Nhiễm trùng tai là gì? Điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Phan Ngọc Linh

06-02-2023

goole news
16

Nhiễm trùng tai là một loại bệnh về viêm nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do trong tai xuất hiện vi khuẩn hoặc tác động từ các yếu tố bên ngoài. Bệnh lý này nếu không được điều trí đúng cách sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm đến não bộ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh nhiễm trùng ở tai nhé!

Tổng quan về bệnh nhiễm trùng tai

Chắc hẳn, bệnh lý nhiễm trùng tai không còn xa lạ với mọi người, thế nhưng không phải ai hiểu rõ về bệnh lý này. Tình trạng nhiễm trùng ở tai thường xảy ra khi ứ đọng dịch ở trong tai giữa. Đặc biệt với người bệnh bị mắc chứng viêm họng, dị ứng hoặc cảm lạnh sẽ rất dễ đối với với hiện tượng này. Chính vì chất dịch ứ đọng bên trong tai, nên bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, thường xuyên cảm thấy đau tai.

Tốt nhất, chúng ta nên đi kiểm tra và theo dõi để hạn chế những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Bệnh lý này có nhiều dạng khác nhau, trong đố số lượng người bị nhiễm trùng tai giữa cấp tính chiếm số lượng lớn chủ yếu là trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh là xảy ra nhiều nhất. Nếu các bậc phụ huynh không theo dõi tình trạng của con thường xuyên, chúng ta sẽ rất khó phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nhiễm trùng tai xảy ra khi ứ đọng dịch ở trong tai giữa

Nhiễm trùng tai xảy ra khi ứ đọng dịch ở trong tai giữa

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm trùng tai là gì?

Một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm trùng tai. Nếu nắm được nguồn gốc, bạn sẽ có chủ động phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân chính khiến tai bị nhiễm trùng, viêm đó là do ống Eustachian bị tắc nghẽn khiến nhiều dịch lỏng bị ứ đọng tại đây. Sau một thời gian, chúng sẽ trở nên sưng tấy khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu, mọi sinh hoạt điều bị ảnh hưởng. 

Tình trạng nhiễm trùng thường xuyên do cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng gây tắc nghẽn cửa mũi, vùng họng và vòi nhĩ.

  • Vòi nhĩ (vòi Eustachian): Đây là một ống vòi tai có kích thước rất hẹp, nối vòm họng và tai giữa. Vòi nhĩ có chức năng điều chỉnh áp suất không khi và làm mới không khí ở trong tai, đồng thời thoát chất tiết bình thường trong tai giữa. Khi vòi nhĩ bị sưng có thể gây tắc nghẽn, khiến chất dịch tích tụ trong tai giữa gây nên tình trạng nhiễm trùng. Ở trẻ em, các vòi nhĩ chưa được phát triển bình thường nên thường hẹp và nằm ngang hơn, khiến cho việc thoát nước khó khăn và dẫn đến dễ bị nhiễm trùng ở tai.
  • VA (Adenoids ): Là mô lympho nhỏ nằm ở phía sau của mũi,có nhiệm vụ hoạt động như một hệ miễn dịch. Bởi vì VA nằm gần chỗ mở của các vòi nhĩ, dẫn đến nhiễm trùng tai ngoài và giữa. Tình trạng do VA thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn là người lớn.

Ống Eustachian bị tắc nghẽn gây nên viêm nhiễm ở tai

Ống Eustachian bị tắc nghẽn gây nên viêm nhiễm ở tai

Dấu hiệu nhiễm trùng tai

Để có thể phát hiện và thăm khám, điều trị bệnh nhiễm trùng tai đúng cách, cần nghiên cứu và nắm thật chắc các dấu hiệu thường gặp của bệnh. Tuỳ từng đối tượng của bệnh nhân, dấu hiệu bệnh có thể sẽ khác nhau, mọi người hãy theo dõi thật kỹ để nắm được tình hình bệnh.

Triệu chứng nhiễm trùng tai xảy ra ở người lớn

Đối với người lớn, khi bị nhiễm trùng ở tai thường sẽ sưng tấy, khá đau và gây khó chịu ở tai. Trong đó, một số người còn có thể trải qua cơn đau liên tục khiến người bệnh không thể làm việc và tập trung làm việc và học tập bình thường. Vì những triệu chứng này có thể khiến khả năng nghe của bệnh nhân cũng sẽ bị suy giảm đáng kể. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại và cần được bác sĩ theo dõi một cách cẩn thận. Ngoài ra, người bị nhiễm trùng tai sẽ cảm thấy buồn nôn và trong tai sẽ xuất hiện mủ.

Người lớn sẽ bị sưng tấy và khó chịu khi bị nhiễm trùng ở tai

Người lớn sẽ bị sưng tấy và khó chịu khi bị nhiễm trùng ở tai

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh về tai cao hơn người lớn, nếu các phụ huynh không thường xuyên theo dõi con họ sẽ rất khó để phát hiện ra trạng của bé. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy em bé đang mắc bệnh nhiễm trùng ở tai? Biểu hiện đầu tiên là trẻ thường sẽ giật mạnh vào tai vì bé đang cảm thấy khó chịu và đau ở khu vực này. 

Thêm vào đó, bé sẽ hay bị quấy khóc, ăn uống không ngon và kém hơn so với bình thường. Đặc biệt, khi chảy mủ từ tai là một hiện tượng khá phổ biến đối với trẻ nhỏ mắc bệnh về nhiễm trùng tai. Nếu ba mẹ thấy con có những biểu hiện trên, đừng chủ quan, hãy cho con đi kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra, bạn hãy để ý tới giấc ngủ và tình trạng cơ thể khi mắc bệnh, em bé ngủ ít và có thể sốt cao, bỏ ăn,...

Trẻ nhỏ thường quấy khóc và ăn uống kém hơn bình thường

Trẻ nhỏ thường quấy khóc và ăn uống kém hơn bình thường

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh về nhiễm trùng tai 

Bệnh nhiễm trùng tai xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau cả người trưởng thành và trẻ nhỏ. Trong đó, tình trạng viêm tai giữa rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đa phần nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra, có khoản 20% trẻ em bị viêm tai từ bệnh viêm màng não do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, những người có thói quen hút thuốc lá quá nhiều cũng sẽ gặp phải tình trạng nhiễm trùng ở tai cao hơn. Đó cũng là lý do mọi người nên loại bỏ thói quen xấu trong sinh hoạt.

Biến chứng của bệnh nhiễm trùng ở tai

Nhìn chung, các vấn đề về nhiễm trùng tai có thể xử lý nhanh chóng nếu bạn kịp thời phát hiện và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu bệnh nhân được không được điều trị đúng cách và sớm tình trạng viêm nhiễm có thể diễn biến xấu và trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm viêm xương chũm, thủng màng nhĩ, mất thính giác, viêm màng não, liệt dây thần kinh mặt, người lớn có thể mắc chứng bệnh Meniere.

Nhiễm trùng tai không được điều trị có thể gây nên viêm xương chũm

Nhiễm trùng tai không được điều trị có thể gây nên viêm xương chũm

Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng ở tai như thế nào?

Trước tiên, bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử bệnh, các triệu chứng của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra và tìm kiếm các dấu hiệu khách quan. Cụ thể, sẽ dùng đến đèn soi tai phóng đại hoặc thực hiện nội soi để xem màng nhĩ có bị sung huyết, tụ dịch, chất nhầy chảy ra. Sau đó, tiến hành dùng bơm khí để xem tình trạng di động của tai. 

Ngoài ra, với một số trường hợp nặng bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng miễn dịch, gây cấy mủ tai và tìm độ nhạy của kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh, sau đó cho bệnh nhân nhiễm trùng tai chụp CT nếu nghi ngờ có biến chứng não. 

Nên lưu ý rằng, trẻ em đang trong độ tuổi hình thành và phát triển về ngôn ngữ, nếu bị viêm nhiễm thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng nghe và nói. Vì vậy, nên đưa trẻ đến các chuyên gia về thanh học, thính học và phát triển tư duy để làm bài kiểm tra khả năng, nghe, nói, hiểu.

Chụp CT nếu nghi ngờ biến chứng não

Chụp CT nếu nghi ngờ biến chứng não

Phương pháp điều trị nhiễm trùng ở tai

Tuỳ vào mức độ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Trước tiên, bác sĩ sẽ điều trị tình trạng viêm cấp trong tai giữa trước, sau đó sẽ có kế hoặc để loại bỏ những nguyên nhân gây nhiễm trùng ở tai để tránh tình trạng này tái phát. Cách trị nhiễm trùng tai cụ thể như sau:

Giảm đau

Nếu người bệnh không cảm thấy khỏe hơn sau hai ngày nghỉ ngơi, hãy uống nhiều nước và sử dụng thuốc giảm đau. Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc giảm đau và hạ sốt điển hình đó là acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin). Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi chỉ cho uống acetaminophen, còn đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi thì có thể sử dụng thêm ibuprofen. Không nên dùng Aspirin cho trẻ bởi có thể gây nên hội chứng Reye - tình trạng hiếm gặp có thể gây sưng gan và não.

Kháng sinh 

Nếu bác sĩ quyết định việc điều trị bằng kháng sinh thì người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không thực hiện theo toàn bộ phác đồ điều trị của bác sĩ, tình trạng nhiễm trùng có thể quay trở lại và trở nên kháng với nhiều phương pháp điều trị khác.

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh về nhiễm trùng ở tai

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh về nhiễm trùng ở tai

Loại bỏ dịch ở trong tai

Nếu tình trạng gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chất lỏng vẫn còn trong tai một khoản thời gian dài hoặc trẻ bị nhiễm trùng tai tái phát, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật trích rạch màng nhĩ. Bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ nhỏ trên màng nhĩ để chất lỏng như nước, mủ và máu có thể chảy ra. Trong nhiều trường hợp, có thể đặt vào một cái ống để những chất lỏng này có thể quay lại bên trong. Ống này thường tự rơi ra trong thời gian khoảng 6 đến 18 tháng, cho phép chất lỏng thoát ra và không khí lưu thông và giữ cho đôi tai luôn khô ráo.

Để trẻ có thể sử dụng ống này, cần phải trải qua một cuộc sống phẫu thuật nhỏ kéo dài khoảng 15 phút. Phẫu thuật này hiếm khi gây nên nhiễm trùng hoặc sẹo và thường mang lại hiệu quả cao. Nếu các ống bong ra và nhiễm trùng quay lại, hãy đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt hơn.

Phương pháp tự nhiên

Ngoài những phương pháp kể trên, bạn có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên để giảm bớt các triệu chứng do việc nhiễm trùng tai gây nên, cụ thể đó là:

  • Làm ấm: Có thể dùng miếng gạc ấm để làm giảm cảm giác thấy khó chịu.
  • Cách cho trẻ ăn: Nếu bé ăn bằng bình, hãy đứng lên cho bé ăn chứ đừng đặt trẻ nằm ăn.
  • Súc miệng: Ở trẻ lớn hoặc người lớn có thể sử dụng nước muối để giúp cổ họng dễ chịu hơn và làm sạch các ống Eustachian.
  • Đứng cao: Nên giữ đầu thẳng để lưu thông trong tai giữa.
  • Đảm bảo không khí trong lành: Người bệnh không nên đến gần những khu vực có người hút thuốc, không khi ô nhiễm.

Súc miệng bằng nước muối để làm giảm khó chịu nơi cổ họng

Súc miệng bằng nước muối để làm giảm khó chịu nơi cổ họng

Phòng ngừa bệnh lý nhiễm trùng tai như thế nào?

Để có thể phòng tránh bệnh về viêm nhiễm ở tai, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:

  • Không nên sử dụng tăm bông hay vật thể lạ ngoáy vào tai: Tăm ống có thể làm sạch thành ống tai nhưng chúng cũng đẩy ráy tai vào sâu hơn. Ngoài ra, không dùng cách vật thể lạ như chìa khoá, kẹp tóc để ngoáy tai, chúng có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn và gây kích ứng da, làm vỡ ráy tai gây tổn thương ống tai.
  • Nên dùng mũ bơi hoặc nút tai khi bơi: Bạn có thể bảo vệ đôi tai của bạn bằng cách đội mũ bơi để ngăn nước vào tai. Có thể dùng nút tai nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Luôn giữ tai khô sau khi tắm: Sau khi tắm hoặc đi bơi, bạn hãy lau khô càng nhiều càng tốt bằng cách nghiêng tai và lau sạch bằng khăn. Bạn có thể nghiêng đầu và kéo dái tai về các hướng khác nhau, sẽ giúp nước thoát ra khỏi một cách an toàn. Nếu bạn cảm thấy có nước trong tai khi bơi về, hãy dùng máy sấy để làm khô tai, nhưng nên chắc chắn bạn đặt máy sấy ở nhiệt độ thấp.
  • Rửa tay thường xuyên: Bạn nên thường xuyên rửa sạch tay để tránh gây nhiễm trùng từ tay.
  • Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu: Để tránh nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú 6 tháng đầu và kéo dài đến khi bé 18 tháng tuổi để trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể từ nguồn sữa mẹ. 

Luôn giữ tai khô thoáng sau khi tắm hay bơi lội

Luôn giữ tai khô thoáng sau khi tắm hay bơi lội

Nên khám và điều trị nhiễm trùng tai ở đâu?

Điều trị bệnh nhiễm trùng ở tai nói riêng hay viêm nhiễm về tai mũi họng nói chung cần phải có sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa, dù là nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ hay người lớn. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh hay chất chống viêm vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Bệnh nhiễm trùng ở tai sẽ có khả năng tái phát cao nên cần phải thường xuyên theo dõi và khám bệnh ở cơ sở y tế uy tín.

Khoa Tai Mũi Họng ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là nơi chuyên khám và điều trị các bệnh về nhiễm trùng ở tai. Ở đây có hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác cùng phương pháp điều trị bệnh phù  hợp và hiệu quả nhất.

Nên khám và điều trị bệnh nhiễm trùng ở tai ở cơ sở uy tín

Nên khám và điều trị bệnh nhiễm trùng ở tai ở cơ sở uy tín

Như vậy, mọi người không nên coi thường và chủ quan về bệnh nhiễm trùng tai nói riêng và các vấn đề về tai mũi họng nói chung. Nên theo dõi để phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
903

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám