Bệnh quai bị ở trẻ em là gì?
Bệnh quai bị là gì, Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết đây là một loại bệnh gây ra bởi virus Mumps, có thể gây ra tình trạng sưng đau ở tuyến nước bọt. Căn bệnh lây qua tiếp xúc thông thường ở không khí có chứa virus gây bệnh.
Căn bệnh dễ dàng lây nhất vào thời điểm 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hoặc 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Con đường lây là thông qua dịch tiết mũi họng hoặc nước bọt khi người mắc bệnh ho, khạc nhổ, nói chuyện.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh quai bị hơn cả
Trả lời cho thắc mắc bệnh quai bị là bệnh gì và những ai có thể mắc bệnh, bác sĩ cho biết ai cũng có thể mắc, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ dàng bị bệnh hơn cả. Thống kê cho thấy có hơn 80% các trường hợp mắc bệnh là trẻ nhỏ dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 6 tới 10 tuổi.
Một lưu ý đặc biệt về dấu hiệu bị quai bị là loại virus lây nhiễm vào nhiều bộ phận của cơ thể trẻ, trong đó chú ý ở tuyến nước bọt mang tai. Virus tấn công có thể khiến phần mặt 2 bên trước tai, dưới gò má bé sưng và đau.
Trẻ từng mắc bệnh quai bị một lần hiếm khi mắc lại lần hai. Lý do là bởi sau lần mắc đầu tiên cơ thể của bé sẽ tạo ra kháng thể bảo vệ. Loại kháng thể này cũng có thể đạt được nhờ tiêm phòng. Theo thống kê tỷ lệ phòng bệnh có thể lên tới 75 - 90%.
Dấu hiệu quai bị ở trẻ em
Nhận biết sớm biểu hiện của quai bị để kịp thời đưa ra các biện pháp xử trí là cách cha mẹ cần làm để tránh các biến chứng của căn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con em mình. Theo bác sĩ chuyên khoa các triệu chứng bệnh quai bị thường rõ ràng nhất trong khoảng thời gian 2 - 3 tuần sau khi tiếp xúc với virus.
Ở đối tượng bé trai và bé gái các dấu hiệu bệnh quai bị sẽ có những điểm giống và khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Trả lời câu hỏi quai bị sưng ở đâu, bác sĩ chuyên khoa cho biết biểu hiện sưng kèm theo đau ở tuyến nước bọt, một bên mặt của bé.
- Bé cảm thấy khó nói chuyện và khó khăn trong nhai, nuốt.
- Bệnh quai bị đau ở đâu, các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau tai có thể xuất hiện.
- Sốt cao từ 38 tới 40 độ C cũng là một trong những triệu chứng của quai bị.
- Trẻ mệt mỏi, chán ăn, ớn lạnh.
- Bé trai trong tuổi vị thành niên mắc bệnh có thể bị đau và sưng tinh hoàn.
Bệnh quai bị rất dễ được nhận biết khi tuyến nước bọt sưng đau một bên mặt
Cha mẹ có thể nhận thấy tình trạng sưng lên ở phía trước tai và ít nhất một bên cằm của trẻ. Một vài trẻ nhỏ bị sưng cả 2 bên cằm. Tình trạng này gây đau khi trẻ nhỏ nhai hoặc nuốt, bên cạnh đó các cơn sốt trong thời gian mắc bệnh của trẻ sẽ có thể kéo dài từ 1 tới 6 ngày. Tuyến nước bọt sưng đau kéo dài hơn 10 ngày.
Bệnh quai bị có lây không? Quai bị lây qua đường nào?
Căn bệnh có lây hay không là băn khoăn của nhiều cha mẹ khi không may còn mình mắc bệnh. Theo các Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đây là một bệnh truyền nhiễm được đánh giá nguy hiểm do khả năng lây lan mạnh mẽ, nhanh chóng, thậm chí có thể bùng phát trong cộng đồng.
Về nguồn truyền nhiễm
Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm bệnh là từ người mắc bệnh. Bệnh nhân trong giai đoạn khởi phát là nguồn truyền nhiễm phổ biến và quan trọng nhất. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra người mang virus không triệu chứng cũng có thể là nguồn truyền nhiễm.
Thống kê cho thấy trong ổ dịch cứ 1 bệnh nhân có dấu hiệu của quai bị lâm sàng sẽ có từ 3 - 10 người mang virus lành, chủ yếu là từ những người tiếp xúc gần với người mắc đang thời kỳ ủ và phát bệnh.
Về phương thức lây truyền
Bệnh lây qua đường hô hấp, virus tồn tại trong các hạt nước bọt hay dịch tiết mũi họng bắn ra không khí trong quá trình người mắc ho, hắt hơi, nói chuyện. Khi người lành hít phải các hạt nước tồn tại virus sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Nghiên cứu cho thấy các hạt nước bọt chứa virus sống gây bệnh thường có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 5 - 100m. Chúng phát tán mạnh ở phạm vi 1.5 mét, một số hạt cực nhỏ có thể tồn tại nhiều giờ và bay lơ lửng trong không gian kín.
Nên đeo khẩu trang để phòng tránh lây bệnh qua đường hô hấp
Dưới đây là tổng hợp các con đường lây nhiễm khiến bé bị quai bị được các Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thống kê lại như sau:
- Con đường ho hoặc hắt hơi.
- Sử dụng cùng đĩa hay dao kéo với đối tượng đã bị nhiễm bệnh.
- Lây nhiễm bệnh thông qua việc chia sẻ đồ ăn, thức uống với những người mắc bệnh.
Thời điểm dễ lây nhiễm
Thời điểm dễ lây bệnh quai bị ở trẻ em nhất là vào thời điểm giao mùa thu - đông. Lý do là bởi khi đó khí hậu mát và khô hanh, do đó bệnh có thể lan truyền mạnh hơn. Virus sẽ xuất hiện trong nước bọt của người bệnh trước khi xuất hiện biểu hiện của bệnh quai bị như sốt hay viêm tuyến nước bọt từ 3 - 5 ngày.
Sau khi khởi phát bệnh 7 - 10 ngày là giai đoạn lây truyền bệnh mạnh nhất. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy virus có thể thấy ở trong nước tiểu của bệnh nhân trong khoảng thời gian 2 tuần mắc bệnh.
Điều đáng lo ngại là khảo sát cho thấy có tới 25% người bị nhiễm không xuất hiện triệu chứng của bệnh quai bị một cách rõ rệt. Điều này làm tăng khả năng lây nhiễm sang những người xung quanh khi không biết rõ đang mắc bệnh.
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ mắc quai bị
Trẻ bị quai bị có thể gây biến chứng hay không là thắc mắc phổ biến nhất liên quan tới căn bệnh này. Bác sĩ chuyên khoa cho biết tuy không gây ra quá nhiều biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên bệnh lý có thể để lại ảnh hưởng lâu dài tới tuổi trưởng thành của trẻ. Cụ thể các biến chứng thường gặp bao gồm:
- Mắc bệnh sẽ gia tăng nguy cơ viêm não, viêm màng não hoặc dị tật tiểu não.
Bé trai mắc bệnh có nguy cơ bị viêm tinh hoàn
- Gây nguy cơ mắc viêm tinh hoàn ở bé trai. Chứng bệnh có thể dẫn tới tình trạng đau tinh hoàn, một vài trường hợp khiến bé trai mắc chứng vô sinh sau này.
- Trẻ mắc quai bị có thể dẫn tới viêm buồng trứng với nữ giới, gây nôn mửa và đau bụng.
- Trẻ cũng có thể bị điếc nếu mắc bệnh khi còn nhỏ, tuy vậy biến chứng này rất hiếm khi tỷ lệ chỉ là 1/200.000 trẻ mắc bệnh.
Bố mẹ cần làm gì khi bé bị mắc quai bị?
Cách trị quai bị như thế nào, cha mẹ cần làm gì khi có con mắc bệnh là câu hỏi được đặt ra xung quanh căn bệnh này. Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết bệnh lý gây ra bởi virus nên thuốc kháng sinh thường không có tác dụng. Cách điều trị phổ biến hiện nay vẫn là điều trị triệu chứng, nhằm giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Trẻ mắc quai bị kèm sốt cần sử dụng khăn ấm lau, chườm hạ sốt
- Khi trẻ đau quai bị kèm theo sốt, cha mẹ nên sử dụng khăn ấm để lau qua người. Tuyệt đối không cho trẻ tắm nước lạnh khi đang mắc bệnh, bên cạnh đó có thể sử dụng khăn ấm để áp vào phần má bị đau.
- Trẻ bị quai bị uống thuốc gì, hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh nên cha mẹ chỉ nên sử dụng các thuốc nhằm giảm triệu chứng do bác sĩ chỉ định. Lưu ý nên cho trẻ uống thêm nhiều nước hơn bình thường để hạ nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra nên bổ sung thêm các loại nước giàu dinh dưỡng như nước ép, sữa để bù nước cho cơ thể.
- Cha mẹ không nên để trẻ nô đùa hay chạy nhảy thời gian mắc bệnh do đây là hoạt động có thể dẫn tới biến chứng gây viêm tinh hoàn.
- Nên dùng thêm nước muối sinh lý để súc miệng cho bé, tránh tình trạng khô miệng.
- Khi trẻ xuất hiện biểu hiện nôn mửa, choáng váng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được theo dõi và có biện pháp xử trí sớm.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
Quai bị dễ dàng lây lan và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chính vì thế việc phòng bệnh là hết sức cần thiết. Mỗi người đều có thể chủ động phòng ngừa hiện tượng quai bị bằng các biện pháp sau đây:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng: Cần đảm bảo vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân cho trẻ. Thường xuyên cho bé đeo khẩu trang để tránh viêm nhiễm xâm nhập gây bệnh.
- Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các loại rau xanh, củ quả tuổi để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Khi phát hiện triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em cần đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.
- Để phòng tránh quai bị triệu chứng có thể lây lan sang người khác cần để người mắc bệnh được nghỉ ngơi tại nhà. Tốt nhất nên thực hiện cách li 10 ngày sau khi phát hiện các biểu hiện triệu chứng viêm tuyến mang tai. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, khi tiếp xúc cần đeo khẩu trang.
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng bệnh. Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi có thể tiêm phòng để cơ thể tạo kháng thể, miễn dịch với bệnh trong thời gian dài hoặc suốt đời.
Trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin để phòng tránh bệnh quai bị
Cha mẹ cũng lưu ý lựa chọn các đơn vị y tế uy tín để thực hiện việc tiêm phòng cho con em mình. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong số những đơn vị được đánh giá cao khi thực hiện các gói tiêm chủng hiệu quả dành cho trẻ em. Bệnh viện có sự cộng tác của đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành.
Toàn bộ vắc xin sử dụng để có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với đầy đủ các giấy tờ chứng minh chất lượng. Quy trình khám sàng lọc kỹ càng sẽ đảm bảo việc tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả.
Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không?
Quai bị là bệnh gì, đây là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Giải đáp câu hỏi “ bệnh quai bị có bị lại lần 2” Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết bệnh quai bị chỉ mắc một lần duy nhất trong đời.
Sau khi mắc bệnh, cơ thể người mắc sẽ tồn tại kháng thể trung hòa. Kháng thể này sẽ được duy trì ở nồng độ thấp nhưng chúng sẽ có tác dụng bảo vệ và mang lại khả năng miễn dịch suốt đời. Vì thế những trẻ từng mắc bệnh sẽ yên tâm là không bị lại lần thứ 2.
Tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo những ai từng mắc bệnh quai bị không phải vì có miễn dịch mà có thể thoải mái tiếp xúc với bệnh nhân. Mỗi người nên chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý quai bị ở trẻ em để cha mẹ tham khảo nhằm có những kiến thức cơ bản để xử trí khi cần thiết. Khi cần tư vấn vui lòng liên hệ tới số hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ.