Đau khớp là gì?
Đau khớp là tình trạng khớp trên cơ thể bị tổn thương, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Đau nhức xương khớp là hiện tượng rất phổ biến, thường xuyên xảy ra đối với các bệnh nhân có tiền sử bệnh khớp.
Nguyên nhân đau khớp gối đôi khi là biểu hiện của bệnh lý toàn thân hoặc chấn thương ở một vùng nào đó. Bệnh đau nhức xương khớp có thể chỉ ảnh hưởng đến một khớp hoặc cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp khác nhau gây nên tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân.
Hình ảnh đau nhức xương khớp
Các vị trí đau xương khớp
Đau khớp gối
Khớp gối bị đau là do các phần mềm quanh khớp gối bị tổn thương hoặc các bệnh lí liên quan đến khớp gối. Mức độ đau khớp gối ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ cảm thấy hơi đau, đau nhẹ, nhưng có người lại đau đớn vô cùng và còn ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
Cách chữa đau khớp gối:
- Áp dụng công thức R.I.C.E gồm: R (Rest - Nghỉ ngơi), I (Ice - Chườm lạnh), C (Compression – Ép), E (Elevation – Nâng lên)
- Sử dụng thuốc
- Massage
Những thực phẩm người đau khớp gối nên bổ sung là: cá hồi, cá thu, xương ống, sườn, súp lơ xanh, hạt óc chó,..
Đau khớp vai
Khớp vai bị chấn thương, gây đau nhức là tình trạng phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai có thể là thoái hóa khớp, viêm gân chấn thương khớp vai, viêm bao hoạt dịch, các bệnh lý dây thần kinh liên quan.
Đau khớp háng
Triệu chứng đau khớp háng gồm: đau hông, đi lại khó khăn, đau lan sang các vùng xung quanh, giảm khả năng cử động chi dưới. Bà bầu đau khớp háng là tình trạng phổ biến bởi phụ nữ mang thai và sau sinh thường bị đau khớp háng.
Đau khớp ngón tay
Khớp ngón tay chính là phần khớp nối ở giữa xương ngón tay với xương bàn tay và ở giữa 2 đốt xương ngón tay. Dấu hiệu đau khớp ngón tay là xuất hiện các cơn đau khi cầm, nắm, chụp.
Cách chữa đau khớp ngón tay giữa là xoa bóp ngón tay khi có cảm giác đau, đồng thời đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa xương khớp để khám và điều trị
Đau khớp bàn chân
Bàn chân là nơi chịu trọng lượng, sức nặng của con người, nơi đây rất dễ bị tổn thương, nhất là khi chúng ta vận động. Khi khớp bàn chân bị chấn thương, cơn đau sẽ được biểu hiện ra như: đau, rát trong lòng bàn chân, vùng gần gót chân, tê hoặc ngứa các đầu ngón chân; vào buổi sáng thường có hiện tượng căng cứng khớp, khó khăn khi di chuyển.
Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng đau khớp chân rất dễ xảy ra, vì lúc này, việc cơ thể tăng trọng lượng do mang bầu kèm theo là tăng cân do chế độ ăn uống bổ dưỡng. Mọi sức nặng đều dồn hết xuống đôi bàn chân nên nó rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, phụ nữ có bầu cũng có thể bị đau khớp háng do bào thai trong tử cung to ra, chèn ép vào các dây thần kinh hông và háng.
Đau khớp chân khi mang thai
Một số vị trí đau khớp khác
- Đau khớp bàn chân
- Đau khớp cổ
- Đau khớp thái dương hàm
- Đau khớp ngón chân cái
- Đau khớp xương chậu
- Đau khớp nhai
- Đau khớp cổ tay
- Đau khớp cổ chân
- Đau khớp khuỷu tay
Triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp
Khi bị đau nhức xương khớp toàn thân, người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi xương, cơ, khớp và gân. Cơn đau nhức càng đau hơn mỗi khi vận động hoặc chạm vào vị trí đó. Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ cơn đau ở các vị trí như: bắp tay, chân, tay, cổ chân hoặc tay, cổ, vai, hoặc lưng…
Nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp
Thoái hoá khớp
Thoái hoá khớp là một trong những bệnh lý mạn tính về xương khớp gây mỏi, đau nhức các. Bệnh thoái hoá gây đau mỏi xương khớp này thường gặp ở những người trên 40 tuổi, và nhất là sau 60 tuổi.
Chấn thương
Các chấn thương liên quan đến khớp có thể gây đau mỏi xương khớp như sai khớp khi vận động, gãy xương, tổn thương dây chằng, giãn dây chằng,...
Nhiễm trùng
Biến chứng của nhiễm trùng ở khớp mà không được điều trị kịp thời chính là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp kéo dài.
Thiếu vitamin D
Vitamin D là chất giúp hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D thường có các biểu hiện như nhức mỏi các khớp, cơn đau kéo dài và lặp lại ở xương kèm theo mệt mỏi.
Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp
Chẩn đoán tình trạng bệnh đau nhức xương khớp
Bác sĩ sau khi thăm khám, chụp X quang và tìm hiểu một số triệu chứng đau khớp mà bạn gặp phải, sẽ xác định được vị trí khớp bị tổn thương. Nếu nghi ngờ có nguyên nhân khác bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm máu để sàng lọc các rối loạn tự miễn dịch.
Cách điều trị đau xương khớp
Đau khớp tuy không phải là tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống rất nhiều. Khi gặp những cơn đau khớp dai dẳng kéo dài cùng với những triệu chứng được nhắc đến phía trên thì cần đến gặp bác sĩ sớm.
Với mỗi bệnh nhân, mỗi triệu chứng và vị trí đau khớp lại cái phác đồ điều trị riêng nên cần đến khám cụ thể để được hướng dẫn chữa trị.
Biến chứng đau khớp là gì?
Các biến chứng của đau nhức xương khớp tê bì chân tay có thể bao gồm: gãy xương căng thẳng, hoại tử xương, suy thoái gân và dây chằng xung quanh khớp, chảy máu hoặc nhiễm trùng ở khớp; dây thần kinh bị chèn ép trong viêm khớp của cột sống.
Người bị đau xương khớp nên ăn gì?
Những đồ ăn được khuyên dùng cho người bị đau khớp có thể kể đến như sau”
- Các thức ăn giàu axit béo Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ,...
- Bổ sung canxi giúp xương khoẻ hơn: ăn xương ống, uống canxi, ăn tôm, cua
- Các loại rau màu xanh đậm: rau cải, súp lơ xanh,...
- Các loại nấm: nấm rơm, nấm hương, nấm đùi gà, nấm đông cô,...
- Các loại trái cây tươi
Phòng ngừa đau khớp
Đau khớp là căn bệnh phổ biến nhưng có thể phòng tránh được nhờ tuân thủ các lưu ý sau:
- Tập thể dục thường xuyên
- Quản lý cân nặng phù hợp với chiều cao
- Có thể sử dụng châm cứu giảm đau cho viêm khớp
- Có chế độ ăn uống lành mạnh
- Bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp bằng cả thức ăn lẫn thực phẩm chức năng
Kết luận
Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến đối với người lớn tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà phần lớn sẽ là thoái hoá khớp ở tuổi già. Cũng có trường hợp trẻ bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là trẻ bị đau khớp gối thường, nhưng nguyên nhân chủ yếu sẽ là vì chấn thương hoặc thiếu vitamin D. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như vận động thường xuyên sẽ giúp cho cơ và xương của bạn chắc khoẻ hơn.
Nếu có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của BVĐK Phương Đông để được hỗ trợ.