Đám rối thần kinh là gì? Một số loại đám rối thần kinh chính

Bích Ngọc

04-04-2025

goole news
16

Đám rối thần kinh là một mạng lưới các dây thần kinh ngoại vi phức tạp, chúng có nhiệm vụ điều phối và đảm bảo các cơ quan của cơ thể hoạt động trơn tru. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cùng tìm hiểu về các loại đám rối chính, cấu tạo và chức năng của chúng qua bài viết sau. 

Đám rối thần kinh là gì?

Đám rối thần kinh là một mạng lưới phức tạp của các dây thần kinh ngoại vi, đây là nơi các sợi thần kinh từ tủy sống phân nhánh, giao thoa và tái tổ chức trước khi đi đến các cơ quan trong cơ thể. Hệ thống đám rối này giúp điều phối tín hiệu thần kinh, đảm bảo hoạt động của các cơ quan, duy trì chức năng vận động và cảm giác trên cơ thể. 

Đám rối là hệ thống mạng lưới thần kinh trải dài khắp cơ thểĐám rối là hệ thống mạng lưới thần kinh trải dài khắp cơ thể

Cấu trúc và chức năng của đám rối

Hệ thần kinh ngoại vi bao gồm các rễ thần kinh trước và rễ thần kinh sau tỏa ra từ tủy sống. Trong đó, rễ thần kinh trước tham gia vào việc hình thành các đám rối thần kinh giúp phân bổ tín hiệu một cách hiệu quả. 

Chức năng chính của đám rối bao gồm:

  • Giao thoa và phân phối tín hiệu thần kinh: Các sợi thần kinh từ rễ khác nhau kết hợp lại, đảm bảo việc dẫn truyền tín hiệu đến các bộ phận khác trong cơ thể. 
  • Duy trì hoạt động vận động và cảm giác: Mỗi đám rối chi phối một vùng cơ thể nhất định giúp điều khiển cơ bắp và nhận biết cảm giác. 
  • Giảm thiểu ảnh hưởng bị tổn thương: Nhờ sự giao thoa giữa các dây thần kinh, nếu một rễ thần kinh tổn thương, các dây thần kinh khác vẫn có thể hỗ trợ một phần chức năng, hạn chế tình trạng liệt hoặc mất cảm giác hoàn toàn. 

Các đám rối quan trọng trong cơ thể

Trong cơ thể, các đám rối thần kinh được chia thành hai nhóm chính là: Các đám rối vận động và cảm giác (liên quan đến tủy sống) và các đám rối tự chủ (liên quan đến hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm). Một số đám rối quan trọng trong cơ thể bao gồm: 

Đám rối cổ

Đám rối cổ được tạo thành từ các rễ thần kinh C1-C4. Đám rối này phân nhánh để chi phối cảm giác và vận động vùng cổ, vai và phần trên ngực. 

Một trong những dây thần kinh quan trong nhất của đám rối này là thần kinh hoàng, có vai trò điều khiển cơ hoành - cơ quan quan trọng trong quá trình hô hấp. Nếu dây thần kinh này tổn thương, người bệnh có thể gặp khó khăn trong hô hấp. 

Đám rối cổĐám rối cổ

Đám rối cánh tay

Đám rối cánh tay được hình thành từ các rễ thần kinh C5 - T1, đảm nhiệm chức năng vận động và cảm giác của vai, cánh tay, cẳng tay và bàn tay. 

Từ đám rối này, các dây thần kinh quan trọng khác bao gồm: 

  • Thần kinh giữa: Kiểm soát nhóm cơ gấp cổ tay và một số cơ ở bàn tay. 
  • Thần kinh trụ: Chi phối các cơ nhỏ của bàn tay giúp thực hiện các cử động nhỏ. 
  • Thần kinh quay: Điều khiển các cơ duỗi cánh tay giúp mở rộng cổ tay và ngón tay. 
  • Thần kinh cơ bì: Chi phối cơ nhị đầu cánh tay giúp hỗ trợ gập khuỷu tay. 

Các tổn thương đám rối cánh tay có thể dẫn đến liệt cơ, mất cảm giác hoặc yếu cơ ở vùng chi trên. 

Đám rối thắt lưng

Đám rối thắt lưng hình thành từ các rễ thần kinh L1-L4, có nhiệm vụ chi phối cảm giác và vận động bụng dưới, đùi trước và một phần mông. 

Hai dây thần kinh quan trọng xuất phát từ đám rối này gồm: 

  • Thần kinh đùi: Kiểm soát cơ duỗi gối giúp thực hiện động tác đứng lên và đi lại. 
  • Thần kinh bịt: Điều khiển cơ khép đùi giúp giữ thăng bằng khi đứng và đi bộ.

Bệnh lý liên quan đến đám rối thắt lưng thường gặp ở người vừa bị thoát vị địa đệm cột sống thắt lưng, gây đau lan xuống đùi và ảnh hưởng đến khả năng vận động. 

Đám rối cùng

Đám rối cùng được hình thành từ các rễ thần kinh L4-S4 có vai trò điều khiển cảm giác và vận động của vùng mông, đùi sau, cẳng chân và bàn chân. 

Dây thần kinh lớn nhất xuất phát từ đám rối này là thần kinh tọa - dây thần kinh dài và to nhất cơ thể, chạy dọc từ thắt lưng xuống dưới chân. 

Khi thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép, người bệnh có thể bị đau thần kinh tọa, cơn đau lan từ thắt lưng xuống chân, kèm theo tê bì hoặc yếu cơ. 

Đám rối cùngĐám rối cùng

Đám rối cụt

Đám rối cụt có cấu trúc nhỏ hơn so với các đám rối khác được hình thành từ rễ thần kinh S4 - Co1. Đám rối này có nhiệm vụ cung cấp cảm giác cho vùng đáy chậu, hậu môn và phần dưới cùng của cột sống. 

Mặc dù không được nhắc đến thường xuyên nhưng nếu đám rối cụt bị tổn thương có thể gây đau vùng cụt kéo dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Các đám rối thần kinh tự chủ

Bên cạnh các đám rối vận động và cảm giác, cơ thể còn có các đám rối tự chủ. Đám rối này có nhiệm vụ kiểm soát chức năng không tự chủ như nhịp tim, tiêu hóa và tuần hoàn máu. Bao gồm: 

  • Đám rối tim: Đây là mạng lưới thần kinh điều khiển hoạt động của tim giúp duy trì nhịp tim ổn định. Nếu đám rối này bị tổn thương có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim hoặc đau thắt ngực. 
  • Đám rối thân tạng: Đám rối này có nhiệm vụ kiểm soát các cơ quan trong ổ bụng gồm dạ dày, gan, thận, ruột,... 

Đám rối thân tạng có nhiệm vụ kiểm soát các cơ quan trong ổ bụngĐám rối thân tạng có nhiệm vụ kiểm soát các cơ quan trong ổ bụng

Xem thêm:

Tầm quan trọng trong y học

Đám rối thần kinh nếu bị tổn thương có thể gây ra tình trạng yếu cơ, mất cảm giác hoặc đau mạn tính. Các bệnh lý phổ biến là hội chứng ống cổ tay, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,... 

Một trong ứng dụng quan trọng của đám rối là ứng dụng trong gây tê vùng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách gây tê đám rối thần kinh để giảm đau trong phẫu thuật hoặc điều trị bệnh lý đau mạn tính. 

Đám rối thần kinh được ứng dụng trong gây mê vùngĐám rối thần kinh được ứng dụng trong gây mê vùng

Đám rối thần kinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thần kinh ngoại vi giúp kiểm soát hoạt động vận động và cảm giác của cơ thể. Hiểu rõ về các đám rối giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý thần kinh, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng như đau, tê bì hoặc yếu cơ,... cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn kịp thời. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về đám rối thần kinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

95

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám