Đau hố chậu trái có thể là một dấu hiệu của một vài bệnh đơn giản nhưng đây cũng là một triệu chứng rất hay xuất hiện ở những bệnh nguy hiểm, cấp tính. Khi bị đau hố chậu bên trái, nếu không được chẩn đoán kịp thời thì sẽ đe dọa đến mạng sống của người bị. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu đau hố chậu trái.
Đau hố chậu bên trái có thể là triệu chứng của một vài bệnh nguy hiểm
Đau hố chậu bên trái là gì?
Đau hố chậu bên trái, hay còn được gọi là Left Iliac Fossa Pain-LIF pain, có khả năng xuất hiện với mức độ đau từ mức trung bình có thể chịu được cho đến cường đau cần được cấp cứu hay có sự can thiệp phẫu thuật kịp thời. Đau hố chậu trái thông thường ít phổ biến hơn đau hố chậu phải ( hay RIF pain). Nguyên nhân của dấu hiệu đau hố chậu trái có thể giống với đau hố chậu phải hoặc không. Vì vậy việc chẩn đoán phải được xem xét cẩn thận để loại bỏ các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, người lớn tuổi chính là đối tượng hay bị đau hố chậu trái nhiều hơn đau hố chậu phải.
Cơn đau có thể lan tỏa khi có sự kích thích của phúc mạc toàn thể (hay parietal peritoneum) vì thiếu máu cục bộ (hay ischaemia), căng tức hoặc bị viêm. Cơn đau có thể dữ dội, theo từng cơn, bị buốt và có thể tăng lên khi bị hắt hơi hay thay đổi tư thế. Cấu trúc ruột phôi có thể gây đau ở phần bụng dưới.
Đau hố chậu trái có thể bị đau từ mức trung bình đến tình trạng cần cấp cứu gấp
Các triệu chứng thường đi kèm với cơn đau hố chậu trái
Dưới đây là một số các triệu chứng thường gặp đi cùng với cơn đau hố chậu bên trái:
- Bị sốt cao.
- Có dấu hiệu bất thường ở nước tiểu hoặc ở đường tiết niệu.
- Bị sụt cân (đây là dấu hiệu thường hay gặp nếu gặp tình trạng đau hố chậu trái mạn tính và kéo dài).
- Bị chảy dịch ở phần âm đạo.
- Đi đại tiện ra phân bị nhớt, nhầy, có máu và có hình dạng bất thường (dạng đặc hoặc lỏng).
- Có cảm giác buồn nôn và ói mửa.
Khi bị đau hộ chậu trái thường có cảm giác buồn nôn hay ói mửa đi kèm
Nguyên nhân của dấu hiệu đau hố chậu trái
Nguyên nhân khiến bị đau hố chậu trái cấp tính
Nguyên nhân từ các bệnh phụ khoa
- Các bệnh viêm nhiễm vùng chậu: còn được gọi là pelvic inflammatory disease - PID, thông thường sẽ kèm theo bị chảy mủ ở vùng âm đạo. Tình trạng này thường phổ biến ở những bệnh nhân đã từng quan hệ với nhiều người khác giới trong quá khứ.
- Do có khối u ở vùng chậu.
- Bị xơ hóa.
- Mittelschmerz: đây là tình trạng bị đau ở giữa kỳ kinh nguyệt.
- Có thai ngoài tử cung: hay ectopic pregnancy, ở phần ống Fallop bên phải, thường đi cùng với dấu hiệu xuất huyết trong. Nếu các bạn đang nghi ngờ thì hãy đi đến bệnh viện ngay để được cấp cứu, bởi vì bị rách túi Fallop có thể làm bạn bị xuất huyết một lượng máu lớn (có thể từ 2 lít đến 3 lít máu) trong khoảng thời gian ngắn sẽ bị shock do bị giảm thể tích máu (hypovolemic shock).
- Tình trạng đau hố chậu trái sau sinh: rách hay dập niệu quản, sanh non và bong tróc bánh nhau.
- Tình trạng sảy thai hay dọa sảy: nếu bạn có tiền sử căn xuất huyết hoặc thử thai dương tính thì bạn hãy đi siêu âm để kiểm tra xem bạn có đang gặp tình trạng sảy thai hay không.
- Xoắn buồng trứng: hay được gọi là ovarian torsion, xảy ra khi bạn bị u nang buồng trứng. Bệnh này khi chẩn đoán thường khá phức tạp và phải đi siêu âm để tìm ra điểm bất thường của buồng trứng.
Nguyên nhân từ các bệnh đường ruột
- Bị táo bón (constipation): đây có thể là tình trạng táo bón cấp, ví dụ như do bị viêm da dạ ruột và cũng cần phải loại bỏ hết tất cả các nguyên nhân trước được chẩn đoán chính xác.
- Viêm ruột thừa: bị đau hố chậu trái do bệnh viêm ruột thừa khá ít, chỉ trừ những trường hợp bị thừa ruột tịt.
- Viêm dạ dày và ruột (gastroenteritis): đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt là đối với trẻ em khi bắt đầu thường xuyên bị nhiễm trùng đường ruột. Bác sĩ cần phải loại trừ các nguyên nhân khác trước có thể có khả năng gây ra cơn đau hố chậu bên trái thì mới chẩn đoán được chính xác bệnh viêm dạ dày và ruột.
- Thoát vị bẹn hay đùi trái (left inguinal hay femoral hernia): bệnh này có thể khiến bạn bị đau ở vùng hố chậu trái. Bị thoát vị sẽ khiến người bệnh cảm thấy bị sưng lên hoặc căng tức ở vùng bẹn, theo đó là sự kèm theo của các triệu chứng của bệnh tắc ruột. Tình trạng này cần có sự can thiệp của phẫu thuật để phòng tránh các biến chứng về sau.
- Bị xoắn ruột (volvulus): đoạn xích ma chính là đoạn thường hay gặp tình trạng xoắn ruột, có thể dẫn đến biến chứng tắc ruột, căn bệnh này diễn biến khá âm thầm ở người lớn tuổi nên cần phải lưu ý.
Nguyên nhân do các bệnh ở đường tiết niệu
- Bị xoắn tinh hoàn (testicular torsion): căn bệnh này sẽ gây đau ở hố chậu trái.
- Bị nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infection): đi đại tiện ra máu, có cảm giác mắc tiểu liên tục, đi tiểu nhiều, thiểu niệu hoặc nước tiểu có mùi. Ngoài ra, cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Bị đau niệu quản: thường có cảm giác đau nhói và đau liên tục. Sỏi niệu quản có nguy cơ cao gây xuất huyết vi thể. Vì vậy, bạn hãy đi chụp X-quang hoặc siêu âm để được chẩn đoán đúng nhất.
Nguyên nhân khác
- Đảo phủ ngũ tạng: bệnh này đều gây đau ở cả hố chậu bên trái và hố chậu bên phải.
- Bị mắc bệnh huyết khối động mạch chậu.
- Bị phình động mạch chủ ở bụng (abdominal aortic aneurysm): bệnh này có thể đi kèm với các triệu chứng khác ngoài bị đau hố chậu trái như đau thận.
- Giời leo: bệnh này thường có dạng điển hình là phát ban. Trước khi bị phát ban sẽ có cảm giác đau hố chậu trái và căng tức da.
Nguyên nhân khiến bị đau hố chậu trái mạn tính
Nguyên nhân từ các bệnh sản phụ khoa
- Bệnh lạc nội mạc ở tử cung (endometriosis).
- Bệnh u nang buồng trứng hoặc vùng chậu.
Nguyên nhân từ các bệnh ở đường ruột
- Bệnh ung thư trực tràng (dạng carcinoma).
- Bị mắc phải hội chứng nhu động ruột (irritable bowel syndrome).
- Bệnh viêm loét đại tràng hoặc bệnh viêm ruột Crohn.
- Bị táo bón: hay constipation, là tình trạng bị táo bón mãn vì ăn ít chất xơ. Cơn đau có thể chỉ ở vùng hố chậu bên trái hoặc lan ra khắp bụng.
Nguyên nhân khác
Do các vấn đề ở phần hông bên trái.
Đau hố chậu trái là triệu chứng của các bệnh nào?
Đau hố chậu bên trái nữ giới
Sau đây là các bệnh ở nữ giới thường đi kèm với triệu chứng đau hố chậu trái mà các bạn cần lưu ý:
- Viêm bàng quang: bệnh xuất hiện cơn đau ở các vùng dưới rốn, có thể ở hố chậu bên trái hoặc bên phải, đi tiểu lắt nhắt, bị buốt mỗi khi đi tiểu và nước tiểu bị đục kèm theo sốt. Khi đi khám, ấn ở vùng bụng thì thấy đau nhiều và có đề kháng nhẹ. Bạn hãy nên thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để xác định đúng hơn.
- Viêm vùng chậu cấp tính: người bệnh sẽ có các dấu hiệu như đau nhiều ở vùng bụng dưới, kể cả hố chậu bên trái và phải, bị sốt cao và có biểu hiện nhiễm trùng.
- Có thai ngoài tử cung: người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng bụng dưới, thông thường sẽ đau ở một bên, bên trái hoặc bên phải, kèm theo ra huyết ở âm đạo dạng rong huyết và rong kinh. Khi đi khám sẽ thấy có khối đau nhói khi chạm vào cạnh bên của tử cung. Khi siêu âm sẽ thấy hình ảnh của khối thai nằm ngoài buồng tử cung.
- Vỡ nang buồng trứng: cơn đau ở phần bụng dưới, ở cả hai hố chậu hai bên tại vì bị vỡ nang buồng trứng. Khi đi siêu âm sẽ thấy có khối u ở buồng trứng và có dịch tự do ở ổ bụng.
- Ruột thừa hay viêm túi thừa: căn bệnh này thường xuất hiện ở những người phụ nữ lớn tuổi. Dấu hiệu ban đầu là sốt, tiêu chảy, đi ra phân có lẫn máu, ăn không ngon miệng, bị đau ở hố chậu trái hoặc phải. Cơn đau ban đầu thường cảm thấy ở dưới mũi ức, sau đó lan dần xuống vùng hố chậu trái hoặc phải, càng về sau cơn đau càng tăng dần lên, không đi đại tiện được, có cảm giác buồn nôn, chán ăn.
Khi bị đau hố chậu trái ở nữ có thể là dấu hiệu có thai ngoài tử cung
Đau hố chậu bên trái nam giới
Sau đây là các bệnh thường đi kèm với triệu chứng đau hố chậu bên trái nam mà các bạn cần lưu ý:
- Viêm bàng quang: người bệnh sẽ cảm thấy đau ở phần bụng dưới và bên trái, đau nhức vùng xương chậu, kèm theo đau lưng nhẹ, có dấu hiệu tiểu tiện bất thường như tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều, tiểu cấp, nước tiểu có mùi, màu đục, thi thoảng sẽ chảy mủ và có máu do đang trong giai đoạn cũ của bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng như suy thận, nhiễm trùng thận.
- Sỏi thận: khi sỏi bắt đầu di chuyển từ vùng bụng sang bàng quang, bạn sẽ cảm thấy đau ở bụng dưới, nhất là đau hố chậu trái. Sỏi càng to thì càng tăng cảm giác đau, bị đau buốt, đi tiểu ra máu và thấy buồn nôn.
- Viêm đường tiết niệu: cơn đau xuất hiện ở phần bụng dưới, ở cả hố chậu trái và phải, khi tiểu sẽ cảm thấy đau và ra máu. Bệnh này điều trị đơn giản nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
- Thoát vị bẹn: thoát vị bẹn ở bên trái sẽ khiến người bệnh bị đau ở vùng hố chậu trái, nam giới có thể gặp các triệu chứng như vùng bìu bị đỏ ửng và sưng phồng. Bệnh này gây ra bởi các nội tạng ở trong ổ phúc mạc bị sa ra bên ngoài và chèn ép lên các bộ phận khác, gây cơn đau ở bụng dưới.
- Viêm túi thừa đại tràng: một số biểu hiện thường gặp của căn bệnh này là nôn, táo bón, tiêu chảy và đau hố chậu trái.
Khi bị đau hố chậu trái có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang
Khi nào đau hố chậu trái thì nên đi gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang cảm thấy đau hố chậu bên trái mà tình trạng này đã kéo dài, lâu và có tình trạng cấp hay đi kèm với các triệu chứng ở bên trên đã đề cập thì bạn hãy nên đi bệnh viện ngay. Bạn hãy hẹn bác sĩ hoặc nhờ sự trợ giúp của cấp cứu để được chẩn đoán chính xác càng sớm càng tốt và được chữa trị kịp thời. Nếu bạn chủ quan sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn.
Hi vọng với những thông tin đã được cung cấp trong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh đau hố chậu bên trái, đồng thời giúp các bạn giải đáp các thắc mắc như đau hố chậu trái là bệnh gì và đau hố chậu trái là đau gì. Nếu bạn đang nghi ngờ và có các triệu chứng đã được đề cập phía trên thì bạn hãy nên đến bệnh viện ngay. Bạn nên tới khám tại bệnh viện đa khoa Phương Đông với đội ngũ y bác sĩ giỏi nhất có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm.