Gãy xương chậu là một trong các bất thường hiếm thấy trên lâm sàng bởi kết cấu vững chắc, ít bị tổn thương do ngoại lực tác động. Tuy nhiên, nếu xương chậu bị gãy, nó sẽ gây ra các biến chứng hết sức nguy hiểm, gây tổn thương nặng nề đến cấu trúc xương và các cơ quan xung quanh
Gãy xương chậu là gì?
Xương chậu là một trong những xương quan trọng nhất của cơ thể, có hình dáng giống như 1 chiếc chậu nhưng bị thắt lại ở giữa. Cấu trúc khung chậu của cơ thể bao gồm xương chậu, xương cùng và xương cụt. Trong đó, xương chậu là thành phần quan trọng nhất được tạo thành bởi 3 xương nhỏ: xương chậu, xương ngồi và xương mu.
Đây là bộ phận đảm nhiệm chức năng chống đỡ trọng lượng của cơ thể khi đứng và ngồi, hỗ trợ giữ cân bằng cho cơ thể và chịu được lực của các tư thế mạnh và cơ vận động. Ngoài ra, xương chậu còn đóng vai trò như một tấm khiên bảo vệ các cơ quan vùng chậu, phần dưới đường tiết niệu và các cơ quan sinh sản của con người.
Gãy xương chậu là chấn thương xảy ra khi cấu trúc xương bị phá vỡ do tác động của ngoại lực. Tuy nhiên đây được xếp vào một trong các tổn thương hiếm gặp trên lâm sàng, chỉ xảy ra với 1 - 2% người trưởng thành.

Tổn thương xương chậu, đặc biệt là gãy xương rất ít khi xảy ra
Trong trường hợp không may bị chấn thương và gây gãy các xương ở vùng chậu, bạn nên đi cấp cứu ngay. Bởi bất thường này có thể gây mất rất nhiều máu, có thể lên tới 1700 - 2400 ml máu, trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân khiến bạn bị gãy xương chậu
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chấn thương xương chậu có thể kể đến như:
- Bị té ngã ở tư thế ngồi, bị gãy ụ ngồi hoặc gãy xương cánh chậu
- Bị vật nặng đè ép, rơi từ trên cao, sập hầm hoặc bị vùi lấp,... khiến xương chậu bị đè ép gây gãy xương
- Vận cơ quá mức thường xảy ra với vận động viên thể thao, người luyện tập võ thuật, leo núi,... thường xuyên. Hoặc nếu bị căng cơ đùi quá mức hoặc co kéo mạnh cũng gây gãy gai chậu trước, cơ thắng trước co kéo khiến gai chậu trước dưới bị đứt gãy
Khi bị gãy, xương có thể gây trật khớp mu, gãy cánh xương cùng, thoái hoá khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi. Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan xung quanh như niệu đạo, bàng quang, buồng trứng, trực tràng, gan, tá tràng,....
Các hình thức gãy xương chậu thường gặp
Theo các bác sĩ chuyên khoa, gãy ở khung xương chậu có thể tạo thành nhiều kiểu tổn thương khác nhau như sau:
Loại gãy xương
|
Gãy thành chậu
|
Gãy ổ cối
|
Triệu chứng
|
- Không thể gấp đùi vào bụng
- Không thể di chuyển chân
- Đau dữ đội ở phần xương bị gãy, nhất là khi bị sưng nề
|
- Không đứng được
- Đau nhiều ở khớp háng
- Khó khăn khi phải vận động khớp háng
|
Phương pháp chẩn đoán
|
Chụp X Quang cho thấy gãy gai chậu trước trên, gãy gai chậu trước dưới, gãy dọc cánh chậu, gãy ngang xương, gãy ngành mu chậu, gãy ụ ngồi,...
|
Chụp X Quang cho thấy ổ cối bị gãy rìa trên hoặc rìa dưới. Đồng thời, bệnh nhân có thể bị bán trật khớp háng
|
Tổn thương các cơ quan xung quanh
|
Âm đạo, trực tràng
|
Không
|
Ngoài ra, xương chậu bị gãy được coi là nặng nếu như sau chấn thương người bệnh bị sưng phù, tụ máu vùng xương gãy, đau nhói khi ép giữa khung chậu. Đồng thời, các cơ quan xung quanh cũng bị tổn thương như:
- Niệu quản, niệu đạo bị đứt rách
- Bàng quang vỡ
- Cơ quan sinh dục nữ bị tổn thương
- Mạch máu, dây thần kinh bị thương
- Gan, thận, lách bị tổn thương
- Hồng tràng, hồi tràng hoặc khớp cùng chậu bị thủng

Xương chậu bị nứt gãy sẽ khiến các cơ quan xung quanh bị chấn thương
Triệu chứng của xương chậu bị gãy
Tuỳ thuộc vào cách phân loại mà bệnh nhân có thể có các triệu chứng tương ứng như sau:
- Gãy khung chậu
- Đau dữ đội, giảm khả năng vận động
- Nguy cơ tổn thương các cơ quan xung quanh như vỡ bàng quang, đứt niệu quản, tổn thương âm đạo, tử cung,....
- Gãy thành chậu hay rìa chậu:
- Không gập đùi vào bụng được
- Đau đớn dữ dội
- Gãy ổ cối
- Đau nhiều ở khớp háng
- Không đứng, không cử động được khớp háng
Xương chậu bị gãy bao lâu thì lành?
Mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian hồi phục khác nhau, cụ thể như sau:
- Gãy thành chậu: Bệnh nhân sẽ mất trung bình khoảng 2 - 4 tuần để phục hồi. Nếu gãy xương thành chậu có di lệch lớn, bạn sẽ cần nắn chỉnh, băng dính tại chỗ và nằm nghỉ ngơi trên giường trong vòng 4 - 6 tuần
- Gãy ổ cối: Với các ca bệnh này, bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật và kéo xương liên tục với trọng lượng từ 8 - 10kg trong khoảng 10 - 14 tuần.
- Gãy khung chậu: Nếu bạn chỉ bị gãy 1 đường ở cung trước hoặc cung sau và ít di lệch thì bệnh nhân sẽ cần nằm yên bất động trong 5 - 6 tuần. Nếu gãy 2 cung hoặc gãy kiểu Malgaigne ít di lệch, bạn cần phục hồi chức năng trong ít nhất 4 - 8 tuần. Một số trường hợp bị nặng hơn nữa cần phẫu thuật và phục hồi trọng lượng cơ thể trong 10 - 14 tuần.
Để bệnh nhân đi lại và sinh hoạt bình thường, bạn có thể phải mất hơn 6 tháng, đặc biệt là với các trường hợp gãy nặng hoặc có biến chứng.

Thời gian phục hồi của mỗi người phụ thuộc vào mức độ chấn thương, phương pháp điều trị và nhiều yếu tố khác
Điều trị cho bệnh nhân có xương chậu bị gãy như thế nào?
Các phương pháp điều trị được áp dụng cho nhiều bệnh nhân khác nhau. Nếu xương gãy ổn định thì bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm và thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp
Mổ xương chậu được chỉ định cho các trường hợp gãy không ổn định và có di lệch về vị trí. Bác sĩ sẽ kết hợp xương bằng nẹp vít hoặc đinh chữ U trong trường hợp gãy cung trước di lệch nhiều. Với các ca bệnh bị gãy toác khớp mu, bác sĩ sẽ kết hợp xương bằng cách buộc vòng dây thép, cố định khung chậu bằng khung cố định ngoài thông qua phẫu thuật. Các trường hợp bị gãy thành sau hoặc gãy toác dọc cánh chậu cần mổ xương kết hợp nẹp vít
Có thể nói, gãy xương chậu là một trong số các chấn thương ít xảy ra nhưng rất nghiêm trọng, cần được điều trị tích cực, đúng phác đồ để đem lại hiệu quả cao. Để kịp thời phát hiện các tổn thương kịp thời, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các tổn thương cơ xương khớp ở giai đoạn sớm nhất.