Da tay bị khô vì thiếu chất gì? Cách trị khô da tay tại nhà

Ngọc Anh

12-07-2024

goole news
16

Da tay bị khô là hiện tượng phổ biến, đơn giản và có thể thực hiện điều trị tại nhà. Cách điều trị thường thấy là bổ sung kem dưỡng cho da tay, uống nhiều nước để da đỡ khô. Tuy nhiên, nếu không trị đúng nguyên nhân và phòng tránh, khô da tay có thể kéo dài, gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt.

Biểu hiện của khô da tay

Da tay bị khô là hiện tượng lớp da trên tay bị thiếu độ ẩm khiến da dễ bị bong tróc thành các vảy mịn màu trắng. Khô da tay khiến khi sờ vào da có cảm giác thô ráp. Đồng thời, da có thể bị xỉn màu và thiếu sức sống hơn. 

Dễ dàng quan sát bằng mắt thường hiện tượng da tay bị khô, nếu thấy da đầu ngón tay bị khô nứt, khô nứt nẻ,... Một số trường hợp còn bị ngứa, mức độ nặng hơn có thể khiến da tay nứt nẻ chảy máu, da tay khô nhăn nheo,...

(Hình 1 - Da tay khô bong tróc thành những đốm trắng nhỏ li ti không phải là tình trạng hiếm gặp)

(Hình 1 - Da tay khô bong tróc thành những đốm trắng nhỏ li ti không phải là tình trạng hiếm gặp)

Trên thực tế, khô da tay có thể là hệ quả của bệnh lý, do thời tiết hoặc do điều kiện làm việc. Để làm mềm da tay hiệu quả việc điều trị phải bám sát nguyên nhân da tay bị khô kết hợp giữa nội khoa và sinh hoạt hàng ngày. 

Tại sao da tay bị khô?

Do thời tiết

Mùa đông khiến nhiều người bị khô da tay hơn bình thường. Thời điểm thời tiết giao mùa, trời nồm ẩm cũng dễ khiến da tay bị khô dẫn đến nứt nẻ và bong tróc. Nguyên nhân là do lớp biểu bì dưới da bị mất nước. 

Do cơ địa hoặc bệnh lý

Nếu người bệnh đang mắc các bệnh liên quan đến da liễu như:

(Hình 2 - Da tay khô, nứt nẻ và có thể chảy máu ở bệnh nhân viêm da cơ địa)

(Hình 2 - Da tay khô, nứt nẻ và có thể chảy máu ở bệnh nhân viêm da cơ địa)

Điểm chung của các bệnh này là da tay trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng và tạo ra cảm,giác ngứa ngáy, da bị bong tróc, ngứa ngáy. Đồng thời một số bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như Lupus ban đỏ hệ thống, tiểu đường, bệnh về máu,... có thể làm lưu lượng máu đến tay thấp. Từ đó, người bệnh hay bị khô da tay hơn bình thường. 

Do thiếu chất

Vài người tự hỏi “da tay khô thiếu chất gì?”, trên thực tế, đây là trường hợp khô da tay do thói quen hàng ngày. Da tay bị khô có thể là biểu hiện cơ thể thiếu vitamin A, B,C,D,E, đạm và khoáng chất, cụ thể như sau:

  • Da tay bị khô sần và ngứa: thiếu vitamin B3 trong gan động vật, thịt bò, gà, vịt,...
  • Da tay khô nứt nẻ chảy máu: thiếu vitamin E trong mầm ngũ cốc, măng tây, súp lơ, trứng gà
  • Da tay bị khô bong tróc: thiếu đạm từ ức gà, trứng, bơ, sữa hoặc thiếu vitamin B2
  • Da tay bị khô sần sùi: thiếu vitamin D từ ngũ cốc, cá ngừ, cá hồi,,...
  • Da tay khô nhăn nheo: thiếu vitamin C từ rau củ, súp lơ, cam, chanh, dâu tay,...

(Hình 3 - Da tay bị tróc vảy nhỏ li ti, đặc biệt là ở các nếp gấp là dấu hiệu của cơ thể thiếu vitamin B2)

(Hình 3 - Da tay bị tróc vảy nhỏ li ti, đặc biệt là ở các nếp gấp là dấu hiệu của cơ thể thiếu vitamin B2)

Do môi trường làm việc

Môi trường công việc cũng là nguyên nhân khiến khô da tay. Một số nghề nghiệp phải tiếp xúc với chất tẩy rửa nhiều như lao công, y tá, bác sĩ, điều dưỡng, đầu bếp,... hoặc hóa chất như thợ làm tóc, công nhân dễ khiến da bị kích ứng. Hoặc dẫn đến viêm da tiếp xúc làm da tay khô bong tróc hoặc nứt nẻ hơn bình thường.

Cách trị khô da tay tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, da tay bị khô có thể chữa trị bằng cách bổ sung kem dưỡng và tránh tiếp xúc với hóa chất tại nhà.

Dùng kem dưỡng làm mềm da tay

Để cải thiện tình trạng khô da tay, cách tốt nhất là làm mềm da tay bằng cách dưỡng ẩm thường xuyên. Bạn phải rửa tay thật sạch sẽ và thực hiện dưỡng ẩm da tay chăm chỉ, kiên trì cả ngày lẫn đêm. 

Một số loại dưỡng ẩm da tay từ thiên nhiên sẽ chứa ít các thành phần hoá học sẽ tốt hơn cho da. Bạn có thể tham khảo: dầu oliu, dầu dừa, mật ong, nha đam,... Kem dưỡng da tay có thành phần hydrocortisone có thể được sử dụng cho trường hợp da tay rất khô hoặc khô da tay do viêm da. 

(Hình 4 - Dưỡng da tay bằng kem dưỡng ẩm là liệu pháp không thể thiếu cho người bị khô da tay)

(Hình 4 - Dưỡng da tay bằng kem dưỡng ẩm là liệu pháp không thể thiếu cho người bị khô da tay)

Tuy nhiên, nếu da tay bạn bị khô do các bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, viêm da kích ứng,... thì mọi loại thuốc kể cả kem dưỡng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn sẽ được kê đơn thuốc bôi, thuốc uống để giảm nhẹ triệu chứng. Tuyệt đối không dùng thử hoặc dùng duy trì các loại kem dưỡng ngoài chỉ định vì nó có thể khiến tình trạng da của bạn trầm trọng hơn. 

Đeo găng tay khi tiếp xúc với chất tẩy rửa

Chất tẩy rửa là nguyên nhân trực tiếp khiến da tay bị kích ứng, trở nên khô ráp và bong tróc. Chính vì vậy, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Đeo găng tay khi đi ra ngoài, đặc biệt là người thường xuyên di chuyển bằng xe gắn máy
  • Đeo găng tay khi làm việc nhà: cọ rửa, rửa chén bát, lau dọn,...
  • Đeo găng tay và tránh tiếp xúc trực tiếp nếu làm việc trong môi trường nhiệt độ cao

(Hình 5 - Đeo găng tay khi làm việc nhà là cần thiết với người bị bong tróc da tay)

(Hình 5 - Đeo găng tay khi làm việc nhà là cần thiết với người bị bong tróc da tay)

Ổn định cảm xúc

Nếu chàm da là nguyên nhân khiến da tay bạn bị khô thì bạn nên ổn định cảm xúc bằng cách tập thiền, tập yoga chậm,...

Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng UV

Đây là phương pháp dành cho bệnh nhân bị bệnh vẩy nến nặng gây ra khô da tay. Liệu pháp tia cực tím (UV) hỗ trợ chữa lành và làm ẩm ra tay rất tốt. 

Cải thiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Đối với các trường hợp khô da tay do thiếu chất thì nên bổ sung các loại vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày là rất quan trọng để cơ thể có đủ lượng nước cung cấp cho các tế bào da. 

Mặt khác, nếu thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng da vẫn không được cải thiện. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị dứt điểm bệnh lý này. 

Làm sao để da tay không bị khô?

Tình trạng khô da tay có thể đỡ hơn trong một vài thời điểm và trở đi trở lại. Chính vì vậy, việc chăm sóc và dưỡng da tay phải diễn ra liên tục. Để đảm bảo da tay luôn ẩm mượt, mịn màng bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây:

  • Kiên trì dưỡng da tay thường xuyên: Bạn phải mang theo 1 tuýp kem dưỡng da tay bên người và dùng suốt cả ngày để đảm bảo cấp ẩm, nuôi dưỡng da mềm mịn.
  • Bảo vệ da tay khỏi nhiệt độ và chất tẩy rửa: Găng tay là cần thiết cho mọi công việc từ giặt giũ, dọn dẹp hay lao động. Vì nhiệt độ cao và các thành phần hoá học có thể khiến da tay bạn đã khô tiến đến tình trạng nứt nẻ, chảy máu.
  • Điều trị theo chỉ định của bác sĩ nếu da khô là do bệnh lý: Việc điều trị các bệnh về da và kiêng cữ theo chỉ định là một quá trình dài để cải thiện khô da tay.
  • Uống đủ nước: Đôi khi da khô chỉ là do cơ thể thiếu nước, vì thế, bổ sung đủ 1,5 - 2 lít nước cho cơ thể là hết sức cần thiết. 

(Hình 6 - Người đang điều trị khô da tay phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày)

(Hình 6 - Người đang điều trị khô da tay phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày)

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng da tay bị khô. Tuy hầu hết trường hợp khô da tay là triệu chứng đơn giản, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên bệnh nhân cũng không nên chủ quan, nên áp dụng điều trị từ sớm, duy trì và kỷ luật mỗi ngày để hết khô da tay. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý quan sát và đến các Bệnh viện uy tín để thăm khám nếu tình trạng khô da tay không được cải thiện. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,158

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám