Dính buồng tử cung khi mang thai phải làm sao?

Ngọc Anh

11-04-2024

goole news
16

Trên thực tế, tình trạng dính buồng tử cung rất khó phát hiện, ngay cả dính buồng tử cung khi mang thai. Một số mẹ bầu bị ra máu, dọa sảy thai mới đi khám kỹ hơn và phát hiện ra dính buồng tử cung. Trong trường hợp này, dính buồng tử cung sẽ khó điều trị hơn bình thường và gây cản trở sự phát triển của thai nhi. 

Dính buồng tử cung khi mang thai là gì? 

Dính buồng tử cung khi mang thai là tình trạng mang thai khi thành trước niêm mạc tử cung và thành sau của sản phụ bị dính vào nhau. Đây là hệ quả của những can thiệp như nong, nạo vào buồng tử cung hay tiểu phẫu nạo, hút thai,... Bệnh lý này gần như không phát hiện, bởi các biểu hiện kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới không đặc trưng. 

(Hình 1 - Khó khăn của dính buồng tử cung trong thai kỳ là khó phát hiện và gần như không thể can thiệp)

Khó khăn của dính buồng tử cung trong thai kỳ là khó phát hiện và gần như không thể can thiệp

Thông thường, dính buồng tử cung là nguyên nhân khiến người phụ nữ không có thai mặc dù không sử dụng các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, một số người khi đi siêu âm lại phát hiện dải dính buồng tử cung khi mang thai. Lúc này, việc can thiệp để điều trị rất hạn chế, gần như chỉ đối phó với các rủi ro có thể xảy ra.

Dính buồng tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Có. Dính buồng tử cung khi mang thai rất nguy hiểm khi nó sẽ làm hẹp buồng tử cung và sẽ hạn chế sự phát triển của thai nhi. Thay vì giãn nở lên gấp nhiều lần thì nếu xuất hiện các dải dính buồng tử cung khi mang thai sẽ khiến cho tử cung bị méo lại, cong giống như hình số 8. 

Bất thường này ảnh hưởng lên thai kỳ theo các trường hợp như sau:

  • TH1: Thai làm tổ trực tiếp vào dải dính thì thai rất khó phát triển. Bởi dải dính không có mạch máu, không truyền được chất dinh dưỡng để nuôi phôi thai.
  • TH2: Dải dính buồng tử cung khi mang thai làm cản trở sự giãn nở của tử cung, dẫn đến tình trạng ra máu sớm, dọa đẻ non. 

(Hình 2 - Sinh non là biến chứng thường thấy khi mẹ có các bất thường về tử cung)

Sinh non là biến chứng thường thấy khi mẹ có các bất thường về tử cung

Tại sao lại bị dính buồng tử cung khi mang thai?

Về nguyên nhân dính buồng tử cung thì phần lớn là do các can thiệp, đặc biệt là can thiệp sâu và can thiệp nhiều lần khiến buồng tử cung bị tổn thương. Có thể kể đến:

  • Lưu thai, đình chỉ thai khiến mẹ bầu phải nạo hút thai trong quá khứ.
  • Chủ động nạo hút thai trong quá khứ. 
  • Viêm nhiễm phụ khoa kéo dài, diễn biến thành nhiễm trùng tử cung, lạc nội mạc tử cung và các viêm nhiễm nặng khác.
  • Thực hiện giải phẫu sâu trong tử cung để chữa bệnh: nong tử cung, hút buồng tử cung, cắt u xơ tử cung, cắt polyp nội mạc tử cung,... 

(Hình 3 - Nạo hút thai là một trong các nguyên nhân gây ra dính tử cung)

Nạo hút thai là một trong các nguyên nhân gây ra dính tử cung

Phải làm gì khi được chẩn đoán dính buồng tử cung khi mang thai?

Siêu âm kiểm tra sớm

Mẹ bầu cần siêu âm sớm hơn từ tuần 4 - 6 của thai kỳ để kiểm tra thai đã làm tổ trong buồng tử cung hay chưa. Đồng thời, chị em cũng nên siêu âm và kiểm tra thường xuyên hơn các thai phụ thông thường để đề phòng cho mọi trường hợp có thể xảy ra. 

Bên cạnh đó, vì sự hạn chế của các biện pháp y khoa trong giai đoạn này nên bác sĩ cũng cần mẹ tái khám thường xuyên để theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

Trang bị các kiến thức về sinh non và sinh thường

Tùy từng trường hợp sức khỏe của bệnh nhân nhưng đa cố các trường hợp thường phải chủ động sinh mổ can thiệp. Đồng thời, nguy cơ sinh non không đủ tháng cũng cao hơn đáng kể. Chính vì thế, mẹ phải nắm rõ những dấu hiệu của cơn chuyển dạ sớm như:

  • Đau bụng kéo dài do 
  • Xuất hiện cơn gò tử cung
  • Ra máu
  • Thai máy yếu hoặc gần như không có

(Hình 4 - Sinh mổ thường được chỉ định cho thai phụ trong trường hợp này)

Sinh mổ thường được chỉ định cho thai phụ trong trường hợp này

Lựa chọn phương pháp sinh mổ

Trong trường hợp có dấu hiệu sinh non hoặc các bất thường khác, mẹ nên thảo luận cùng bác sĩ chuyên khoa để chuẩn bị sẵn sàng sinh mổ. Tất nhiên, sinh thường vẫn có thể thực hiện nhưng rủi ro khá cao nên hầu hết các thai phụ sẽ được chỉ định sinh mổ. 

Cách chẩn đoán và hướng điều trị của bệnh nhân dính buồng tử cung khi mang thai

Không có hướng điều trị chung cho bệnh lý này vì tình trạng sức khỏe, thời gian chẩn đoán và tiên lượng của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. 

Để chẩn đoán tình trạng dính buồng tử cung, phương pháp chính xác nhất là nội soi tử cung. Siêu âm tử cung có thể phát hiện ra bệnh lý này nhưng rủi ro của siêu âm nằm ở chỗ nó phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Đồng thời, máy siêu âm cũ, công nghệ lạc hậu cũng cản trở quá trình chẩn đoán. Chụp tử cung vòi trứng cũng vẫn tồn tại sai sót vì bản chất nó chỉ là lát chụp cắt ngang đen trắng, không phản ánh trực diện như camera nội soi. 

(Hình 5 - Bệnh nhân nội soi tại BVĐK Phương Đông)

Bệnh nhân nội soi tại BVĐK Phương Đông

Tóm lại, dính buồng tử cung khi mang thai sẽ mang đến một thai kỳ khó khăn tiềm tàng nhiều nguy hiểm sinh non và sinh mổ can thiệp cho cả mẹ và con. Cách tốt nhất là mẹ nên chủ động kiểm tra sức khỏe bằng nội soi tử cung trước khi mang bầu. Khi đó, các bác sĩ sẽ dễ dàng can thiệp bằng mổ tách dính và điều trị nội khoa chống dính để giúp mẹ có một thai kỳ thuận lợi hơn. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,294

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám