Đau họng nhiệt miệng có sao không? Điều trị tại nhà như thế nào?

Ngọc Anh

30-12-2024

goole news
16

Đau họng và nhiệt miệng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm khả năng ăn uống và giao tiếp. Tình trạng này thường kéo dài vài ngày và có thể tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Bị đau họng nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Đau họng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên đau họng nhiệt miệng có thể khiến người bệnh cảm thấy lo lắng khi miệng vừa nhiệt vừa đau họng kèm theo các biểu hiện như: lở miệng, sốt cao, cảm thấy ớn lạnh, buồn nôn, khó nuốt hoặc nuốt vướng, nóng rát ở vùng ngực, ợ hơi, ợ chua thường xuyên, ho, thay đổi giọng nói,...

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể kể đến như:

Viêm loét dạ dày 

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày chủ yếu là do vi khuẩn HP và axit trào ngược dạ dày. Đối với vi khuẩn HP, chúng sẽ sản sinh ra các loại enzyme có hại không chỉ gây tổn thương niêm mạc dạ dày mà còn di chuyển lên đường tiêu hoá gây viêm nhiêm cả miệng và họng. Trong trường hợp bạn bị trào ngược dạ dày, axit dạ dày có thể trào ngược lên gây tổn thương niêm mạc thực quản và thậm chí lan lên đến miệng gây ăn mòn và các vết loét nhỏ trong miệng khiến bệnh nhân bị nhiệt miệng.

Bệnh lý viêm loét dạ dày có thể khiến người bệnh bị đau họng nhiệt miệng

Bệnh lý viêm loét dạ dày có thể khiến người bệnh bị đau họng nhiệt miệng

Viêm nhiễm đường hô hấp

Đau họng nhiệt miệng có thể xảy ra do một số tác nhân như virus, vi khuẩn ở khoang miệng tăng lên. Kết quả là bạn sẽ dễ bị nhiệt miệng hơn và tái phát thường xuyên do nhiễm các loại vi khuẩn HP,....

Dị ứng thực phẩm

Cơ thể phản ứng lại tác nhân từ thực phẩm có thể khiến niêm mạc cổ họng bị viêm, loét, ngứa khiến người bệnh cảm thấy đau như thể bị đau họng nhiệt miệng.

Một số loại thực phẳm dễ kích thích cơ chế dị ứng của người bệnh

Một số loại thực phẳm dễ kích thích cơ chế dị ứng của người bệnh

Hệ miễn dịch kém

Chế độ ăn uống thiếu khoáng chất và vitamin B9, B12 như ít bông cải xanh, rau diếp, măng tây, chuối, dưa, chanh, đậu, nấm. thịt,... sẽ biến cơ thể thành môi trường thuận lợi để virus, vi khuẩn tấn công và gây ra các nốt nhiệt miệng trong cổ họng và các vị trí khác trong khoang miệng. 

Mất cân bằng đường ruột 

Viêm loét dạ dày khiến hệ vi sinh đường ruột rối loạn và đánh mất sự cân bằng của vi khuẩn có lợi và có hại. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng và gây ra các vấn đề như nhiệt miệng. 

Nếu hệ đường ruột bị mất cân bằng thì người bệnh dễ có biểu hiện mât cân bằng đường ruột

Nếu hệ đường ruột bị mất cân bằng thì người bệnh dễ có biểu hiện mât cân bằng đường ruột

Tại sao tôi lại bị nhiệt miệng đau cổ họng?

Có rất nhiều lý do thúc đẩy khién chúng ta cảm thấy đau họng nhiệt miệng, đôi khi không xuất phát từ bệnh lý mà xuất phát từ các thói quen trong sinh hoạt như:

Thói quen xấu khi ăn uống

Nếu bạn nhai nuốt không kỹ hoặc có thói quen nuốt thức ăn khô cứng thì có thể làm cổ họng bị trầy xước. Điều này khiến đôi khi sẽ khiến bạn bị nhiệt miệng và đau cổ họng.

Vệ sinh răng miệng kém

Đánh răng qua loa, không đi lấy cao răng định kỳ,... có thể khiến bạn số lượng vi khuẩn trong khoang miệng tăng lên, bạn sẽ dễ bị vết loét trong cổ họng hơn bình thường.

Tác dụng phụ từ dùng thuốc

Nếu bạn đang dùng nhiều loại thuốc kháng viêm như Diclofenac, Atenolol, Ibuprofen,... cũng gây ra một số hệ luỵ, khiến bạn bị đau họng nhiệt miệng như:

  • Ức chế phản ứng viêm của cơ thể làm suy yếu hệ miễn dịch, cơ thể dễ bị nhiễm trùng nên dễ bị viêm họng hơn
  • Mất cân bằng hệ vi sinh vật do thuốc kháng viêm không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn loại bỏ các vi khuẩn có lợi khiến các vi khuẩn phát triển mạnh hơn và gây ra các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan
  • Kích ứng niêm mạc miệng, họng làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết loét trên miệng
  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc lâu dài

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn

Một số nguyên nhân khác

Một số người bệnh đang trải qua thời kỳ đặc biệt như tiền mãn kinh, cho con bú, hành kinh, mang thai,... có nội tiết tố thay đổi, dễ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch. Do đó, cơ thể của họ dễ bị tấn công bởi các vi sinh vật và tạo thành nốt nhiệt miệng tại đây hơn.

Đau họng nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Đây không phải vấn đề sức khoẻ quá nghiêm trọng nên bạn không cần quá lo lắng khi gặp các biểu hiện trên. Nhưng bạn sẽ có cảm giác hít thở, ăn uống khó khăn hơn bình thường. Với số ít bệnh nhân diễn biến xấu, bạn có thể mắc phải các tình trạng như sau:

Suy nhược cơ thể, sụt cân

Người bị đau họng nhiệt miệng thường có cảm giác không ngon miệng, chán ăn, không muốn ăn trong thời gian dài vì họng bị đau rát, viêm loét. Trong thời gian dài, bạn sễ bị sụt cân và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ tổng thể. 

Cơ thể sụt cân có thể dễ dẫn đến tình trạng đau họng nhiệt miệng

Cơ thể sụt cân có thể dễ dẫn đến tình trạng đau họng nhiệt miệng

Áp xe vùng hạ họng

Tình trạng áp xe vùng hạ họng như xuất hiện các khối sùi loét ở thành sau họng bên phải hay dấu hiệu áp xe vùng hạ họng cũng có thể khiến người bệnh có cổ họng bị sưng, đau rát.

Vỡ niêm mạc họng

Lớp niêm mạc họng làm người bệnh bị nổi nhiệt miệng và tổn thương trong thời gian dài. Do sự bong tróc ở lớp niêm mạc họng cũng khiến chúng ta mắc các tổn thương bất thường như sưng cổ họng và thường xuyên đau rát.

Đau rát họng, sưng cổ họng có thể là biểu hiện của vỡ niêm mạc họng

Đau rát họng, sưng cổ họng có thể là biểu hiện của vỡ niêm mạc họng

Nấm họng

Tình trạng nhiệt miệng cũng gây ra nấm họng. Các triệu chứng thường gặp có thể kể đến như ngứa cổ, ho kếo dài, xuất hiện ở cổ họng đờm xanh, đờm vàng, chảy nước mũi, hắt xì hơi, sốt, lưỡi dày và bẩn, tiết nước bọt nhiều, dễ chảy máu,...

Ung thư vòm họng 

Đau họng nhiệt miệng kéo dài có thể khiến bạn bị sưng họng lâu, ho có đờm, đau họng, lưới trắng,... Tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến bạn có nguy cơ bị ung thư vòm họng cao hơn.

Cách xử lý khi bị đau họng kèm nhiệt miệng

Khi bị đau họng nhiệt miệng, bạn có thể thực hiện theo các gợi ý dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: 
    • Đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride.
    • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các răng.
    • Súc miệng bằng nước muối ấm sau khi ăn hoặc sau khi đánh răng.
  • Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: Tránh các thức ăn cay, nóng, chua, cứng. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa chua và uống nhiều nước để giữ ẩm cho cổ họng và giúp làm dịu cơn đau.
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau và khó chịu. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể phục hồi.
  • Tránh khói thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong phòng ẩm.

Giữ vệ sinh răng miệng cũng là một trong các lưu ý của người hay mắc các bệnh về đường hô hấp

Giữ vệ sinh răng miệng cũng là một trong các lưu ý của người hay mắc các bệnh về đường hô hấp

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng đau họng nhiệt miệng

Bên cạnh các cách tự điều trị kể trên, cách tốt nhất là bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lý như sau:

  • Kiểm soát các bệnh lý gây nên tình trạng nhiệt miệng như nha khoa, HP dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng,...
  • Không ăn các đồ ăn có tính nóng và các loại thực phẩn dễ gây kích ứng hoặc dị ứng
  • Cẩn trọng khi dùng các loiaj thuốc, đặc biệt là thuốc chống viêm
  • Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa các thành phần gây hại
  • Thăm khám kịp thời để được chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa

Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại sẽ đem lại trải nghiệm y tế thoải mái, an toàn và kịp thời, chính xác cho mọi quý khách hàng.

Khám Tai Mũi họng ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Tai Mũi họng ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Có thể nói, đau họng và nhiệt miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng thức ăn, hoặc do hệ miễn dịch suy yếu. Bất thường này tuy không gây nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khủe trầm trọng hơn, việc đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nên được thực hiện kịp thời và nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

52

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám