác đồ điều trị hợp lý cho bệnh nhân. Vậy các quy trình, giá cả và ưu nhược điểm của MRI là như thế nào? Mời các bạn hãy theo dõi bài viết này nhé.

Chụp cộng hưởng từ (chụp mri) là gì và tại sao nên sử dụng phương pháp này?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp hình ảnh y học không xâm lấn, được sử dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể bên trong người. MRI sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra các hình ảnh 2D hoặc 3D của các cơ quan, mô mềm, dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể. 

Sau khi chụp cộng hưởng từ, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán khá chính xác về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chụp cộng hưởng từ (MRI) khác với quá trình chụp CT hay chụp X-quang, MRI hoàn toàn không sử dụng bức xạ ion hóa mà tia X gây hại gây ra. 

Chụp MRI là phương pháp tối ưu, sử dụng công nghệ hiện đại, nó chỉ hoạt động bằng cách tạo ra từ trường mạnh ở bên trong cơ thể con người. Nhờ đó máy tính mới có thể nhận được tín hiệu từ MRI và đưa ra các bức ảnh về phần mỏng của cơ thể. Phương pháp này được các bác sĩ hàng đầu khuyên dùng và đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về thần kinh, tim mạch, não, phổi,... 

Quy trình chụp cộng hưởng từ với máy chụp MRIQuy trình chụp cộng hưởng từ với máy chụp MRI

Ứng dụng của phương pháp chụp cộng hưởng từ ( MRI) trong điều trị bệnh

Các bệnh về thần kinh

Chụp MRI được chỉ định trong việc hỗ trợ và phát hiện các tình trạng về bệnh liên quan đến thần kinh như: Bệnh rối loạn tai trong và mắt, bệnh đa xơ cứng, bệnh phình mạch máu não, rối loạn tủy sống, bệnh đột quỵ, điều trị các khối u từ não, các chấn thương do tai nạn gây ra,...

Các bệnh về tim mạch

Việc chụp MRI sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra những phán đoán và biết được độ lớn và chức năng của các buồng tim, sự di chuyển và độ dày của vách ngăn tim, nếu bệnh nhân bị đau tim hoặc bị bệnh tim thì qua phương pháp này sẽ giúp bác sĩ biết được mức độ tổn thương của tim, tắc nghẽn, viêm mạch máu,...

Các cơ quan khác của cơ thể 

Tim và não là hai bộ phận phổ biến sử dụng MRI. Bên cạnh đó, chụp MRI còn giúp phát hiện được các khối u cũng như bất thường của nhiều cơ quan trong cơ thể như: gan, lách, thận, tử cung, buồng trứng, xương và khớp. Thông qua hình ảnh từ MRI bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá được các khối u ở mô mềm và xương, phát hiện các căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú,...

Chụp cộng hưởng từ cột sống (chụp mri cột sống)Chụp cộng hưởng từ cột sống (chụp mri cột sống)

Ưu và nhược điểm khi chụp cộng hưởng từ ( MRI) 

Ưu điểm

  • Phương pháp MRI sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh có độ phân giải cao và chi tiết, giúp phát hiện và đánh giá chính xác các bệnh lý trong cơ thể.
  • MRI không sử dụng tia X, điều này giúp bệnh nhân tránh được các nguy cơ phản ứng phụ do tia X gây ra như ảnh hưởng đến tế bào, gây ung thư,... và đặc biệt không gây tác động cho cơ thể.
  • Quá trình chụp MRI đưa ra được kết quả tối ưu và chính xác nhưng không yêu cầu phải phẫu thuật hay tiêm vào trong cơ thể. Điều này giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và sự khó chịu cho bệnh nhân.
  • MRI có thể đưa đến hình ảnh với nhiều góc độ khác nhau, từ 2D đến 3D, cực kì sắc nét, giúp cho các bác sĩ dễ dàng đưa ra các chẩn đoán về tình trạng của bệnh nhân. 
  • Hình ảnh từ MRI chất lượng cao, dễ phân biệt rất tốt giữa các mô mềm trong cơ thể như mô cơ, mô thần kinh, mô tuyến và mô bì. 

 Chụp cộng hưởng từ não bộ (chụp mri não) Chụp cộng hưởng từ não bộ (chụp mri não)

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Chi phí bệnh nhân phải trả khá cao, chi phí chụp MRI có thể cao hơn so với một số phương pháp khác như X-quang hay chụp CT.
  • MRI không sử dụng được cho tất cả các bệnh nhân mà bị hạn chế với những người đang mang các thiết bị y tế trong người. Bởi vì MRI sử dụng từ trường mạnh, nên người có các thiết bị y tế như pacemaker, bơm insulin tự động hoặc kim loại trong cơ thể có thể không thể chụp MRI.
  • Hạn chế với những người có sự lo âu, khó chịu khi phải ở trong một không gian hẹp. Quét MRI cũng có tiếng ồn lớn.
  • Mỗi lần chụp MRI có thể mất thời gian khá lâu và bệnh nhân nằm trong khoang MRI tuyệt đối không được nói chuyện hay cử động quá nhiều, điều này cũng sẽ gây sự khó chịu nhất định cho bệnh nhân. 

Quy trình chụp MRI

Trước khi chụp 

Trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI), bạn sẽ được tiến hành kiểm tra và trong quá trình kiểm tra bạn sẽ phải thông báo cho bác sĩ về các thông tin cần thiết như: 

  • Các bệnh mãn tính như bệnh thận, bệnh gan, hen suyễn...
  • Các ca phẫu thuật gần đây.
  • Có dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc.
  • Đang mang thai hoặc có khả năng mang thai.

Trước khi vào máy quét MRI, bạn sẽ được ăn uống bình thường và sử dụng các loại thuốc được bác sĩ cho phép. Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu thay đồ chuyên dụng và loại bỏ những vật ngoài cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến từ tính, như trang sức kim loại,, máy trợ thính, áo lót có gọng và các thiết bị điện tử như thẻ tín dụng, chìa khóa từ, điện thoại di động, ổ đĩa cứng di động, ổ nhớ USB, đồng hồ đeo tay…,

Hãy kiểm tra thật kỹ và làm đúng theo yêu cầu của bác sĩ bạn nhé.

Trong lúc chụp 

Quy trình chụp MRI sẽ được diễn ra như sau:

Đầu tiên, bạn sẽ được bác sĩ tiêm một liều thuốc cản quang qua tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Thuốc cản quang này (gadolinium) giúp bác sĩ nhìn rõ hơn các cấu trúc bên trong cơ thể và không có tác dụng phụ gì. Sau đó, bạn sẽ được nằm trong máy MRI (toàn bộ cơ thể hoặc một phần tùy theo bộ phận chụp). Để đảm bảo sự yên tĩnh trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể sử dụng dây đai để cố định bạn lại.

Trong quá trình chụp, máy MRI sẽ tạo ra năng lượng để tạo hình ảnh bên trong cơ thể. Do đó, bạn có thể nghe thấy tiếng đập hoặc tiếng kêu lớn. Nếu bạn cảm thấy ồn ào, bạn có thể yêu cầu nút tai hoặc tai nghe từ bác sĩ.

Cũng có khi bạn sẽ cảm thấy rung hoặc co giật nhẹ. Điều này là do máy MRI kích thích các dây thần kinh trong cơ thể. Đây là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại. Hãy ra hiệu cho bác sĩ khi bạn thấy không ổn. 

 Quá trình chụp cộng hưởng từ MRI Quá trình chụp cộng hưởng từ MRI

Sau khi chụp xong

Khi chụp MRI xong bạn có thể về nhà nếu như cơ thể không xảy ra phản ứng phụ nào. Có một số ít trường hợp bệnh nhân bị choáng nhẹ sau khi chụp cộng hưởng từ, đây là điều bình thường và không có gì phải lo lắng cả, hãy nghỉ ngơi và đợi kết quả từ bác sĩ nhé. 

Chi phí chụp MRI giá bao nhiêu?

Chụp cộng hưởng từ được đánh giá là một trong những phương pháp khá đắt đỏ hiện nay. Vậy chụp MRI bao nhiêu tiền là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm

Tuy nhiên, giá chụp cộng hưởng từ (MRI) không giống nhau và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm, quốc gia, khu vực và cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Ngoài ra, giá cũng phụ thuộc vào loại MRI được thực hiện (ví dụ: MRI đầu, MRI cột sống, MRI bụng, MRI khối u,..

Để biết chính xác giá chụp MRI có bảo hiểm y tế tại địa điểm cụ thể, tốt nhất là liên hệ trực tiếp với các cơ sở y tế để có thông tin chi tiết về giá cả. Tuy nhiên mức phí giao động hiện nay sẽ từ 2.000.000 đồng cho tới 21.000.000 tùy thuộc vào những điều kiện nêu trên. 

Các câu hỏi thường gặp

Chụp MRI có hại không?

Máy quét cộng hưởng từ MRI không hề có bức xạ hay tia X vì thế nên không cần phải lo lắng đến việc bị tác động đến cơ thể. 

Khi tiến hành chụp MRI cần chuẩn bị những gì? 

Chụp MRI không phải là phương pháp xâm lấn vì thế có thể sinh hoạt và ăn uống bình thường trước khi tiến hành hành chụp. Ở một số trường hợp nếu như cảm thấy quá lo lắng bạn có thể nói với bác sĩ để được kê một vài loại thuốc giúp trấn an tinh thần nhé. 

Chụp MRI bao lâu có kết quả? Bao lâu chụp MRI 1 lần? Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI?

Thời gian chụp MRI và trả kết quả cho bệnh nhân phụ thuộc vào từng bộ phận và từng loại chụp mà bạn chụp. Một số loại sẽ chỉ diễn ra trong vòng khoảng 15-20 phút tuy nhiên có nhiều trường hợp thời gian này có thể kéo dài lên tới 1 tiếng.

Phụ nữ mang thai có được chụp MRI  không?

Vì MRI không sử dụng các tia có hại nên phụ nữ mang thai hay phụ nữ cho con bú hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai 3 tuần đầu thì nên lưu ý không nên nếu không thật sự cần thiết. 

Chụp MRI có phát hiện ung thư không?

Đây được xem như là một trong những phương pháp hiện đại có thể giúp phát hiện bệnh ung thư một cách hiệu quả và nhanh chóng. MRI không những phát hiện các khối u mà còn giúp cho chúng ta thấy được sự lan rộng của nó. 

Chụp MRI có giảm tuổi thọ không?

Phương pháp này đã được các nhà khoa học nhận định là hoàn toàn không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tuổi thọ của con người. 

Chụp MRI não cho bé có ảnh hưởng gì không?

Chụp MRI não là một phương pháp an toàn và không xâm lấn để đánh giá cấu trúc và chức năng não của bé. Tuy nhiên, để tốt nhất thì cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin và hiểu rõ về trường hợp của bé.

Lời kết 

Việc chụp MRI ở đâu là câu hỏi nhiều bệnh nhân thắc mắc, theo các chuyên gia y tế khuyến nghị yêu cầu phải được chụp tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng dưới sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, dày dặn. 

Bệnh viện Phương Đông là bệnh viện có chất lượng hàng đầu, được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại với đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn. Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp chụp cộng hưởng MRI. Hi vọng thông qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ có cho mình cái nhìn tổng quan nhất để từ đó đưa ra những lựa chọn hợp lý và đúng đắn nhất nhé. Nếu có thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,556

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám