Đau đầu nhức mắt là một trong những triệu chứng đi kèm tình trạng đau đầu, xuất hiện cụ thể ở vùng gần mắt. Cùng tìm hiểu bệnh lý này dưới đây qua bài viết của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Đau đầu nhức mắt là một trong những triệu chứng đi kèm tình trạng đau đầu, xuất hiện cụ thể ở vùng gần mắt. Cùng tìm hiểu bệnh lý này dưới đây qua bài viết của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Đau đầu là một trạng thái cảm nhận đau ở bất kỳ vùng nào trên đầu; nhức đầu đau mắt là khi cảm thấy đau ngay tại vị trí hai mắt hoặc gần khu vực mắt. Hiện tượng đau đầu kèm nhức mắt thường khiến người bệnh cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng.
Không giống như nhiều bệnh lý mãn tính khác, rối loạn đau đầu đau mắt thường xuất hiện ở những người trẻ khỏe mạnh. Tỷ lệ người mắc rối loạn này cao nhất ở độ tuổi từ 25 đến 40, và giảm dần theo tuổi ở cả nam và nữ.
Nhức đầu đau mắt có thể được phân loại là nguyên phát hoặc thứ phát. Nhức đầu nguyên phát là khi không có nguyên nhân cụ thể có thể xác định được, trong khi nhức đầu thứ phát là kết quả của một bệnh lý khác.
Phân loại quốc tế về rối loạn đau đầu (ICHD-III) bao gồm:
Nếu đau đầu nhức mắt kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn mửa, hoặc mất thăng bằng, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất.
Hiện tượng đau đầu nhức mắt là một trong những vấn đề phổ biến thường xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Mức độ và tần suất của những cơn đau này có thể tăng dần, thậm chí xảy ra hàng ngày, và nhiều người có thể gặp phải suy nhược cơ thể và sự giảm chất lượng cuộc sống do đau đầu nhức mắt.
Nhức mỏi mắt và đau đầu thường đi kèm với nhau và có nhiều nguyên nhân gây ra. Mắt là cơ quan quan trọng được cung cấp bởi nhiều dây thần kinh, vì vậy bất kỳ tổn thương nào ở mắt cũng có thể gây ra đau đầu.
Mắt nhức mỏi có thể do mắc phải các bệnh tiềm ẩn, hoặc do làm việc quá sức hoặc cần phải tập trung nhiều vào việc nhìn. Ví dụ, khi bạn phải tập trung nhìn vào các vật thể hoặc màn hình ở cự ly gần, các cơ quan xung quanh và bên trong mắt sẽ làm việc cực độ hơn. Tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, việc này có thể gây ra cảm giác mệt mỏi cho mắt. Ngoài ra, việc nhếch mắt trong thời gian dài cũng có thể gây ra sự căng thẳng cho các cơ quanh mắt và khu vực khuôn mặt, làm cho mắt mệt mỏi và góp phần vào tình trạng đau đầu nhức mắt.
Đau đầu đau mắt có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy người bệnh cần chú ý quan sát kỹ các triệu chứng của mình. Để xác định nguồn gốc của đau đầu đau mắt, việc kiểm tra và phân loại ban đầu là cần thiết. Có rất nhiều nguyên do gây nên tình trạng này, có thể kể đến như:
Bệnh tăng nhãn áp là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu kèm đau mắt.
Mỏi mắt do nhìn màn hình nhiều.
Việc nhận biết nguyên nhân của đau đầu đau mắt là quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp đau đầu đau mắt và cũng phụ thuộc vào các yếu tố kích hoạt cụ thể:
Các yếu tố này đều có khả năng gây ra đau đầu nhức mắt ở mọi người. Để giảm thiểu nguy cơ, mỗi người cần chú ý và hạn chế tiếp xúc với những vấn đề này trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu bạn gặp phải tình trạng đau đầu nhức mắt chỉ ở tần suất thấp và mức độ đau nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà và theo dõi tình trạng của mình. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nặng hơn, kéo dài và không có dấu hiệu giảm đi, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, nếu những triệu chứng sau đây đi kèm với cơn đau đầu nhức mắt, bạn cần nhanh chóng thăm bác sĩ:
Sợ ánh sáng/tiếng ồn là cũng là triệu chứng của tình trạng bệnh lý về mắt.
Khi bạn thấy những cơn đau đầu kèm theo các triệu chứng như đau đầu nhức mắt xuất hiện thường xuyên, đừng chủ quan mà nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra trực tiếp.
Để điều trị đau đầu đau mắt, bạn cần tránh các yếu tố có nguy cơ gây ra tình trạng này. Hơn nữa, nếu bác sĩ đã chỉ định điều trị bằng thuốc giảm đau, hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn. Thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp làm giảm những cơn đau nhức mắt và đau đầu. Tuy nhiên, hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tránh việc lạm dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Trong trường hợp bệnh lý nhức đầu đau mắt là do viêm xoang gây ra, bạn có thể được điều trị bằng cách làm sạch và điều trị viêm xoang. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc thông mũi để giúp giảm triệu chứng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để hạn chế và giảm thiểu tình trạng nhức mắt và đau đầu. Cụ thể, bạn có thể thực hiện chườm nóng, tăng cường nghỉ ngơi, giảm căng thẳng bằng thiền, yoga, duy trì một chế độ ăn uống cân đối,...
Giải quyết các nguyên nhân cơ bản của chứng đau đầu sau mắt có thể giúp kiểm soát đau. Những phương pháp phòng ngừa có thể tham khảo như:
Giấc ngủ đủ giúp hạn chế tình trạng đau đầu nhức mắt.
Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng đau đầu và nhức mắt, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Có thể nói, đau đầu nhức mắt không phải bệnh lý quá nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn đem lại sự bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Ngoài những phương pháp được gợi ý, nếu tình trạng bệnh vẫn tiếp diễn kéo dài, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám sớm nhất để được điều trị kịp thời.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vui lòng liên hệ qua hotline 1900 1806 hoặc nhắn tin tại đây để nhận tư vấn miễn phí và các ưu đãi riêng từ chúng tôi.