Hạch trung thất: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bích Ngọc

17-06-2025

goole news
16

Hạch trung thất là tình trạng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đặc biệt có thể liên quan đến một số bệnh lý. Chính vì vậy, cần can thiệp điều trị kịp thời để ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe vì đây là một nơi chứa nhiều bộ phận quan trọng. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về hạch trung thất và cách điều trị phù hợp qua bài viết sau. 

Hạch trung thất là gì?

Trung thất là vùng khoang trong lồng ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, tuyến ức, khí quản, ống ngực, tuyến ức, các mạch máu lớn,.... 

Hạch trung thất là một loại hạch bạch huyết nằm trong khoang trung thất. Tương tự các hạch bạch huyết khác, hạch vùng này có nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể, nếu gặp tình trạng nhiễm trùng, hạch sẽ sưng to hơn bình thường. 

Khi xuất hiện hạch có thể liên quan đến một số bệnh lý như: Viêm hạch bạch huyết ở trung thất, hạch tăng sản phản ứng hoặc ung thư,... Mỗi bệnh lý khác nhau sẽ có phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng của bệnh.

Đây là một loại hạch bạch huyết nằm trong khoang trung thấtĐây là một loại hạch bạch huyết nằm trong khoang trung thất

Những nhóm hạch trung thất thường gặp

Các hạch trung thất thường được chia thành các hạch ở cao và các hạch ở thấp. Hạch ở cao là vị trí trên cổ và ngực, xướng tới giới hạn trên của động mạch phổi trái. Các hạch vùng thấp nằm ở khoang ngực dưới và gần đáy phổi. 

Các nhóm hạch chính bao gồm: 

  • Trung thất trên: Hạch cánh tay/tiền mạch, hạch cạnh khí quản. 
  • Trung thất dưới: Hạch trước màng ngoài tim
  • Trung thất giữa: Các hạch bạch huyết khí phế quản trên và dưới, phế quản phổi,... 
  • Trung thất sau: Hạch gần thực quản, hạch giữa thực quản, hạch cạnh động mạch chủ, hạch cạnh cột sống, hạch cơ hoành trên. 

Theo phân loại tiêu chuẩn y khoa, hệ thống hạch được chia thành 13 nhóm chính, bao gồm:

  • Hạch cổ dưới, hạch thượng đòn, hạch hõm ức
  • Hạch cạnh khí quản cao
  • Hạch trước các mạch máu lớn
  • Hạch sau khí quản
  • Hạch cạnh khí quản thấp phải
  • Hạch cạnh khí quản thấp trái
  • Hạch ở cửa sổ phổi chủ
  • Hạch cạnh động mạch chủ
  • Hạch cựa khí quản
  • Hạch cạnh thực quản
  • Hạch ở dây chằng phổi
  • Hạch cạnh rốn phổi
  • Hạch nằm giữa các thùy phổi

Các nhóm hạch trung thất chínhCác nhóm hạch trung thất chính

Các nguyên nhân phổ biến gây bệnh hạch trung thất

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hạch trung thất. Một số nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm: 

  • Ung thư: Ung thư nguyên phát tại hạch thường gặp là u lympho Hodgkin và không Hodgkin hoặc di căn đến hạch làm tổn thương mô hạch, ảnh hưởng hệ miễn dịch và gây khó khăn trong điều trị.
  • Nhiễm trùng: Hạch có thể do viêm cấp tính hoặc mãn tính do vi khuẩn, virus hoặc nấm cũng là nguyên nhân. 
  • Bệnh tự miễn: Một số rối loạn tự miễn như sarcoidosis, lupus ban đỏ hệ thống,... có thể khiến hệ miễn dịch tấn công mô lành, dẫn đến viêm và phì đại hạch.
  • Tình trạng viêm phổi mạn tính: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân viêm hạch phổ biến. Các nguyên nhân khác gồm viêm phổi quá mẫn, bụi phổi, xơ nang...

Dấu hiệu nhận biết hạch trung thất

Do vị trí nằm sâu trong khoang ngực, các hạch vùng này thường không thể sờ thấy. Tuy nhiên, khi hạch sưng to, có thể gây chèn ép các cơ quan kế cận, xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ho dai dẳng hoặc thành từng cơn
  • Khó thở, hụt hơi, đặc biệt khi gắng sức
  • Thở khò khè, do đường thở bị chèn ép
  • Khó nuốt, nếu hạch gây áp lực lên thực quản

Ho dai dẳng hoặc từng cơn là một trong dấu hiệu của bệnhHo dai dẳng hoặc từng cơn là một trong dấu hiệu của bệnh

Xem thêm:

Các bệnh lý liên quan đến hạch trung thất

Hạch trung thất có thể liên quan đến một số bệnh lý như sau: 

  • Viêm hạch bạch huyết: Là phản ứng của hạch trước tác nhân vi khuẩn. Có thể biểu hiện khu trú hoặc lan tỏa toàn thân, làm sưng đau hạch và sốt.
  • Hạch tăng sản phản ứng: Là tình trạng tăng sinh lành tính các tế bào lympho trong hạch. Có thể xảy ra ở hốc mắt, phổi, da hoặc đường tiêu hóa. Bệnh hiếm gặp và thường là phản ứng của cơ thể với tình trạng viêm mạn tính.
  • Ung thư di căn hạch: Đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, thực quản hoặc tiền liệt tuyến. Di căn đến hạch là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn tiến triển, tiên lượng xấu nếu không được xử lý sớm.
  • Ung thư nguyên phát tại hạch: Phổ biến là u lympho Hodgkin (chiếm đến 85% các trường hợp) và u lympho không Hodgkin (chiếm khoảng 45%). Việc sinh thiết là phương pháp duy nhất để xác định bản chất u.
  • Lao hạch: Bệnh thường gây sưng đau các hạch vùng cổ, thượng đòn, có thể lan đến trung thất. Nếu không điều trị đúng phác đồ, bệnh có thể tái phát hoặc gây biến chứng nghiêm trọng.

Ung thư di căn hạch trung thất Ung thư di căn hạch trung thất 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị 

Phương pháp chẩn đoán 

Các kỹ thuật hiện đại hỗ trợ xác định chính xác số lượng, kích thước và đặc điểm của hạch, bao gồm:

  • Chụp CT ngực, chụp MRI, siêu âm ngực
  • Nội soi trung thất: Qua một vết mổ nhỏ, bác sĩ đưa ống nội soi vào trung thất để quan sát và lấy mẫu mô.
  • Sinh thiết hạch: Giúp xác định chính xác bản chất lành hay ác tính, đánh giá giai đoạn bệnh hoặc phát hiện vi khuẩn lao.

Phương pháp điều trị bệnh

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân nền:

  • Dùng thuốc: Với nguyên nhân do viêm hoặc rối loạn miễn dịch, thuốc kháng viêm hoặc corticosteroid thường được chỉ định.
  • Hóa trị - xạ trị: Áp dụng cho bệnh nhân ung thư, giúp thu nhỏ khối hạch, kiểm soát sự phát triển tế bào ác tính.
  • Phẫu thuật: Khi hạch gây chèn ép đường thở hoặc thực quản, gây triệu chứng rõ rệt hoặc nghi ngờ ung thư cần được can thiệp.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hạch trung thất

Phòng bệnh hiệu quả cần kết hợp giữa lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ:

  • Khám tầm soát các bệnh lý phổi và trung thất định kỳ, đặc biệt nếu có triệu chứng ho kéo dài, khó thở, sụt cân bất thường.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh hút thuốc, tránh tiếp xúc với bụi mịn hoặc hóa chất độc hại.
  • Điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêm phòng lao và các bệnh truyền nhiễm khác.

Thăm khám sức khỏe định kỳ tại BVĐK Phương ĐôngThăm khám sức khỏe định kỳ tại BVĐK Phương Đông

Sự xuất hiện của hạch trung thất có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ung thư, các bệnh nhiễm trùng, rối loạn tự miễn hoặc quá trình viêm mạn tính. Chính vì vậy, việc chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ đóng vai trò thiết yếu trong việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời các tác nhân gây bệnh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong khoang trung thất.

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về hạch trung thất. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ Bệnh viện qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

140

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám