Co thắt thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Doan Nguyen

20-09-2023

goole news
16

Co thắt thực quản là tình trạng co bóp đột ngột, bất thường của ống dẫn thức ăn. Bệnh có thể gây ra hiện tượng đau đớn và ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Bài viết sau đây sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin cần thiết về bệnh lý này tới quý độc giả.

Tổng quan về bệnh co thắt thực quản

Bác sĩ chuyên khoa cho biết thực quản nằm ở đoạn đầu của ống tiêu hóa, là một ống rỗng chạy dài từ cổ rộng tới dạ dày. Bộ phận có cấu tạo bởi hệ thống cơ dọc và cơ vòng thực quản khá phức tạp, đồng thời chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bao gồm: Hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên hoặc nồng độ hormone. 

Hiện nay các rối loạn thực quản thường hay gặp nhất là co thắt tâm vị, co thắt thực quản và trào ngược thực quản. Trong đó, co thắt thực quản được đánh giá là tình trạng rối loạn nhu động gây ra tình trạng khó nuốt. Đây là căn bệnh hiếm gặp, chỉ xảy ra khi tế bào thần kinh tại thực quản bị thoái hóa, từ đó dẫn tới tình trạng rối loạn chức năng các cơ thực quản, bất hoạt khả năng đóng cơ vòng của thực quản. 

Co thắt thực quản là tình trạng co bóp đột ngột, bất thường của ống dẫn thức ăn

Co thắt thực quản là tình trạng co bóp đột ngột, bất thường của ống dẫn thức ăn

Bệnh lý có thể xảy ra ở cả nữ và nam, thường tập trung ở đối tượng đang trong độ tuổi trung niên. Theo thống kê tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh thường cao hơn so với nam giới. Việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa rất quan trọng do tình trạng co thắt thực quản có thể làm tăng nguy cơ bệnh ung thư thực quản. 

Tình trạng thực quản co thắt sẽ ngăn chặn nước uống hoặc thức ăn đi qua bộ phận này. Khi ấy người bệnh có thể cảm thấy cơn đau ngực đột ngột. Một số bệnh nhân mô tả cơn đau này giống như có vật thể đang đè nặng lên xương ức, sau đó lan dần xuống cánh tay và vùng sau xương bả vai. 

Nguyên nhân gây bệnh co thắt thực quản

Hiện nay chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng co thắt thực quản. Tuy nhiên đây được xem là một rối loạn vận động bất thường của các dây thần kinh kiểm soát các cơ bắp vận động trong quá trình nuốt thức ăn. Một số yếu tố có thể dẫn tới bệnh lý này bao gồm:

  • Sử dụng các loại thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng hoặc đồ uống như rượu vang đỏ. 
  • Người đang điều trị ung thư hoặc thực hiện phẫu thuật thực quản, xạ trị ở đầu, ở cổ.
  • Người có sẹo hoặc bị hẹp thực quản.
  • Người bị bệnh trầm cảm hoặc thường xuyên lo lắng. 

Như vậy có thể thất co thắt thực quản là tình trạng tương đối hiếm gặp. Tình trạng này có xu hướng xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 60 tới 80. 

Triệu chứng của bệnh co thắt thực quản

Biểu hiện của một người bị co thắt thực quản là hiện tượng đau ngực và khó nuốt. Đôi khi các triệu chứng của căn bệnh có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ, gây ra cảm giác giống như một cơn đau tim. Các biểu hiện kèm theo khác có thể bao gồm:

  • Cảm giác nghẹn ở trong cổ họng. 
  • Cơn ép đau ngực, thậm chí người bệnh có thể nhầm đó là cơn đau tim. 
  • Xuất hiện tình trạng trào ngược axit dạ dày, chất lỏng chảy ngược vào cổ họng. 
  • Tình trạng ợ chua, ợ nóng. 

Trong một vài trường hợp hiện tượng co thắt có thể nghiêm trọng hơn. Vì thế bệnh nhân cần theo dõi và đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi các cơn co thắt kèm theo đau tim, khó thở. 

Biện pháp chẩn đoán căn bệnh co thắt thực quản

Các cơn co thắt có biểu hiện khá giống với triệu chứng bệnh lý tim mạch nên bác sĩ sẽ phải thực hiện kiểm tra sức khỏe và những vấn đề liên quan. Sau khi loại bỏ được các nguyên nhân gây nguy hiểm và có liên quan tới tim mạch, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các xét nghiệm kèm theo khác bao gồm:

  • Nội soi thực quản: Phương pháp nhằm quan sát bên trong thực quản và trong một vài trường hợp bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ mẫu mô khi nội soi để kiểm tra. 
  • Nhân trắc học thực quản: Biện pháp được thực hiện nhằm đo các cơn co thắt khi bệnh nhân nuốt chất lỏng hoặc thức ăn. 
  • Đánh giá các hoạt động của cơ nuốt: Bệnh nhân sẽ được uống chất lọc dạng đặc và phản quang, bác sĩ sau đó sẽ chụp X-quang thực quản. Các hình ảnh thu được sau đó sẽ đánh giá tình trạng tại thực quản, xét nghiệm này thường chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị co thắt thực quản cục bộ. 
  • Theo dõi pH: Thực hiện nhằm kiểm tra tình trạng trào ngược thực quản bằng đo sự cân bằng pH. 

Trong trường hợp các cơn co thắt diễn ra nhiều lần nhưng vẫn không tìm thấy nguyên nhân, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác. Bệnh lý cũng có thể cần tới nhiều năm để chẩn đoán và điều trị. 

Phương pháp điều trị bệnh co thắt thực quản

Hiện nay chưa có biện pháp nào giúp phục hồi chức năng của cơ thực quản. Các biện pháp điều trị hầu hết đều nhằm mục đích là giảm áp lực lên trên cơ vòng thực quản. Trong đó phẫu thuật cắt cơ và giãn nở cơ thực quản đang được xem là những phương pháp mang lại hiệu quả cao để điều trị bệnh. 

Bên cạnh đó phương pháp sử dụng thuốc hoặc tiêm botox cũng có thể được chỉ định nếu như bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật hoặc không chọn lựa phẫu thuật, cụ thể các biện pháp như sau:

  • Giãn nở cơ thực quản bằng sử dụng khí nén: Phương pháp sử dụng áp suất không khí để phá vỡ các sợi cơ vòng thực quản dưới. Nếu được thực hiện đúng liệu pháp này sẽ mang lại hiệu quả tốt và lâu dài. Tuy nhiên giãn nở cơ thực quản cũng có thể gây biến chứng đục thủng thực quản rất nguy hiểm. 
  • Phẫu thuật cắt cơ: Đây là thủ thuật xâm lấn khiến các sợi cơ của cơ vòng thực quản dưới phân tách. Phẫu thuật cắt cơ sẽ được thực hiện cùng với phẫu thuật bao đáy vị nhằm ngăn chặn sự tiến triển của trào ngược thực quản. 
  • Tiêm Botox: Thực hiện các mũi tiêm vào thực quản bằng nội soi nhằm điều trị tình trạng co thắt thực quản. Phương pháp có ưu điểm là ít tác dụng phụ, người bệnh hồi phục nhanh chóng, nguy cơ biến chứng và phản ứng phụ ít. Tuy nhiên nhược điểm của biện pháp này là có thể tái phát và người bệnh thường phải thực hiện tiêm lại nhiều lần. 
  • Điều trị bằng thuốc: Đây là phương pháp có thể không mang lại hiệu quả cao như phẫu thuật. Tuy nhiên biện pháp này cần thiết với những bệnh nhân không thể thực hiện việc phẫu thuật hay điều trị bằng Botox. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn như: Thuốc nitrate, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,...
  • Phẫu thuật: Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản là biện pháp sau cùng được chỉ định thực hiện với các trường hợp nặng. 

Để có thể cải thiện tình trạng co thắt thực quản, người bệnh cần tránh tình trạng căng thẳng trong các bữa ăn. Đồng thời nên chọn các thức ăn mềm, lòng, chia thành các miếng nhỏ để việc nuốt được dễ dàng hơn. Co thắt thực quản có thể gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư nên người bệnh cần tái khám thường xuyên để có biện pháp theo dõi và điều trị phù hợp. 

Co thắt thực quản kéo dài có thể gia tăng nguy cơ gây ung thư. Vì thế khi có biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần thăm khám để có biện pháp điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. 

1,300

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám