Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả

Hương Thắm

20-08-2020

goole news
16

Viêm mũi dị ứng là mặc dù không phải không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các bác sĩ đã khuyến cáo, những người mắc chứng hen suyễn, viêm tai giữa hay viêm xoang cần đặc biệt thận trọng khi có những biểu hiện của bệnh này để ngăn ngừa các biến chứng ngoài ý muốn.

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng còn có tên gọi khác là chứng sốt cỏ khô. Đây là vấn đề liên quan đến mũi, xảy ra khi hệ miễn dịch xảy ra phản ứng với các tác nhân gây kích thích và gây nên các triệu chứng điển hình là sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa, sưng quanh mắt và chảy nước mắt.

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về hô hấp rất phổ biến
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về hô hấp rất phổ biến

Viêm mũi dị ứng được các nhà nghiên cứu chia làm 2 loại chính là:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Đây là loại bệnh chỉ phát triển vào một thời điểm nhất định trong năm. Trong đó, mùa xuân là chính là thời điểm dễ tái phát bệnh này nhất do có khí hậu nóng ẩm kèm theo nhiều phấn hoa - tác nhân gây dị ứng mũi.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân của bệnh lý này thường do cơ thể người bệnh đặc biệt dị ứng với các tác nhân có trong môi trường, chẳng hạn như bụi, nấm mốc,... Bởi vậy, tình trạng viêm mũi có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm.

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, viêm mũi dị ứng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó lại gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Viêm mũi dị ứng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng như:

  • Viêm xoang cấp và mạn tính: Nguyên nhân là do dịch mũi bị ứ đọng lâu ngày và tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang.
  • Viêm họng, viêm thanh quản và viêm tai giữa: Niêm mạc mũi bị viêm nhiễm đã tạo điều kiện vi khuẩn phát triển mạnh và thâm nhập vào các vùng lân cận như họng, tai, thanh quản và gây viêm.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sụt cân: Do nghẹt mũi, tắc mũi thường xuyên nên người bệnh hay bị mất ngủ, giấc ngủ chập chờn khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
  • Ngứa cả mắt, đỏ mắt và chảy nước: Vi khuẩn gây viêm mũi xâm nhập lên viêm mạc mắt khiến người bệnh ngứa ngáy, dụi mắt, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thị giác.

Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị có thể tiến triển thành viêm xoang
Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị có thể tiến triển thành viêm xoang

Đặc biệt, viêm mũi dị ứng và bệnh hen suyễn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các yếu tố gây bệnh này cũng có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh kia. Do đó, ở những bị viêm mũi dị ứng kéo dài có nguy cơ cao mắc hen suyễn hơn người bình thường, nhất là vào mùa lạnh, hanh khô.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu là do cơ địa nhạy cảm với các dị nguyên. Khi người bệnh tiếp xúc, hoặc hít phải các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông động vật,... sẽ tạo ra histamine - một chất kháng sinh tự nhiên trong cơ thể con người. Chất này sẽ tạo thành một lớp niêm mạc ở mũi để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Bên cạnh nguyên nhân trên, cũng có một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ khởi phát viêm mũi dị ứng đó là:

  • Ô nhiễm không khí: Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường làm việc hoặc sinh sống ô nhiễm, chứa nhiều khói bụi hay hóa chất độc hại thì sẽ có nguy cơ cao bị viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, một số yếu tố khác như khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, nước hoa, ký sinh trùng,… khi có cơ hội xâm nhập được vào đường hô hấp cũng có thể gây nên bệnh lý này.
  • Thay đổi thời tiết: Khi thân nhiệt của con người không được điều chỉnh kịp với sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ môi trường cũng gây viêm mũi dị ứng. Triệu chứng của bệnh lúc này sẽ chỉ xuất hiện tạm thời và hết đi khi thời tiến dần ổn định lại. Viêm mũi dị ứng thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, có mưa nhiều, không khí ẩm thấp, đặc biệt là vào mùa Đông - Xuân.
  • Dị ứng thực phẩm: Viêm mũi dị ứng có thể khởi phát khi bạn bị dị ứng với sữa, trứng, các loại hải sản, đậu nành. Bệnh xuất hiện do nguyên nhân này còn kèm theo các triệu chứng ngoài da như sưng đỏ, phát ban, ngứa ngáy,...
  • Dị ứng hóa dược phẩm: Thông thường, hóa dược phẩm dẫn đến viêm mũi dị ứng chủ là các thành phần trong thuốc kháng sinh, các loại xà phòng có chất tạo mùi hay chất bôi trơn ở bao cao su.
  • Gia đình có người bị viêm mũi dị ứng: Trường hợp gia đình có một hoặc nhiều người bị viêm mũi dị ứng thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Thời tiết thay đổi có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Thời tiết thay đổi có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Triệu chứng, dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng

Có 2 loại viêm mũi dị ứng nên mỗi loại cũng có các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa:

  • Bệnh chỉ thường xuất hiện trong mùa lạnh hoặc lúc giao mùa giữa mùa lạnh với mùa nóng.
  • Có cảm giác nhột, ngứa ngay hoặc cay xè trong mũi dẫn đến tình trạng hắt hơi liên tục.
  • Mắt ngứa, cay và đỏ hoe kèm theo hiện tượng chảy nước mắt.
  • Nước mũi tiết ra thường xuyên, liên tục, thậm chí lỏng như nước lã.
  • Kết mạc, vòm họng có cảm giác bỏng, rát.
  • Đau đầu, uể oải cơ thể, đổ mồ hôi bất thường.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm:

  • Hắt hơi, ngạt mũi thường xuyên, nhất là vào buổi sáng sớm thức dậy.
  • Bệnh tái phát ngay khi người bệnh gặp lạnh, tiếp xúc với bụi bẩn hoặc luồng gió có chứa tác nhân dị ứng.
  • Nước mũi trong sau đó đặc lại như mủ.
  • Luôn ngứa ngáy ở mũi, có dịch đờm ở họng.
  • Triệu chứng viêm họng, viêm phế quản, sưng amidan đôi lúc có thể xuất hiện.
  • Niêm mạc mũi bị phù nề, có dịch mủ màu trắng hoặc vàng do bội nhiễm vi khuẩn.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình

Theo các bác sĩ, những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thường tái phát nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, chúng cũng có xu hướng giảm nhẹ vào buổi tối và tiến triển nặng hơn vào buổi sáng. Triệu chứng viêm mũi dị ứng thường chỉ kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày và biến mất. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh bị viêm mũi dị ứng quanh năm nếu gặp các tác nhân kích ứng bệnh hàng ngày sẽ bùng phát bệnh ngay.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý có thể chẩn đoán tương đối chính xác thông qua các dấu hiệu lâm sàng. Trong trường hợp muốn xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ thường áp dụng một số phương pháp sau:

  • Test kích thích: Đây là phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng sinh học thông qua các phản ứng dị ứng của cơ thể người bệnh.
  • Xét nghiệm dị ứng da: Phương pháp này dựa vào sự mẫn cảm tức thời của da khi tiếp xúc với dị nguyên để chẩn đoán bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ – RAST. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra hệ miễn dịch Ig E để chẩn đoán được dạng dị ứng cụ thể trong máu. Từ đó đưa ra được mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng.
  • Xét nghiệm miễn dịch men huỳnh quang: Xét nghiệm này gọi tắt là FEIA, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu và xác định số lượng immunoglobulin E dùng làm kháng thể cho một kháng nguyên cụ thể.
  • Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ đánh giá bệnh viêm xoang đồng thời chẩn đoán viêm mũi dị ứng giai đoạn đầu.
  • Chụp X quang: Chụp X quang thường được áp dụng để đánh giá các cấu trúc bất thường tại mũi để phát hiện sớm các biến chứng và phòng ngừa tình trạng hôn mê.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Thông qua hình ảnh thu được từ kỹ thuật chụp cắt lớp, bác sĩ có thể đưa ra những đánh giá trước về các đợt viêm xoang cấp, mạn tính.

Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Điều trị viêm mũi dị ứng

Có rất nhiều cách để điều trị viêm mũi dị ứng, bạn có thể tham khảo cách chữa theo Tây y, Đông y và kết hợp thêm một số mẹo dân gian tại nhà.

Tây y điều trị viêm mũi dị ứng

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nào dành cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Các bác sĩ thường chỉ dùng thuốc kháng sinh để có thể khắc phục triệu chứng tạm thời. Người bệnh cần chuẩn bị sẵn tâm lý sống chung với bệnh. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế những tiếp xúc với các yếu tố có thể gây kích ứng để kéo dài tối đa thời gian tái phát bệnh.

Tây y áp dụng 2 phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng chính là sử dụng thuốc và liệu pháp miễn dịch loại bỏ triệu chứng bệnh.

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng

  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng do kích ứng với môi trường. Cơ chế hoạt động của thuốc chính là ngăn chặn cơ thể con người tạo ra histamin. Khi dùng nhóm thuốc này, bạn cần thiết phải lắng nghe ý kiến của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng và cách dùng/
  • Thuốc chống xung huyết: Nhóm thuốc này còn có tên gọi là decongestant, thuốc thường được chỉ định cho người bệnh sử dụng không kéo dài hơn ba ngày. Tác dụng của thuốc chống xung huyết là ngăn chặn tình trạng nghẹt mũi và hạn chế áp lực xoang.
  • Thuốc thông mũi OTC: Nhóm thuốc này chính là thuốc điều trị viêm mũi dạng xịt, bao gồm Oxymetazoline, Pseudoephedrine, Phenylephrine, Cetirizine với pseudoephedrine.
  • Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi: Nhóm thuốc này sẽ đạt hiệu quả cao trong việc kiểm soát cơn ngứa và các triệu chứng khác có liên quan đến dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt và xịt mũi lâu dài, hãy luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
  • Corticosteroid: Đây là nhóm thuốc kháng sinh có khả năng giảm viêm nhanh chóng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Chủ yếu thuốc thuộc nhóm Corticosteroid là steroid xịt mũi.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Cetirizine
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Cetirizine

Chú ý:

  • Thuốc kháng sinh trị bệnh viêm mũi dị ứng có thể gây ra một số tác dụng phụ ở bệnh bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, người có tiền sử đột quỵ hay rối loạn giấc ngủ.
  • Huyết áp cao gặp vấn đề về bàng quang nên cùng nên cẩn trọng khi dùng thuốc chống xung huyết.
  • Thông báo kỹ với bác sĩ về một số vấn đề về sức khỏe mà mình đang mắc phải trước khi dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng.

Phẫu thuật điều trị viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng nặng, gây ra các biến chứng mà điều trị nội khoa không hiệu quả thì cần phải phẫu thuật để loại bỏ các niêm mạc hư trong xoang. Bên cạnh đó, cũng cần tái tạo sự dẫn lưu các xoang, tạo nên sự thông thoáng cho hốc mũi.

Đới với viêm mũi xoang dị ứng thì nếu muốn điều trị dứt điểm cần đảm bảo nguyên tắc điều trị kết hợp chữa viêm xoang và dị ứng. Bởi vậy, cần phẫu thuật để loại bỏ hết các tổ chức viêm trong xoang. Tiếp đó, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tái khám định kỳ nhằm chăm sóc hố mổ tốt.

Liệu pháp miễn dịch loại bỏ triệu chứng bệnh

Liệu pháp miễn dịch loại bỏ triệu chứng bệnh được áp dụng khi việc dùng thuốc thất bại. Đây chính là phương pháp điều trị bệnh bằng cách kích hoạt hoặc ức chế hệ thống miễn dịch. Sau một thời gian áp dụng cách này, người bệnh sẽ tăng dần khả năng chống lại chính dị nguyên gây dị ứng mũi.

Viêm mũi dị ứng cũng có thể điều trị được bằng liệu pháp miễn dịch
Viêm mũi dị ứng cũng có thể điều trị được bằng liệu pháp miễn dịch

Tuy nhiên liệu pháp miễn dịch thường không được áp dụng rộng rãi do chi phí cao và mất nhiều thời gian. Đa số người bệnh sẽ thực hiện điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật để điều trị.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Bấm huyệt

Bấm huyệt là phương pháp điều trị theo Đông y giúp lưu thông khí huyết, giảm viêm, tiêu sưng và loại bỏ dịch nhầy trong khoang mũi ra bên ngoài. Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa này bất cứ khi nào cảm thấy có nhiều dịch nhầy ứ đọng tại mũi hay ngứa mũi gây khó chịu.

Cách làm:

  • Day huyệt ấn đường (ở giữa 2 đầu chân mày) trong khoảng 2 phút cho đến khi có cảm giác căng tức.
  • Day ấn huyệt nghinh hương (nằm ở đường giao nhau của cánh mũi và rãnh mũi ) trong khoảng 20 giây cho đến cảm thấy căng tức tại vị trí này.

Diện chẩn

Diện chẩn cũng là giải pháp Đông y giúp điều trị viêm mũi dị ứng thông qua tác động vào huyệt đạo nhằm mục đích lưu thông khí huyết tốt hơn, tiêu viêm tiêu độc. Các huyệt trong diện chẩn được gọi là sinh huyệt báo bệnh và cần tác động như sau:

  • Lấy ngón tay trỏ day ấn liên tục trong khoảng 30 giây vào từng huyệt 143, 173, 39, 49 nếu viêm mũi dị ứng khởi phát do nhiễm phong nhiệt.
  • Lấy ngón tay trỏ day ấn khoảng 30 giây vào từng huyệt 127, 50, 19, 39, 37, 1, 73, 189, 103, 300, 0 sau đó chà nóng hai mang tai, hai cung mày, môi, cằm nếu như viêm mũi dị ứng do nhiễm phong hàn.

Phương pháp diện chẩn giúp điều trị viêm mũi dị ứng
Phương pháp diện chẩn giúp điều trị viêm mũi dị ứng

Trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian

Dân gian thường áp dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau như tỏi, lá bạc hà để giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Trong tinh dầu tỏi có chứa hoạt chất kháng khuẩn vô cùng tốt là allicin. Khi tác động vào niêm mạc mũi, chất này có thể giảm viêm tạm thời đồng thời kích thích mũi đào thải nhiều dịch nhầy ra bên ngoài hơn.

Cách làm:

  • Giã nát 1 củ tỏi, chắt lấy phần nước cốt sau đó trộn thêm với vài giọt dầu vừng.
  • Lấy tăm bông thấm ướt hỗn hợp tỏi và dầu vừng sau đó thoa nhẹ nhàng lên niêm mạc mũi.
  • Khi dịch mũi được đào thải sau khi bôi nước cốt tỏi thì rửa sạch mũi lại với nước muối sinh lý.

Chú ý: Không chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cho đối tượng trẻ nhỏ hay khi niêm mạc mũi có vết thương hở.

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng bằng bạc hà

Trong tinh dầu bạc hà sở hữu nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng tốt. Y học hiện đại cũng đã công nhận dược liệu này giúp giảm đau nhức, tiêu sưng viêm hiệu quả. Bởi vậy mà bạn hoàn toàn có thể dùng tinh dầu bạc hà để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng bằng bạc hà được nhiều người áp dụng
Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng bằng bạc hà được nhiều người áp dụng

Cách làm:

  • Dùng lá bạc hà tươi, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ.
  • Xông mũi trong nồi tinh dầu bạc hà cho tới khi nguội nước.

Chú ý: Không được sử dụng bạc hà cho trẻ dưới 1 tuổi vì dược liệu này có tác dụng ức chế tuần hoàn hô hấp. Trong khi đó, đây lại là đối tượng có hệ hô hấp yếu, chứa phát triển hoàn toàn.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị trên, để bệnh mau khỏi, bạn cũng cần tránh các tác nhân có thể gây dị ứng mũi bằng các biện pháp đơn giản như:

  • Luôn luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, nhất là khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm hay tập trung đông người.
  • Dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ không gian sống, nhất là phòng ngủ.
  • Sử dụng máy lọc không khí trong nhà để hạn chế bụi bẩn, các tác nhân gây dị ứng.
  • Hạn chế tới những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, nấm mốc hay thậm chí là vườn hoa nếu như bạn dị ứng với phấn hoa.
  • Không tiếp xúc với thú cưng, nhất là trẻ nhỏ.
  • Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

Để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng, các bác sĩ luôn khuyên bạn áp dụng đồng thời những biện pháp sau đây:

  • Tránh các chất gây dị ứng: Nếu có cơ địa dễ dị ứng, bạn cần tránh xa khu vực có phấn hoa, tránh tiếp xúc với thú cưng hay môi trường khói bụi, ô nhiễm. Bên cạnh đó, cũng nên cẩn trọng hơn khi sử dụng mỹ phẩm, chất tẩy rửa,...

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng để phòng tránh viêm mũi dị ứng
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng để phòng tránh viêm mũi dị ứng

  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh: Hãy chú ý giữ ấm vùng cổ, ngực và mũi khi thời tiết chuyển lạnh. Ngoài ra bạn việc tắm nước lạnh, nằm điều hoà lâu cũng là điều không nên bởi đây cũng là nguyên nhân có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm mũi dị ứng và viêm mũi xoang.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực tai, mũi, họng: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng sẽ ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn tại khu vực này. Các bác sĩ khuyên rằng, bạn nên đánh răng trước và sau khi ngủ dậy tiếp đó dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. Bên cạnh đó, cũng nên điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng như viêm amidan, sâu răng,...để phòng ngừa biến chứng viêm hô hấp.
  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể làm loãng dịch nhầy ở mũi hơn. Nhờ vậy mà nước mũi có thể dễ dàng được loại bỏ ra ngoài, từ đó ngăn chặn hiệu quả tình trạng ứ đọng gây viêm nhiễm.
  • Sử dụng thuốc hợp lý: Không lạm dụng các loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi để tránh bị nhờn thuốc. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bản thân đang mắc chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp thì bạn hãy tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

[Giải đáp] - Một số thắc mắc liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có lây không?

Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại đó là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm:. Đây là bệnh lành tính và hoàn toàn không lây truyền từ người sang người.

Viêm mũi dị ứng là bệnh không có khả năng lây nhiễm
Viêm mũi dị ứng là bệnh không có khả năng lây nhiễm

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng?

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này khi:

  • Người thân trong gia đình đang bị viêm mũi dị ứng.
  • Bệnh nhân hen suyễn, chàm da.
  • Thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, chứa hóa chất độc hại.
  • Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc viêm mũi dị ứng do hệ miễn dịch của bé còn kém nên khó có thể chống lại được các tác nhân gây hại. Mặt khác, cấu tạo mũi của đối tượng này cũng chưa hoàn thiện nên dễ phản ứng với bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật,…
  • Phụ nữ có thai.
  • Người có dị tật mũi bẩm sinh.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa.

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì?

Ngoài bị ảnh hưởng bởi thời tiết, một số thực phẩm cũng có khả năng làm tăng phản ứng dị ứng mũi. Bởi vậy viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì cũng là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm.

Người bị viêm mũi dị ứng nên uống nhiều nước
Người bị viêm mũi dị ứng nên uống nhiều nước

Thực phẩm người bị viêm mũi dị ứng nên ăn:

  • Rau, củ quả giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt, dâu tây, bông cải xanh, ớt đà lạt,...
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá mòi, cá nục,....
  • Thực phẩm có tính ấm: Thịt nạc, khoang lang, khoai tây, gan động vật,...
  • Các loại gia vị có chứa nhiều tinh dầu như bạc hà, rau mùi, rau ngổ, tỏi, gừng...

Thực phẩm người bị viêm mũi dị ứng cần kiêng:

  • Thức ăn có tính lạnh: Măng tây, dưa chuột, dưa hấu, bí ngô, kem,...
  • Thực phẩm tanh, giàu chất béo.
  • Đồ ăn cay nóng, chưa s nhiều chất bảo quản.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa.

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp xuất hiện phổ biến hiện nay. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng những người bệnh cũng cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị nhằm đề phòng các biến chứng xảy ra.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,757

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám