Cường lách: Nguyên nhân, dấu hiệu và chẩn đoán điều trị

Doan Nguyen

19-09-2023

goole news
16

Cường lách được đánh giá là một hội chứng do sự to lên của lá lách, cùng với đó là sự suy giảm đáng kể của các tế bào máu, bao gồm tế bào bạch cầu và hồng cầu. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh lý này.

Tổng quan về bệnh cường lách

Lách là một cơ quan quan trọng của cơ thể, chúng giữ nhiệm vụ là sản xuất tế bào máu trong thời kỳ bào thai. Bên cạnh đó lách còn là nơi tiêu hủy hồng cầu đã già cỗi, trực tiếp sản xuất thực bào và miễn dịch, tạo kháng thể nhằm ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. 

 bệnh cường lách là hội chứng gây ra bởi sự to lên của lách cùng với sự sụt giảm của tế bào máu

Bệnh cường lách là hội chứng gây ra bởi sự to lên của lách cùng với sự sụt giảm của tế bào máu

Bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh cường lách là hội chứng gây ra bởi sự to lên của lách cùng với sự sụt giảm của tế bào máu bao gồm bạch cầu và hồng cầu. Bệnh cường lách sẽ có các đặc điểm sau đây:

  • Các tế bào máu ba dòng hoặc một dòng bị giảm. 
  • Tủy xương tăng hoạt động.
  • Lách to hơn.

Bệnh lý cường lách sẽ khỏi khi tiến hành cắt lách. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Nguyên nhân gây bệnh cường lách

Bác sĩ chuyên khoa cho biết nguyên nhân gây ra bệnh cường lách thường do ca cs bệnh về máu, bệnh gan hoặc tĩnh mạch cửa. Bệnh lý cũng có thể bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn do chức năng của lách là điều khiển các cơ quan tạo máu đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tĩnh mạch cửa. 

Thống kê cho thấy các nguyên nhân gây ra bệnh cường lách chủ yếu bao gồm:

  • Bệnh ung thư hạch bạch huyết, bệnh ung thư máu. 
  • Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
  • Bệnh tan máu bẩm sinh.
  • Bệnh giảm bạch cầu do lách.
  • Bệnh Hodgkin.
  • Mắc hội chứng Banti.
  • Bệnh giảm cả ba dòng tế bào do lách. 

Bên cạnh đó nếu mắc các bệnh lý nhiễm trùng như: Lao, sốt rét, nhiễm khuẩn huyết cũng có thể gây ra chứng cường lách. 

Triệu chứng nhận biết căn bệnh cường lách

Chuyên gia cho biết bệnh cường lách hiếm khi gây ra những triệu chứng nghiêm trọng về mặt lâm sàng. Tình trạng xuất huyết do giảm tiểu cầu cũng rất hiếm gặp do tổng khối lượng tiểu cầu của cơ thể vẫn bình thường. Ngoài ra một số bệnh nhân có thể cảm nhận được các biểu hiện sau đây:

  • Triệu chứng do lá lách to hơn như cảm giác no nhanh, đầy bụng, đau vùng bụng, ngực, chướng bụng. 
  • Sốt, viêm họng, da tái, người mệt mỏi.
  • Xuất hiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt, da xanh xao cùng với niêm mạc mắt kém hồng.
  • Tim đập nhanh, da tái, xuất huyết dưới da, đám tụi máu,...

Những người bị sụt cân không rõ nguyên nhân kèm theo các nguyên nhân kể trên có thể mắc bệnh lý. Mắc bệnh lý cường lách có thể sờ thấy lá lách to ra, lá lách to nhẹ ra bên ngoài khung xương sườn. Có những trường hợp lá lá to nhiều kéo dài tới tận xương chậu tới mức khó xác định được cạnh dưới. 

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cường lách

Bác sĩ chuyên khoa cho biết những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cường lách bao gồm:

  • Thanh niên hoặc trẻ em bị mắc các bệnh do nhiễm trùng. 
  • Người mắc các bệnh lý di truyền có liên quan tới gan hoặc lách bao gồm: Bệnh Niemann- Pick hoặc bệnh Gaucher.
  • Người từng đi tới các vùng sốt rét trở về.

Biến chứng của bệnh cường lách 

Chuyên gia cho biết biến chứng thường gặp nhất của bệnh lý là làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các trường hợp lách to nhiều có thể gây xuất huyết, thiếu máu. Ngoài ra vỡ lách cũng là một trong những biến chứng người bệnh có thể gặp phải khi bị chấn thương vùng này. 

Biện pháp chẩn đoán bệnh cường lách

Để xác định chính xác bạn có mắc bệnh cường lách hay không, bên cạnh căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật sau để khẳng định:

  • Xét nghiệm máu: Là chỉ định nhằm đánh giá số lượng tế bào máu dòng bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu. 
  • Siêu âm ổ bụng - chụp cắt lớp vi tính: Chỉ định nhằm xác định lách to, kích thước chính xác của lách, đồng thời đánh giá sự chèn ép của lách tới các cơ quan lân cận.
  • Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp giúp đánh giá dòng máu chảy qua lách. 
  • Một số xét nghiệm liên quan khác: Chỉ định thực hiện nhằm đánh giá chức năng gan, huyết tủy đồ, sinh thiết tủy xương để có thể tìm ra nguyên nhân gây  ra căn bệnh cường lách.

Biện pháp điều trị bệnh lý cường lách

Bệnh cường lách sẽ được điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay hai phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất là điều trị nội khoa và thực hiện phẫu thuật cách lách. Thông tin chi tiết về 2 phương pháp này như sau:

Điều trị bệnh lý cường lách bằng nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến cho những ai bị bệnh cường lách. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng với những trường hợp nhẹ. Khi bị bệnh do nhiễm trùng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh tổng hợp. 

Phẫu thuật cắt lách

Phương pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành nếu không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra trường hợp người bệnh có biểu hiện kéo dài không dứt sau khi đã được điều trị bằng thuốc không khỏi cũng nên áp dụng phương pháp này. 

Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật cắt lách bao gồm cả khi lách to và không to. Giải pháp này sẽ giúp hạn chế việc tụt giảm các tế bào máu bên trong cơ thể. Đặc biệt ở những trường hợp bệnh cường lách gây ra những biến chứng nghiêm trọng hoặc bệnh mạn tính nguy kịch thì phẫu thuật được đánh giá là giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất.

Tuy vậy một điều cần lưu ý là sau khi thực hiện cắt lách người bệnh có thể dễ dàng bị nhiễm trùng hơn. Vì thế để có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân cần:

  • Tiêm một số loại vắc xin trước hoặc sau khi thực hiện việc phẫu thuật như: Vắc xin phòng não mô cầu, vắc xin phòng phế cầu, Hib,...
  • Khi có dấu hiệu nhiễm trùng bệnh nhân cần được sử dụng kháng sinh. 
  • Trường hợp sốt sau khi phẫu thuật cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời. 
  • Sau đó người bệnh nên hạn chế tới những nơi có nguy cơ nhiễm khuẩn, những nơi có dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Biện pháp phòng tránh bệnh cường lách

Thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt có thể giúp bệnh nhân hạn chế các diễn tiến của căn bệnh. Con người có thể sống mà không cần lá lách dù bộ phận này có tác dụng ngăn chặn sự nhiễm trùng và loại bỏ nhiều mảnh vụn của tế bào. 

Vì thế người phẫu thuật cắt lá lách thường có xu hướng mắc chứng nhiễm trùng khá nguy hiểm gây ra từ vi khuẩn Haemophilus influenzae, Pneumococci,... Vắc xin là lá chắn tuyệt vời giúp chống lại sự nhiễm trùng, cần được tiêm trước khi phẫu thuật cắt lá lách.

  • Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn xuất hiện các biểu hiện đau bất thường hoặc gặp phải tình trạng đầy hơi kéo dài,...
  • Bệnh nhân tái khám bác sĩ theo đúng lịch hẹn để có thể theo dõi các diễn biến sức khỏe, kịp thời được hỗ trợ khi cần thiết. 
  • Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ tư vấn của bác sĩ, không tự ý tăng liều hoặc sử dụng các loại thuốc không được kê toa.
  • Bên cạnh đó việc khám sức khỏe định kỳ cũng rất cần thiết để tầm soát nguy cơ về sức khỏe và có biện pháp ngăn chặn kịp thời. 
  • Một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, hạn chế đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh tật. 

Trên đây là những thông tin về bệnh cường lách. Hy vọng những bài viết đã mang đến những kiến thức bổ ích cho quý độc giả, từ đó có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả nhất. 

1,956

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám