Đau bụng khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm tính mạng cả mẹ và con

Triệu Thị Kim Anh

15-12-2020

goole news
16

Đau bụng khi mang thai có thể ở nhiều mức độ khác nhau, từ đau âm ỉ cho đến đau dữ dội. Mức độ cơn đau, vị trí đau là căn cứ quan trọng để xác định xem đó là cơn đau bình thường hay bất thường. Dưới đây là những cảnh báo về các cơn đau lúc mang thai gây nguy hiểm cho tính mạng cả mẹ và bé.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng khi mang thai

Khi mang thai bị đau bụng có thể là dấu hiệu của thai kỳ mà cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó. Do vậy, trước tiên cần xác định được nguyên nhân gây đau để có hướng xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Dưới đây là những nguyên nhân gây đau bụng ở thai phụ phổ biến nhất mà bạn cần nắm rõ:

Đau bụng khi mang thai do đau dạ dày

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều biến đổi dẫn đến sự thay đổi của hàng loạt cơ quan và hiện tượng đau dạ dày cũng là 1 trong những biến đổi đó.

Đau dạ dày khi có thai có biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với thai nghén như buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể nhận biết rõ bệnh hơn bằng cách nếu là nghén thì sẽ không có các triệu chứng đặc trưng của đau dạ dày như ợ chua, đau râm râm, nóng rát vùng thượng vị, đau nhiều nhất ở phần giữa và trên bụng khi quá no hoặc quá đói, sụt cân, kém ăn.

Đau dạ dày là một trong những dấu hiệu của sự biến đổi trong cơ thể mẹ trong thai kỳ

Đau dạ dày là một trong những dấu hiệu của sự biến đổi trong cơ thể mẹ trong thai kỳ

Nguyên nhân là do nồng độ progesterone tăng cao, trong khi đó đây là loại hormone làm giãn các cơ trong đường tiêu hóa làm quá trình tiêu hóa chậm lại, dẫn đến hiện tượng đầy hơi, táo bón. 

Ngoài ra thì ốm nghén, tâm trạng căng thẳng, lo lắng hay sở thích ăn đồ chua chứa nhiều acid khi có bầu như xoài, mận, mơ,... Khi thai nhi càng phát triển, tử cung bị đẩy lên cao hơn làm cho vị trí dạ dày thay đổi, thức ăn xuống dạ dày bị ứng động, khó tiêu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày cũng sẽ gây nên tình trạng đau dạ dày.

Đau bụng sau quan hệ tình dục

Nếu là do quan hệ tình dục khi mang thai thì sẽ bị đau bụng dưới là chủ yếu kèm theo cả đau lưng. Quan hệ tình dục khi mang thai có thể khiến mẹ bầu đạt cực khoái, lượng máu đến vùng xương chậu tăng hoặc co bóp tử cung nên mới gây đau bụng.

Đến nay chưa có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh quan hệ tình dục gây sảy thai kể cả trong giai đoạn 3 tháng đầu. Do vậy, đau bụng do nguyên nhân này là vô hại và hoàn toàn không phải lý do để ngừng tận hưởng tình dục. 

Máu đến tử cung nhiều

Việc tăng lượng máu đến thai nhi nhiều hơn bình thường khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụngViệc tăng lượng máu đến thai nhi nhiều hơn bình thường khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng

Trong suốt thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ tự động gửi nhiều máu hơn đến tử cung để nuôi thai, điều này đã tạo thêm áp lực cho tử cung dẫn tới các cơn đau. Cách để làm giảm bớt các cơn đau mẹ bầu có thể áp dụng như nằm xuống nghỉ ngơi, ngâm mình trong bồn tắm nước ấm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Mang thai 3 tháng đầu hay bị đau bụng có thể mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lý này có thể không có triệu chứng nhưng thường gây đau hoặc tăng áp lực tại vùng chậu. Ngoài ra thì nó còn có thêm các triệu chứng như nước tiểu có mùi hôi, có vẩn đục hoặc lẫn máu, đau và rát mỗi khi đi tiểu, sốt, nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau bụng ở phụ nữ có bầuNhiễm trùng đường tiết niệu gây đau bụng ở phụ nữ có bầu

Nhiễm trùng tiểu có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng bàng quang, ảnh hưởng đến thận và gây sinh non nếu không được điều trị. Tuy nhiên việc điều trị cũng không quá khó khăn, chỉ một đợt kháng sinh ngắn sẽ cải thiện tốt tình trạng này.

Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu

  1. Thai làm tổ: 

Đau bụng khi mới mang thai là do thai làm tổ, nó xuất hiện rất sớm trong thai kỳ của bạn, thậm chí là trước cả khi chậm kinh. Cơn đau giống như trong thời kỳ kinh nguyệt, đau nhẹ và ra máu âm đạo ít. Đây là kết quả trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung, thời gian xảy ra khoảng 8- 10 ngày sau khi rụng trứng và chỉ kéo dài một ngày hoặc lâu hơn. Còn máu âm đạo này chính là máu báo thai.

Thai làm tổ sẽ gây đau bụng nên mẹ bầu đừng quá lo lắngThai làm tổ sẽ gây đau bụng nên mẹ bầu đừng quá lo lắng

  1. Thai ngoài tử cung: 

Quy luật bình thường là trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển dần về trong tử cung để làm tổ tại đây, nhưng vì lý do nào đó mà nó lại làm tổ ngoài tử cung, thường là vòi tử cung gây ra hậu quả nghiêm trọng. Những cơn đau bụng sẽ xuất hiện và không mất đi mà còn dần trở nên tồi tệ hơn. 

Dấu hiệu đi kèm để nhận biết thai ngoài tử cung như chảy máu âm đạo, đau vai, chóng mặt, ngất xỉu. Nếu bạn cho rằng mình có thể đã mang thai ngoài tử cung thì cần đi bác sĩ ngay để được khám và chẩn đoán chính xác.

Thai ngoài tử cung cũng là nguyên nhân gây đau bụng khi mang thaiThai ngoài tử cung cũng là nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai

  1. Sảy thai và dọa sảy thai: 

Đau quặn bụng có thể là do dọa sảy thai và sảy thai, thường là đau bụng dưới, lưng hoặc vùng chậu kèm theo máu chảy. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có ít ở 3 tháng giữa. 

Cơn đau của sảy thai và thai làm tổ gần như nhau nên dễ bị nhầm lẫn, do vậy bạn cần chú ý thêm triệu chứng sảy thai quan trọng nhất đó là chảy máu, có thể trong vài ngày và thường sẽ nặng hơn theo thời gian. Khi đó hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để kiểm tra ngay nhé.

Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn là tổ chức dải mô giữa tử cung tại chỗ, khi tử cung phát triển thì dây chằng tròn sẽ căng ra gây đau bụng và đôi khi là tỏa ra hông hoặc háng. Đau dây chằng tròn khi mang thai thường bắt đầu trong quý hai của thai kỳ và thường cảm thấy ở một bên nhưng đôi khi là cả hai.

Dây chằng tròn căng ra khi thai nhi ngày một lớn khiến mẹ bị đauDây chằng tròn căng ra khi thai nhi ngày một lớn khiến mẹ bị đau

Đau da bụng khi mang thai xuất hiện khi bạn đang tập thể dục, ra khỏi giường, hắt hơi, ho, cười hay khi thực hiện động tác nào đó một cách đột ngột, cảm giác này có thể kéo dài trong vài giây đến vào phút. Nghỉ ngơi nhiều và cố gắng thay đổi tư thế, vị trí từ từ để giảm đau.

Cơn co Braxton Hicks

Những cơn co thắt Braxton Hicks thường bắt đầu vào khoảng 20 tuần đầu của thai kỳ, và xuất hiện tương đối ngắn, chỉ vài giây và không đều. 

Mất nước có thể là nguyên nhân gây nên cơn đau co thắt, do vậy bạn hãy chắc chắn uống đủ nước (nước tiểu không màu hoặc có màu vàng nhạt). Khi thay đổi vị trí ngồi hoặc nằm nếu bạn đang đứng và ngược lại sẽ giúp giảm cơn đau.

Rau bong non

Rau thai tác một phần hoặc hoàn toàn khỏi tử cung trước khi em bé chào đời có thể gây đau bụng dữ dội và dai dẳng kèm với đau lưng và chảy máu âm đạo. Nếu bạn thấy có bất kỳ triệu chứng nào kể trên thì cần đến ngay bệnh viện để được chăm sóc y tế.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng thường phát triển trong nửa sau của thai kỳ và được đặc trưng bởi huyết áp cao, protein trong nước tiểu- có thể gây đau bụng. Các triệu chứng đi kèm như đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn, nôn, sưng mặt và tay, khó thở.

Tiền sản giật gây ảnh hưởng cho việc cung cấp lượng oxy và dinh dưỡng cho em bé, làm tăng nguy cơ bị bong rau thai, dẫn tới sinh non, thai nhi dị tật,... Chính vì thế việc quan trọng bạn cần làm khi có các biểu hiện của bệnh đó là đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Cơn đau bụng chuyển dạ

Dấu hiệu co bóp tử cung khi mang thai sẽ diễn ra đều đặn, thời gian kéo dài từ 30- 70 giây và xúc lại gần nhau và mạnh mẽ hơn theo thời gian. 

Đau bụng khi mang thai có thể là do cơn chuyển dạĐau bụng khi mang thai có thể là do cơn chuyển dạ

Cơn chuyển dạ là thật nếu bạn bị co thắt đều đặn cứ sau 10 phút hoặc sớm hơn mà không biến mất dù bạn thay đổi vị trí, đồng thời cảm thấy áp lực ở vùng xương chậu (cảm giác như em bé của bạn đang đẩy xuống), sự thay đổi trong dịch tiết âm đạo (rò rỉ dịch hoặc chảy máu.

Nếu những triệu chứng này xuất hiện trước tuần 37 thì được gọi là chuyển dạ sinh non. Nếu bạn cho rằng mình đang chuyển dạ hoặc không chắc chắn mà chỉ là nghi ngờ cũng cũng nên liên hệ với bác sĩ của bạn hoặc đến bệnh viện ngay để theo dõi.

Dấu hiệu đau bụng khi mang thai nguy hiểm cảnh báo nguy hiểm

Nếu bạn gặp phải tình trạng đau bụng mang thai đi kèm với những triệu chứng liệt kê dưới đây thì hãy đến bệnh viện ngay để thăm khám và tìm nguyên nhân cũng như hướng xử lý nhé:

  • Mức độ đau ngày càng tăng lên, đau từng cơn, đau quặn kèm xuất huyết âm đạo.
  • Đau theo từng cơn, đau tăng dần và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đi ngoài, buồn nôn và có dịch nhầy như bã cà phê.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên choáng váng và bị ngất xỉu.

Đây đều là những dấu hiệu cảnh cáo nguy cơ sảy thai, dọa sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Do đó, việc đến bệnh viện sẽ giúp bác sĩ xác định được chính xác nguyên nhân, có phác đồ điều trị phù hợp.

Triệu chứng đau bụng khi mang thai theo các giai đoạn

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu

Có thể nhiều người vẫn chưa biết, mang thai tuần đầu tính từ ngày bạn thụ thai nhưng thực chất thì tuổi thai đã được tính là 3 tuần, khái niệm tuần 1 của thai kỳ chỉ là giai đoạn tiền thụ thai. Do đó mà các triệu chứng mẹ bầu trải qua ở giai đoạn này đều giống với triệu chứng của kỳ kinh nguyệt, bao gồm đau bụng dưới.

Tuần đầu của thai kỳ hầu hết mẹ bầu đều bị đau bụngTuần đầu của thai kỳ hầu hết mẹ bầu đều bị đau bụng

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên của thai kỳ là hiện tượng phổ biến nhưng bạn cũng cần phải lưu ý, nhất là những người mang thai lần đầu. Hầu hết triệu chứng đau bụng dưới này sẽ tự hết sau ít ngày. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đau bụng tháng đầu mang thai gây nguy hiểm cho mẹ và bé nên cần được theo dõi kỹ hơn về các biểu hiện.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Việc mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng là hiện tượng hoàn toàn bình thường do lúc này phôi thai đang làm tổ. Đây là lúc mà thai bắt đầu bám vào lớp niêm mạc của tử cung để làm tổ gây nên hiện tượng đau bụng lâm râm như kỳ kinh nguyệt.

Mang thai 3 tháng đầu đau bụng dưới sẽ kéo dài khoảng 2- 3 ngày và giảm nhẹ dần khi tử cung và xương chậu mở đủ rộng.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa

Theo các chuyên gia, bụng đau khi mang thai ở 3 tháng giữa của thai kỳ, nhất là vào tháng thứ 4 thường là do tử cung phát triển và dây chằng đang căng ra để nâng đỡ thai nhi.

Dụng đau khi thai ở 3 tháng giữa thường là do tử cung phát triển và dây chằng phải căng ra để nâng đỡ thai nhiDụng đau khi thai ở 3 tháng giữa thường là do tử cung phát triển và dây chằng phải căng ra để nâng đỡ thai nhi

Đây là biểu hiện xảy ra phổ biến và bình thường nên mẹ không cần phải lo lắng nếu cơn đau nhẹ và nó sẽ biến mất khi nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế linh hoạt.

Trường hợp đau với biểu hiện cơn đau mạnh và từng cơn thì mẹ hãy đi khám sớm để đảm bảo an toàn nhé.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Đau bụng nhiều khi mang thai vào thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ ở thượng vị hoặc hạ vị, mức độ nặng nhẹ của cơn đau có thể khác nhau, rõ ràng, từng đợt hoặc âm ỉ. Nguyên nhân gây nên các cơn đau này có khá nhiều như do thai nhi lớn đè lên dạ dày nên mẹ cần chú ý nhé.

Trường hợp thai phụ đau dữ dội thì có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng nên mẹ cần tới ngay bệnh viện sớm để khám và điều trị kịp thời.

Các vị trí đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Đau vùng bụng dưới

Thời gian đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau râm ran ở vùng bụng dưới, nguyên nhân là bởi lúc này trứng đã được thụ tinh và đang tìm cách đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ trong bụng mẹ nên sẽ tạo cảm giác tưng tức ở vùng bụng dưới.

Ngoài ra đau cũng có thể là do tình trạng ốm nghén trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, thường đau sẽ kéo dài trong vòng 2- 3 ngày rồi dần giảm đi và biến mất. Có khoảng 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này.

Ngoài ra đau bụng dưới còn do thai nhi càng lớn càng gây sức ép lên các cơ làm giãn cơ và dây chằng nâng đỡ bụng, đau do ăn không tiêu, táo bón,...

Mang thai 37 tuần bị đau bụng dưới là do ngôi thai thay đổi tạo ra áp lực lên xương chậu, hông và bàng quang làm đau ở vùng bụng này và tạo sự khó chịu khi sinh hoạt. 

Đau bụng trên

Thai phụ bị đau bụng trên gần ức có thể nguyên nhân là do chèn ép của tử cung khi thai nhi đang lớn dần, do ăn quá nhiều, da và cơ bắp bị căng ra do tăng cân,.... Lúc này bạn nên vận động và nghỉ ngơi để giảm đau nhưng cũng có một số trường hợp và cần can thiệp y tế để đảm bảo toàn cho cả mẹ và con.

Đau bụng bên trái

Đau bụng trái khi mang thai do tử cung của người mẹ bị kéo dài Đau bụng trái khi mang thai do tử cung của người mẹ bị kéo dài 

Bụng bên trái và vụng bộ phận thuộc khu vực bên trái từ rốn đến xương chậu. Tử cung của người mẹ bị kéo dài cùng với đó là áp lực lên dây chằng đã khiến cho mẹ bị đau bụng dưới bên trái.

Với sự phát triển của bào thai, dây chằng bên trái chịu tác động và kéo căng gây ra những cơn đau, thậm chí cơn đau này còn kéo lan tới tận háng. Đây là triệu chứng thông thường mà phụ nữ đều gặp phải trong thai kỳ.

Khám và chăm sóc thai kỳ tại BVĐK Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị tư nhân uy tín hàng đầu Hà Nội chất chất lượng khám chữa bệnh, trong đó phải kể đến dịch vụ khám, chăm sóc thai kỳ và sinh để cho hàng nghìn chị em phụ nữ tại Hà Nội và những tỉnh thành lân cận.

Khoa phụ sản của bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia sản phụ khoa hàng đầu, trong đó có nhiều người từng công tác và giữ vị trí quan trọng trong các bệnh viện lớn như Phụ sản Hà Nội, phụ sản Hà Nội,... Tiêu biểu phải kể đến như Thầy thuốc nhân dân.Tiến sĩ.BS CKII Nguyễn Huy Bạo (Nguyên Giám đốc BV Phụ Sản Hà Nội), bác sĩ có 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.

An tâm hơn khi lựa chọn khám và chăm sóc thai kỳ tại BVĐK Phương ĐôngAn tâm hơn khi lựa chọn khám và chăm sóc thai kỳ tại BVĐK Phương Đông

Bác Bạo được bệnh danh là bàn tay vàng "mổ giỏi, may khéo" lại mát tay được nhiều sản phụ lựa chọn để chăm sóc thai kỳ và đỡ đẻ.

Cùng nhiều các chuyên gia khác như TTUT BS CKII Nguyễn Thị Bích Ngọc, BS CKII Nguyễn Tuấn Anh, BS CKII Tô Thiên Lý,... Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, không gian bệnh viện trong xanh, rộng thoáng đảm bảo sự thoải mái nhất cho mỗi sản phụ khi đến với Phương Đông.

Đặc biệt, bệnh viện còn xây dựng các gói thai sản để mẹ bầu được chăm sóc ngay từ khi có bầu đến lúc sinh em bé. Với đầy đủ các dịch vụ như khám thai, siêu âm, xét nghiệm, tiêm chủng, sinh, hậu sinh,...

Bệnh viện Phương Đông thường xuyên có các chương trình ưu đãi đặc biệt nhằm giúp mỗi mẹ bầu đều được trải qua giai đoạn thai kỳ và sinh đẻ được thuận lợi, an toàn và đặc biệt là nhẹ nhàng.

Khám thai, sinh con tại Phương Đông đều được áp dụng cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh giúp giảm chi phí cho quý khách hàng.

Trên đây là thông tin về đau bụng khi mang thai mà BVĐK Phương Đông chia sẻ tới bạn đọc nhằm giúp trang bị những kiến thức quan trọng để chăm sóc thai kỳ được an toàn. Nếu vẫn còn câu hỏi thắc mắc hoặc đặt lịch khám thai, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline 1900 1806 để được đội ngũ nhân viên tư vấn bệnh viện giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,601

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám