Đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần là phương pháp tiên tiến giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi kéo dài do viêm mũi mãn tính. Với khả năng can thiệp tối thiểu, ít xâm lấn và thời gian phục hồi nhanh chóng, đây đang là một trong số các phương án được cân nhắc lựa chọn trong điều trị các bệnh lý liên quan đến cuốn mũi.
Đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần là gì?
Cuốn mũi là bộ phận xương nằm trong khoang mũi, được bao phủ bởi lớp niêm mạc dày có chứa nhiều mạch máu. Mỗi khoang có 3 cuốn mũi, bao gồm:
- Cuốn mũi trên: Nằm cao nhất, có chức năng bảo vệ, giúp dẫn lưu dịch tiết mũi xoang.
- Cuốn mũi giữa: Đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa luồng không khí, lọc bụi và giữ ẩm.
- Cuốn mũi dưới: Lớn nhất trong ba cuốn mũi, chủ yếu tham gia vào quá trình làm ấm và lọc không khí khi hít thở.

Đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần là gì?
Đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị cho các ca bệnh phì đại cuốn mũi quá mức làm hẹp khoang mũi. Khi đó, khoang mũi của người bệnh bị hẹp lại, không khí đi qua khó khăn hơn dẫn đến các triệu chứng như khó thở, ngạt mũi.
Về cơ bản, thủ thuật này áp dụng sóng cao tần (radiofrequency) để tác động trực tiếp lên cuốn mũi. Quá trình này giúp thu nhỏ kích thước cuốn mũi, làm giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi do viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi mãn tính.
Đối tượng được chỉ định đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần?
Nhiều người hiểu lầm rằng bệnh nhân phì đại cuốn mũi nào cũng phải đốt sóng cao tần. Thực tế thủ thuật này không được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân mắc bệnh. Các chuyên gia y tế cho hay những người bị phì đại cuốn mũi nhẹ chỉ cần uống thuốc để điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị phì đại cuốn mũi nặng, khó thở trong thời gian dài đã dùng thuốc nhưng không hiệu quả thì có thể được bác sĩ cân nhắc đề xuất thực hiện phương pháp này.

Người có cuốn mũi phì đại dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ có thể dược chỉ định đốt cuốn mũi
Cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân đốt cuốn mũi nếu thuộc các trường hợp:
- Nghẹt mũi do phì đại niêm mạc cuốn mũi
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi quá mức liên quan đến phì đại cuốn mũi
- Có biến chứng ngưng thở khi ngủ
- Ứ đọng chất nhầy sau phẫu thuật nâng mũi, sửa mũi, nội soi mũi xoang hoặc chỉnh hình vách ngăn
- Viêm mũi mãn tính đã điều trị bằng thuốc nhưng không hiệu quả
Tuy nhiên, một số đối tượng sau thuộc nhóm chống chỉ định cho can thiệp ngoại khoa này như:
- Mắc bệnh về máu như rối loạn đông máu, chảy máu
- Nhiễm trùng mũi họng cấp tính
- Mắc các bệnh về tim mạch, nội khoa chưa kiểm soát được
Đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần diễn ra như thế nào?
Quy trình đốt mũi bằng sóng cao tần này diễn ra khoảng 15 - 20 phút theo các bước như sau:
Trước khi thực hiện
Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và nội soi mũi để đánh giá mức độ phì đại của cuốn mũi và xác định vùng cần can thiệp. Nếu bạn đang dùng một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen,.... hay các loại thuốc gây tác động xấu đến quá trình đông máu thì có thể phải ngưng tạm thời trước khi phẫu thuật.

Nội soi tai mũi họng giúp xác định mức độ tổn thương bên trong các cơ quan
Vào vài ngày trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước khi lên bàn mổ.
Trong quá trình thực hiện thủ thuật
Người bệnh có thể được gây mê toàn thân tại phòng mổ để đảm bảo không có cảm giác đau trong quá trình thực hiện. Về tư thế, bệnh nhân phải nằm ngửa, đặt đầu cao hơn 15 - 20 so với ngực. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt thuốc co mạch tại chỗ. Sau khi đặt thuốc, bệnh nhân sẽ được nội soi để kiêm tra hốc mũi và cuốn dưới 2 bên.
Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được đốt điện cao tần cuốn mũi dưới bằng đầu dò chuyên dụng của máy Coblator. Bệnh nhân sẽ dùng đầu điện cực đi dưới niêm mạc cuốn mũi dưới. Bác sĩ sử dụng đầu dò phát sóng cao tần đưa vào cuốn mũi. Sóng cao tần sẽ tạo ra nhiệt năng, tác động vào lớp niêm mạc làm co nhỏ các mạch máu, giúp cuốn mũi giảm kích thước mà không gây tổn thương sâu.
Quá trình này thường kéo dài từ 15 - 30 phút tùy vào mức độ phì đại của cuốn mũi.
Sau thủ thuật
Sau khi thực hiện, bậnh nhân sẽ lưu viện theo dõi khoảng 1 - 2 ngày. Sau thủ thuật, người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về cách vệ sinh mũi đúng cách, sử dụng thuốc theo chỉ định và chế độ sinh hoạt hợp lý.

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi sau khi thực hiện phẫu thuật
Các hình thức đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần
Ngoài phương pháp sóng cao tần truyền thống, còn có các hình thức đốt cuốn mũi tiên tiến khác như:
- Đốt cuốn mũi bằng plasma: Sử dụng dao nhiệt plasma loại bỏ mô bị viêm mà không gây tổn thương các mô lành xung quanh, đồng thời người bệnh cũng ít bị chảy máu hơn
- Đốt cuốn mũi bằng coblator: Công nghệ này sử dụng sóng tần số thấp kết hợp dung dịch muối để phá hủy mô viêm theo nguyên lý làm co mô dưới niêm mạc, bảo tồn niêm mạc và cấu trúc tuyến.
- Đốt cuốn mũi bằng laser: Sử dụng tia laser có cường độ mạnh để đốt cuốn mũi, hỗ trợ loại bỏ mô bị viêm, giúp giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi.
Có thể nói, đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần là một phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng, giúp khắc phục tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi do viêm mũi mãn tính. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn thực hiện thủ thuật tại các Bệnh viện uy tín và kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn chăm sóc sau mổ của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.