Xương cụt là các xương nhỏ nằm ở cuối cột sống, đóng vai trò nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể khi ngồi. Gãy xương cụt có thể xảy ra do té ngã, tai nạn giao thông hoặc va đập vùng mông khiến người bệnh đi lại khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt.
Xương cụt là các xương nhỏ nằm ở cuối cột sống, đóng vai trò nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể khi ngồi. Gãy xương cụt có thể xảy ra do té ngã, tai nạn giao thông hoặc va đập vùng mông khiến người bệnh đi lại khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt.
Xương cụt (coccyx) là một phần nhỏ của xương cột sống, gồm 3 - 5 đốt xương nhỏ dính liền nhau, nằm ở dưới cùng, phối hợp với cơ sàn chậu chịu trách nhiệm chống đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể mỗi khi chúng ta ngồi xuống.
Tình trạng 1 trong các đốt sống này bị rạn nứt, vỡ hoặc chấn thương ở 1 hoặc cả 4 đốt sống được gọi là gãy xương cụt. Bất thường này không chỉ khiến người bệnh đau đớn khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại.
Xương cụt bị gãy có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu
Chấn thương này khá hiếm gặp trên lâm sàng, là hệ quả của việc té ngã trên cao hoặc ngã về phía sau. Ngoài ra, tai nạn giao thông, va chạm đồ vật cứng hoặc gặp tai nạn khi chơi thể thao cũng có thể khiến người bệnh bị chấn thương. Ngoài ra, những người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ bị gãy xương cụt vì áp lực lên cột sống lớn hơn bình thường.
Gãy xương cụt thường do các tác động mạnh lên vùng xương chậu, có thể đến từ các sự cố trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh như sau:
Tuỳ vị trí, số lượng xương và mức độ tổn thương mà mỗi người bị gãy xương cụt sẽ có các biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng điển hình nhất của người gãy xương cùng cụt là các cơn đau ở vùng lưng dưới, có thể lan xuống đùi hay chân. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhiều khi đi lại, tiểu tiện, ho hay sinh hoạt bình thường.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng ghi nhận một số biểu hiện hiếm gặp ở số ít ca bệnh như:
Có. Gãy xương cụt là chấn thương cần phải điều trị từ sớm nếu không có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Dễ thấy nhất là các cơn đau xương cụt sẽ kéo dài dai dẳng, khiến người bệnh đi lại, đứng ngồi khó khăn, thậm chí là mất ngủ.
Bên cạnh đó, các dây thần kinh xung quanh có thể bị chèn ép, tổn thương sau chấn thương xương cụt khiến người bệnh có cảm giác tê, yếu cơ, mất khả năng cảm nhận cơ hậu môn. Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bệnh nhân. Do đó ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường ở vị trí của xương cụt, bạn hãy sắp xếp thời gian đi thăm khám càng sớm càng tốt!
Đây là bệnh nguy hiểm phải được điều trị càng sớm càng tốt
Mỗi người sẽ có khoảng thời gian hồi phục sau gãy xương cụt khác nhau. Như đã nhắc đến ở trên, biện pháp điều trị, mức độ tổn thương, độ tuổi và sức khỏe của bệnh nhân sẽ quyết định tốc độ phục hồi sau chấn thương.
Với trẻ em, tốc độ lành thương sẽ nhanh hơn người trưởng thành và người trẻ tuổi sẽ hồi phục tốt hơn người cao tuổi. Tuy nhiên, trung bình chúng ta phải mất từ 8 - 12 tuần để vết thương lành lại và bắt đầu luyện tập để trở lại cuộc sống bình thường.
Đa số các trường hợp xương cụt bị gãy phải được nắn chỉnh và nối lại qua phẫu thuật, đặc biệt là các ca bệnh gãy phức tạp, gãy nặng và có tổn thương tới các mô mềm xung quanh. Các phương pháp dưới đây thường được chỉ định phối hợp cùng phẫu thuật hoặc điều trị cho các ca gãy xương cụt mức độ nhẹ:
Bạn có thể sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để rút ngắn thời gian phục hồi
Để quá trình hồi phục sau gãy xương diễn ra suôn sẻ, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe dưới đây:
Có thể nói, gãy xương cụt là chấn thương mặc dù hiếm gặp nhưng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lý sớm. Nếu không may gặp phải bất thường ở xương cụt này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thăm khám định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.