Dị ứng thuốc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Thu Hiền

11-11-2023

goole news
16

Dị ứng thuốc không phải là tình huống hiếm gặp trong y khoa. Các cấp độ của dị ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thuốc, thể trạng của người bệnh… dẫn đến bệnh trạng nặng hoặc nhẹ khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Bệnh viện đa khoa Phương Đông sẽ tổng hợp lại những kiến thức cơ bản nhất về hiện tượng dị ứng thuốc. Hãy cùng theo dõi để có những hiểu biết đúng đắn nhất về tình trạng này!

Dị ứng thuốc là gì?

Để hiểu rõ loại dị ứng này là gì, bạn cần phải nắm được khái niệm cũng như phân loại các dạng dị ứng cơ bản. Cụ thể như sau:

Khái niệm

Theo chuyên gia định nghĩa, dị ứng thuốc là việc cơ thể không dung nạp với các hoạt chất có trong các loại thuốc điều trị. Các loại thuốc này có thể tồn tại ở dạng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc thoa.

Dị ứng thuốc là khi cơ thể không dung nạp hoạt chất trong thuốcDị ứng thuốc là khi cơ thể không dung nạp hoạt chất trong thuốc

Một số loại dị ứng thuốc cơ bản

Dị ứng thuốc đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm cả dị ứng thuốc tây và dị ứng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược. Tuy nhiên, các loại dị ứng này thường gặp bao gồm:

  • Dị ứng kháng sinh.
  • Dị ứng Corticoid.
  • Dị ứng Paracetamol.
  • Dị ứng thuốc tê.
  • Dị ứng thuốc giãn cơ.
  • Dị ứng thuốc nội tiết tố.
  • Dị ứng thuốc Đông y: Dị ứng thuốc Bắc, dị ứng thuốc Nam…

Triệu chứng khi bị dị ứng thuốc

Việc bị dị ứng thuốc có thể khiến người bệnh xuất hiện những phản ứng bất thường. Tùy theo tính nặng nhẹ của các dấu hiệu dị ứng mà gây ra những tác hại nhất định cho cơ thể.

Triệu chứng thông thường

Một số những triệu chứng thông thường của dị ứng thuốc gồm:

  • Phát ban đỏ toàn thân

Khi bị nổi ban đỏ toàn thân, trên da sẽ xuất hiện các vết mẩn, sần nhỏ kết lại thành từng mảng với cảm giác ngứa rát. Các mảng ban này xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể với các kích cỡ từ nhỏ đến lớn.

Phát ban đỏ toàn thân do dị ứng thuốcPhát ban đỏ toàn thân do dị ứng với thuốc

Nổi mề đay là hiện thường thường gặp của các tình huống dị ứng thuốc, nhất là dị ứng thuốc kháng sinh, dị ứng với Paracetamol, dị ứng thuốc chống viêm… Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa và nóng trên những vùng da bị dị ứng. 

  • Viêm da dị ứng tiếp xúc

Triệu chứng viêm da dị ứng tiếp xúc bao gồm tình trạng ngứa, đau rát, sưng, phồng rộp hoặc đóng vẩy tại các vị trí bị phản ứng. Thường xảy ra do dị ứng các loại kháng sinh, thuốc tê, thuốc chống viêm….

Triệu chứng nghiêm trọng

Ngoài những biểu hiện phát ban, mẩn ngứa thông thường thì tình trạng dị ứng thuốc còn có thể xuất hiện các biểu hiện nặng hơn. Một số biểu hiện nghiêm trọng- sốc phản vệ có thể kể đến như:

  • Buồn nôn, đau quặn bụng

Buồn nôn, đau quặn bụng là một trong những dấu hiệu dị ứng nặng, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Điển hình là tình trạng mất nước do đau bụng tiêu chảy, xuất huyết trong đường tiêu hóa do phù Quincke…

  • Hạ huyết áp

Trạng thái hạ huyết áp khi bị dị ứng cũng là nguyên nhân tiềm tàng gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân. Nếu hạ huyết áp kéo dài, các mô bị thiếu hụt oxy gây ra rối loạn điện giải và trao đổi chất. Từ đó, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bao gồm hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, da đều có thể bị tác động xấu.

  • Co thắt đường thở gây khó thở

Dị ứng thuốc trường hợp nặng xảy ra ở thanh quản đặc biệt nghiêm trọng. Bệnh nhân bị co thắt đường thở, tím tái mặt mày và cơ thể. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

 

Có thể liên hệ ngay hotline 19001806 của bệnh viện Phương Đông nếu gặp bất kì biểu hiện nào nghi ngờ bị dị ứng thuốc để được hỗ trợ kịp thời.

Nguyên nhân dị ứng thuốc là gì?

Một câu hỏi đặt ra là, có phải do dùng quá liều thuốc mà dẫn đến dị ứng? Theo nghiên cứu, với những người có cơ địa dễ bị phản ứng với những loại thuốc nhất định thì liều lượng thuốc không phải là yếu tố quan trọng. Ngay cả khi chỉ dùng đúng liều hoặc rất ít thì vẫn có thể xảy ra dị ứng.

Vậy cụ thể nguyên nhân của tình trạng dị ứng thuốc là gì? Theo đó, các chuyên gia cho biết, dị ứng bắt nguồn từ việc trong cơ thể tồn tại sẵn chất Histamine và các mô có liên kết tĩnh điện Hisamine- Heparine không hoạt tính. 

Các hoạt chất lạ không tương thích với cơ thể khi được đưa vào hoặc tiếp xúc với da sẽ làm đứt liên kết nối tĩnh điện này. Từ đó, phóng thích ra Histamine gây ra các phản ứng dị ứng trên hệ tuần hoàn.

Chất Histamine tồn tại sẵn trong cơ thể là nguyên nhân gây dị ứng thuốcChất Histamine tồn tại sẵn trong cơ thể là nguyên nhân gây dị ứng

Đối tượng dễ bị dị ứng thuốc

Trên thực tế, đối tượng mẫn cảm thuốc rất đa dạng, bao gồm từ người già, trẻ nhỏ, người trưởng thành thuộc cả hai giới. Nguyên do là bởi tình trạng dị ứng thuốc xảy ra do cơ địa của từng người.

Theo thống kê và phân tích, các đối tượng dễ bị dị ứng với thuốc bao gồm:

Người có tiền sử bị dị ứng

Những người có tiền sử bị dị ứng với kháng sinh, dị ứng thuốc bôi ngoài da, bị dị ứng thuốc tê, … là đối tượng đầu tiên dễ bị tình trạng này nhất. Cơ chế phóng thích Histamine đã được định sẵn xảy ra khi có sự xuất hiện của các tác nhân gây dị ứng trước đó.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, giữa các loại thuốc gây dị ứng với những thuốc khác cùng nhóm có hiện tượng phản ứng chéo xảy ra. Ví dụ người có tiền sử bị dị ứng Amoxicillin cũng có khả năng dị ứng với các thuốc cùng nhóm Penicillin khác. 

Có người thân bị dị ứng

Không ít nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ về gen di truyền trong việc cha mẹ bị dị ứng thuốc dẫn đến con cái cũng bị dị ứng với chính loại thuốc đó. Xác suất mắc hội chứng này của thế hệ sau là khoảng 50%.

Có các hiện tượng dị ứng khác

Người bị dị ứng đồ ăn, dị ứng phấn hoa, dị ứng lông động vật, có bệnh lý viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… có nguy cơ cao bị dị ứng thuốc. Lý do là bởi bản thân cơ địa của họ đã nhạy cảm với những yếu tố trên nên rất dễ xảy ra các phản ứng dị ứng với các tác nhân khác trong thuốc.

Người bị bệnh mãn tính

Khi mắc phải các căn bệnh như viêm phổi, viêm tai, viêm họng, viêm phế quản, bệnh lý thần kinh…thì hệ thống miễn dịch thường sẽ nhạy cảm hơn. Đây là yếu tố có khả năng dẫn đến tình trạng dị ứng với một số loại thuốc của cơ thể dù trước đó người bệnh chưa từng bị. 

Sử dụng các loại thuốc không đúng chỉ định

Việc tự ý mua và sử dụng thuốc, ví dụ như kháng sinh, được cho là gây nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt, có khả năng gây ra dị ứng với các loại thuốc này. Lý do là liều lượng và thời gian không thích hợp cũng khiến cho hệ miễn dịch bị “nhờn” và phản ứng lại với chính các loại thuốc này.

Sử dụng thuốc không đúng chỉ định cũng có nguy cơ dị ứng thuốcSử dụng thuốc không đúng chỉ định cũng có nguy cơ bị dị ứng

Khi bị dị ứng thuốc cần làm gì?

Khi bị dị ứng thuốc nên làm gì để giảm thiểu tình trạng bệnh, hạn chế các nguy hiểm có thể xảy ra? Theo đó, ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu của dị ứng với thuốc, hãy liên hệ hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, trước khi được thăm khám cẩn thận, người bệnh cũng như người nhà nên chú ý các vấn đề sau:

  • Dừng ngay việc sử dụng các thuốc gây dị ứng và bị nghi ngờ gây dị ứng.
  • Thu thập các thông tin liên quan đến loại thuốc đã sử dụng: Tên, nhãn mác, liều dùng,… để cung cấp cho nhân viên y tế.
  • Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu bất thường của cơ thể, bao gồm: Dị ứng thuốc nổi mẩn ngứa, dị ứng thuốc sưng mắt, khó thở, choáng váng… 

Thu thập thông tin các loại thuốc đã sử dụng

Ngoài ra, trường hợp người bệnh đã từng có tiền sử bị dị ứng với thuốc và được chỉ định dùng biện pháp y tế thì có thể sử dụng:

  • Các loại thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi điều trị mẩn ngứa, ban đỏ do dị ứng thuốc được bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Những vết dị ứng nhẹ này sẽ biến mất sau khoảng vài ngày sử dụng thuốc.
  • Các loại thuốc chống dị ứng: Các loại thuốc thuộc nhóm kháng Histamine.
  • Tiêm Adrenaline: Chỉ những trường hợp dị ứng đặc biệt nặng, có tiền sử bị phản vệ thì mới được sử dụng loại thuốc này trong tình huống khẩn cấp. Bệnh nhân cần được tiêm một liều Adrenalin duy nhất vào cơ đùi ngoài và chuyển ngay đi cấp cứu.

Phòng ngừa dị ứng thuốc cần lưu ý gì?

Hầu hết việc dị ứng với thuốc đều xảy ra theo chiều hướng lần sau trầm trọng hơn các lần trước đó. Và những loại thuốc chống dị ứng không giải quyết được triệt để vấn đề mà chỉ mang tính chất tạm thời.

Do vậy, để hạn chế tối đa bị dị ứng, người bệnh cần phải tự ý thức được việc bảo vệ chính bản thân mình bằng những nguyên tắc sau:

  • Luôn tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ có chuyên môn, đơn vị y tế uy tín. Dùng đúng loại thuốc, liều lượng, thời điểm cũng như thời gian. Không tự ý sử dụng thuốc cho mỗi lần bị bệnh dù các biểu hiện bệnh lý là như nhau.
  • Không dùng đơn thuốc của người khác hay cho người khác dùng đơn thuốc của mình.
  • Không nghe người không có chuyên môn mách bảo các phương thuốc có nguồn gốc hoặc không có nguồn gốc.
  • Thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng thuốc của bản thân và các loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả.
  • Đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc. Ví dụ như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, sốt…

Dị ứng thuốc ở thể nhẹ có thể không gây nguy hiểm cho người bị bệnh. Nhưng nếu bị dị ứng với các biểu hiện nặng mà không được cấp cứu, điều trị kịp thời thì độ nghiêm trọng lại vô cùng lớn. Do đó, Bệnh viện đa khoa Phương Đông hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có những nhận thức đúng đắn về tình trạng này. Từ đó, có những biện pháp hợp lý để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình! 

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám tại bệnh viện Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,117

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám