Gây tê màng cứng khi sinh thường và những điều cần biết

Đào Thị Huyền

12-04-2021

goole news
16

Gây tê màng cứng khi sinh thường là một thủ thuật giúp mẹ giảm đau đớn trong quá trình chuyển dạ. Nếu quyết định sử dụng phương pháp này, mẹ cần tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm những kiến thức cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Gây tê màng cứng là gì?

Gây tê màng cứng (Gây tê ngoài màng cứng) là một phương pháp gây tê được áp dụng cho giảm đau khi chuyển dạ khi sinh thường, Bác sĩ gây mê sẽ thực hiện tiêm thuốc tê vào cột sống của sản phụ. Các dây thần kinh cột sống nằm ở vùng lưng dưới chịu trách nhiệm truyền các cảm giác nhận được tới hệ thần kinh trung ương. Do đó, thuốc tê khi đưa vào khoang ngoài màng cứng của cột sống sẽ khiến mẹ bị tê liệt và mất cảm giác đâu từ phần rốn xuống đến hết chân, điều này khiến mẹ ít đau hơn, cuộc chuyển dạ sẽ diễn ra nhẹ nhàng và nhanh hơn.

Khi nào thực hiện gây tê màng cứng?

Gây tê màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3 -8 cm. Trường hợp đau nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện sớm hơn miễn em bé chưa xuống quá sâu trong khung chậu của người mẹ.

Gây tê màng cứng khi sinh thường là một thủ thuật giúp mẹ giảm đau đớn trong quá trình chuyển dạ

Hình ảnh gây tê màng cứng khi sinh thường

Gây tê màng cứng khi sinh thường được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ yêu cầu mẹ nằm nghiêng một bên hoặc ngồi trên giường. Sử dụng dung dịch sát khuẩn được bôi bên ngoài da, thuốc gây tê cục bộ tiêm vào cơ thể, bác sĩ sẽ đâm mũi kim gây tê ngoài màng cứng qua khu vực đã được gây tê. Ống thông được luồn vào khoang màng cứng, kim sẽ được loại bỏ, ống thông này được dán cố định ở lưng sản phụ. Khi sản phụ nằm, thuốc tê được đẩy qua ống thông và được nối với bơm cung cấp thuốc tê trong quá trình sinh nở một cách liên tục. 

Gây tê màng cứng khi sinh thường có đau không?

Thực tế, gây tê ngoài màng cứng là thủ thuật dễ chịu hơn so với cảm giác đau khi bị tiêm chích để truyền dịch, mẹ bầu không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Thời  tiêm thuốc gây tê chỉ mất khoảng 5 giây, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được thuốc đang được truyền vào cơ thể qua kim tiêm. Sau khoảng 5-10 phút, thuốc gây tê sẽ phát huy tác dụng, cơn đau khi sinh con của sẽ chấm dứt sau khoảng 15 phút.

Gây tê màng cứng khi sinh thường mẹ và em bé gặp phải những nguy cơ gì?

Đối với mẹ: Sau khi gây tê, chân của mẹ bầu thường có cảm giác nặng và tê nhẹ, choáng váng nhẹ, ớn lạnh, buồn nôn trong chốc lát. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị. Sau sinh, một số sản phụ xuất hiện dấu hiệu nhức đầu khi ngồi dậy, đau lưng ở nơi đã tiêm.

Đối với em bé: Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy gây tê màng cứng ảnh hưởng đến cơ thể của em bé.

Gây tê màng cứng khi sinh thường mẹ và em bé gặp phải những nguy cơ gì?

Gây tê màng cứng không ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi

Những sản phụ nào không được gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường?

Phương pháp gây tê màng cứng được thực hiện phổ biến trong quá trình sinh đẻ nhưng không phải sản phụ nào cũng được chỉ định.Khi mẹ thuộc 1 trong những trường hợp sau, các bác sĩ sẽ từ chối gây tê màng cứng:

- Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ

- Chất lượng máu do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác

- Thừa cân 

- Bà bầu bị viêm nhiễm ở vùng lưng

- Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm)

Như vậy, để sản phụ yên tâm vượt cạn thì việc nắm rõ các kiến thức về gây tê màng cứng khi sinh thường là vô cùng cần thiết.

Bà bầu bị viêm nhiễm ở vùng lưng không nên thực hiện gây tê màng cứng khi sinh thường

Bà bầu bị viêm nhiễm ở vùng lưng không nên thực hiện gây tê màng cứng khi sinh thường

Hiện nay, kỹ thuật gây tê  màng cứng được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giúp mẹ trải nghiệm quá trình đẻ không đau, nhẹ nhàng vượt cạn thành công. Tại Phương Đông có đội ngũ bác sĩ gây mê chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm giúp các sản phụ trải qua một cuộc đẻ không đau an toàn nhất. Đặc biệt, mẹ được các bác sĩ đầu ngành trực tiếp đỡ đẻ, mổ đẻ như: TTND.TS.BS Nguyễn Huy Bạo (Nguyên Giám đốc Bệnh viện  Phụ sản Hà Nội), TTƯT.BS Nguyễn Đức Thuấn (Nguyên Trưởng khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản TW), TTƯT.BS Nguyễn Thị Bích Ngọc ( Nguyên Trưởng khoa Bệnh viện Thanh Nhàn), BS CKI Trần Thị Lâm ( chuyên gia sản phụ khoa tại Bệnh viện Bưu Điện)… Ngoài ra, đội ngũ nữ hộ sinh, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, chăm sóc tận tình 24/24 giúp quá trình trở dạ, vượt cạn trở nên nhẹ nhàng, an toàn hơn. Do đó, mẹ có thể yên tâm khi đăng ký sinh con tại đây. 

Để được tư vấn miễn phí các vấn đề sức khỏe trước, trong và sau khi sinh, mẹ bầu có thể gọi tới hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Nâng niu từng sự sống!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,228

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám