Giãn tĩnh mạch chi dưới: Nguyên nhân, dấu hiệu và giai đoạn tiến triển

Nhật Mai

28-06-2023

goole news
16

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, giãn tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở người đang làm việc (35%), người đã nghỉ hưu (50%), tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Bệnh diễn tiến âm thầm, có thể gây các biến chứng huyết khối tĩnh mạch nông và sâu gây đau, phù nề hai chi dưới. Để tìm hiểm về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, mời bạn đọc xem tại bài viết.

Giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

Giãn tĩnh mạch chi dưới hay sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...

Suy giãn tĩnh mạch gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân,...ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh

Suy giãn tĩnh mạch gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân,...ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chi dưới

Bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van bị tổn thương là do:

  • Tư thế sinh hoạt, làm việc đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.

Đứng quá lâu trên giày cao gót cũng là nguyên nhân giãn tĩnh mạch chi dưới

Đứng quá lâu trên giày cao gót cũng là nguyên nhân giãn tĩnh mạch chi dưới

  • Ở nữ giới, nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén gây chèn ép cản trở máu tĩnh mạch.
  • Tăng cân, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin…
  • Khiếm khuyết van do bẩm sinh.
  • Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già, tuổi thọ ngày càng cao kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi.

Giai đoạn tiến triển của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Hệ thống được áp dụng phân chia theo CAEP, trong đó các cấp bậc chia mức độ nặng trên lâm sàng của bệnh được phân thành C1-C6 như sau:

  • C1: Giãn tĩnh mạch mạng nhện hay dạng lưới
  • C2: Giãn tĩnh mạch lớn dưới da >3mm
  • C3: Phù
  • C4: Biến đổi cấu trúc da và mô dưới da (chàm)
  • C5: Loét có thể lành
  • C6: Loét không lành

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới được chia thành 6 cấp bậc

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới được chia thành 6 cấp bậc

Các giai đoạn tiến triển, biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới được xác định:

  • Giai đoạn đầu 
  • Mỏi chân và xuất hiện phù nhẹ khi phải đứng lâu, ngồi nhiều
  • Chuột rút vào buổi tối
  • Cảm giác bị kim châm, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm
  • Xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti ở chân, nhất là ở cổ chân và bàn chân
  • Giai đoạn tiến triển
  • Phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân
  • Thay đổi màu sắc da vùng cẳng chân
  • Có thể thấy các búi tĩnh mạch giãn nổi rõ trên da
  • Giai đoạn biến chứng
  • Viêm tĩnh mạch nông huyết khối
  • Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch
  • Nhiễm khuẩn vết loét trong suy tĩnh mạch mạn tính

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch chi dưới

Để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bác sĩ sẽ thông qua 2 hình thức sau:

  • Khám lâm sàng: Suy giãn tĩnh mạch có thể được chẩn đoán qua khai thác yếu tố nguy cơ, các triệu chứng của người bệnh. Ở người bệnh có mô dưới da mỏng, có thể nhìn và sờ thấy tĩnh mạch giãn ra và căng nhanh khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng.
  • Siêu âm Doppler mạch máu: Siêu âm xác định chẩn đoán khi ghi nhận dòng trào ngược qua van tĩnh mạch với thời gian kéo dài >0.5 giây ở tĩnh mạch hiển và tĩnh mạch sâu ở cẳng chân hoặc >0.1 giây ở tĩnh mạch đùi khoeo. Siêu âm có thể xác định tổn thương của van tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, tĩnh mạch sâu và các van tĩnh mạch xuyên để giúp lựa chọn kỹ thuật điều trị phù hợp.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

  • Điều trị nội khoa: Các loại thuốc làm tăng độ vững bền thành tĩnh mạch như daflon, ginkgo biloba, rutin C giúp cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển bệnh. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, hỗ trợ ổn định sau các điều trị laser hay sóng cao tần nội tĩnh mạch.
  • Laser hay sóng cao tần RFA nội mạch: Phương pháp này tạo phản ứng làm xơ nội mạc, thành mạch thu nhỏ lại, teo dính lòng tĩnh mạch, do đó sẽ làm mất tình trạng suy van tĩnh mạch.
  • Thay đổi lối sống: Nâng cao chân khi ngủ hoặc khi ngồi, mang tất áp lực, tránh đứng trong thời gian dài, giảm cân nếu thừa cân, tập thể dục để cải thiện sức mạnh của đôi chân.

Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây chảy máu, loét chân không lành…

Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây chảy máu, loét chân không lành…

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn tiến âm thầm, có thể gây các biến chứng huyết khối tĩnh mạch nông và sâu gây đau, phù nề hai chi dưới. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây chảy máu, loét chân không lành…, ảnh hưởng đến chất lượng sống người bệnh.

Hiện nay, Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông đã triển khai  sử dụng kỹ thuật siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới để khám và chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Để đặt lịch thăm khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
869

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám