Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tình trạng chậm nói, khả năng ngôn ngữ và các rối loạn thính giác có thể liên quan đến nhau. Do đó, đo thính lực cho trẻ chậm nói là cần thiết, quan trọng và nên thực hiện sớm để phát hiện các vấn đề sức khoẻ (nếu có) và lên kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt
Khi nào phải kiểm tra thính lực cho trẻ chậm nói?
Trẻ chậm nói thường khiến cha mẹ lo lắng, đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu khó nghe hoặc không phản ứng với âm thanh xung quanh. Dưới đây là những tình huống mà bạn nên xem xét kiểm tra thính lực cho trẻ:
- Trẻ không phản ứng với âm thanh từ nhỏ đến to.
- Trẻ có biểu hiện chậm nói hoặc phát âm sai.
- Trẻ không phát triển ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.
- Gia đình có tiền sử bị khiếm thính.
- Trẻ sinh non hoặc từng nhiễm trùng ở tai.
Nếu trẻ có biểu hiện chậm nói thì cha mẹ nên cân nhắc cho bé đo thính lực từ sớm
Tại sao tình trạng chậm nói liên quan đến thính lực?
Thính lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ và nhận thức. Trẻ không nghe được hoặc nghe không rõ sẽ gặp khó khăn trong việc bắt chước ngôn ngữ và giao tiếp. Chậm nói có thể là biểu hiện của vấn đề về thính lực như:
- Mất khả năng nghe toàn bộ hoặc một phần.
- Rối loạn trong việc xử lý âm thanh.
- Nghe kém do nhiễm trùng tai hoặc tác nhân khác.
Các phương pháp kiểm tra thính lực
Đo thính lực cho trẻ chậm nói nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung có thể được đánh giá theo các phương pháp dưới đây.
Sàng lọc thính lực thường được xem xét thực hiện nếu trẻ sơ sinh tròn 1 tháng tuổi. Bằng cách kiểm tra khả năng nghe của em bé khi đang ngủ và hoàn thành chỉ trong vài phút.
Phản ứng thân não thính giác (ABR)
Phương pháp đo thính lực cho trẻ chậm nói có thể bao gồm cả bài kiểm tra ABR (Auditory Brainstem Response). Bác sĩ sẽ đánh giá thính lực không xâm lấn bằng cách đặt tai nhỏ vào tai của con bạn và 4 - 5 điện cực được đặt lên đầu con bạn để khảo sát hoạt động thân não đối với âm thanh.
ABR là phương pháp kiểm tra thính lực dựa trên phản ứng thân não thính giác
Trẻ được gắn các điện cự cảm biến trên đầu và tai, sau đó nghe âm thanh thông qua tai nghe. Các âm thanh khác nhau sẽ được phát ra để điện cực thu lại phản ứng của dây thần kinh thính giác. Kết quả sẽ phản ánh khả năng truyền động âm thanh từ tai đến thân não.
Kiểm tra phát xạ ốc tai (OAE)
OAE (Otoacoustic Emissions) cũng là phương pháp đo thính lực nhanh chóng và không xâm lắn. Mục đích của nó là kiểm tra các phản ứng tạo ra bởi tau trong hoặc ốc tai. Chỉ mất từ 5 - 8 phút, các bác sĩ sẽ đặt 1 micro nhỏ và loa được bao bọc trong 1 đầu dò vào tai của bệnh nhi.
Tiếp theo, ốc tai thu nhận, xử lý dải âm và gửi đến thân não trong khi 1 âm thanh riêng biệt quay trở lại ống tai. Âm thanh này dội ngược lại ống tai dưới dạng những thanh âm cần thiết cho khả năng hiểu lời nói.
OAE đánh giá phát xạ ốc tai của bệnh nhi
Kiểm tra thính lực toàn diện
Trẻ chậm nói có thể đánh giá ABR, OET và đánh giá thính lực hành vi mở rộng, kiểm tra tất cả các bộ phận của tai,... để đo ngưỡng nghe, xác định khả năng phân biệt âm thanh và đánh giá chức năng nghe của từng tai. Đối với một số đối tượng đặc biệt như trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ, các kỹ thuật khác có thể được áp dụng để hỗ trợ chẩn đoán như:
- Đo thính lực tăng cường thị giác (VRA) yêu cầu trẻ nhìn về phía nguồn âm thanh và trả lời câu hỏi
- Đo thính lực chơi có điều kiện (CPA)
Bệnh nhi còn có thể được kiểm tra thính lực toàn diện
Kiểm tra thính lực dẫn truyền không khí thuần âm
Phương pháp này sử dụng tai nghe để truyền âm thanh trực tiếp qua đường dẫn truyền không khí, giúp xác định ngưỡng nghe của trẻ với các tần số khác nhau. Bác sĩ sẽ cho trẻ nghe những âm thanh từ tần số thấp đến cao và yêu cầu bé trả lời bằng cách giơ tay, nhấn nút hoặc nói khi nghe thấy âm thanh.
Có thể nói, đo thính lực là một bước quan trọng khi trẻ chậm nói. Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra khả năng nghe của trẻ, từ đó xác định nguyên nhân trẻ chậm nói có phải do vấn đề về thính lực hay không.