Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh và cách phòng tránh

Hoàng Lan

22-12-2020

goole news
16

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, việc không kiêng cữ tốt sau sinh khiến mẹ dễ mắc các bệnh hậu sản. Nguyên nhân là do thời gian mang thai và quá trình sinh nở khiến cơ thể người mẹ bị mất quá nhiều sức lực, cần có thời gian mới có thể phục hồi lại được. Hiện nay nhiều chị em phụ nữ đang phải chịu hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh do chủ quan hoặc thiếu hiểu biết. 

Tầm quan trọng của việc kiêng cữ sau sinh nở

Dù là thế hệ nào thì phụ nữ sau sinh, kể cả sinh thường và sinh mổ cũng nên kiêng cữ. Bởi người ta vẫn có câu “gái chửa, cửa mả” hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc. Điều này để mọi người hiểu được rằng quá trình mang thai và sinh con vất vả, nguy hiểm đến nhường nào. 

Vì sao cần kiêng cữ sau khi sinh nở?Vì sao cần kiêng cữ sau khi sinh nở?

Sau mỗi cuộc sinh, cơ thể người mẹ yếu đi rất nhiều và lẽ đương nhiên họ cần kiêng cữ, nghỉ ngơi để cơ thể được phục hồi các tổn thương đó.

Trong quá trình chuyển dạ, mẹ mất rất nhiều sức lực, mất nhiều máu nên cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng giảm, virus, vi khuẩn dễ tấn công nên mẹ cần kiêng cữ, nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý để cơ thể hồi phục về trạng thái ban đầu, người ta gọi là kiêng cữ sau sinh.

Theo quan niệm của ông bà ta thì phụ nữ sau sinh cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày. Cụ thể như ở trong phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không tắm rửa, tránh xa điện thoại, không viết và cũng không được đọc sách, báo, không được đánh răng,... Vì theo quan niệm, nếu không kiêng như vậy sau sẽ dễ bị ốm như đau nhức xương, đau mỏi tay chân, nhức đầu, mỏi mắt, mờ mắt, mỏi miệng,...

Tuy nhiên, theo bác sĩ và các chuyên gia đã chứng minh thì việc kiêng cữ nên thực hiện trong 1 tháng và cũng không nhất thiết phải không được tắm, không được nói chuyện với ai. Sau sinh 3- 4 ngày mẹ có thể tắm, thậm chí là 1 ngày nếu là mùa hè, mẹ có thể lau người cho thoải mái để tinh thần dễ chịu hơn.

Chế độ kiêng khem ngày nay đã nhẹ nhàng hơn nhưng có một số việc mẹ cũng cần lưu ý đó là không được vận động mạnh, không làm việc nặng, hạn chế căng thẳng, tránh quan hệ tình dục,...

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Đẻ xong không kiêng có sao không? Phụ nữ sau sinh nếu không kiêng cữ cần thiết có thể gặp phải những vấn đề bất ổn về sức khỏe như sau:

Nếu người mẹ không kiêng cữ sau sinh sẽ dễ bị suy nhược cơ thể, sức khỏe yếuNếu người mẹ không kiêng cữ sau sinh sẽ dễ bị suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu

  • Suy nhược cơ thể, sức khỏe suy yếu: sau sinh cơ thể chị em mất khá nhiều máu và năng lượng, nếu không chú ý nghỉ ngơi mà lao động, làm việc quá sức sớm có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, tuần hoàn não, xương khớp khó hồi phục về sau. Do đó chị em cần chú trọng đến sức khỏe của mình, đừng quá chủ quan để phải gánh hậu quả về sau.
  • Thiếu máu: máu là nguồn cung cấp năng lượng, oxy và dinh dưỡng để nuôi hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Sau khi sinh, chị em mất khá nhiều máu nên nếu bổ sung dinh dưỡng không đủ và nghỉ ngơi không hợp lý thì rất dễ dẫn đến thiếu máu, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, suy nhược cơ thể, thiếu tập trung.
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý: quá trình mang thai, cơ thể người mẹ tập trung dưỡng chất cho việc nuôi dưỡng thai nhi dẫn đến nhiều biến đổi về sinh lý và trao đổi chất. Nếu sau sinh mà kiêng cũ không tốt sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý như xương khớp, não, hệ hô hấp, tiêu hóa,... cùng nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ở mẹ bầu cao tuổi.

Mắc các bệnh lý về xương khớp do sinh nở không kiêngMắc các bệnh lý về xương khớp do sinh nở không kiêng

  • Sa âm đạo, trực tràng: đây là một trong những hậu quả nặng nề nhất của việc không kiêng cữ cần thiết sau sinh. Có nhiều người sau khi sinh con (nhất là con so) đã hoạt động, làm việc như bình thường từ rất sớm nên chỉ sau thời gian đã bắt đầu thấy nặng ở vùng âm đạo và hậu môn. Nhiều người vì thấy chưa ảnh hưởng đến sinh hoạt nên chủ quan không đi khám dẫn đến tình trạng ngày một nặng nề, nghiêm trọng hơn. Lúc này đã hình thành khối sa âm đạo, trực tràng và nó ngày càng lớn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đại tiện, đại tiện không tự chủ và gây đau đớn vùng âm đạo. Khi đó cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.
  • Sa tử cung: cùng với sa âm đạo, trực tràng thì chị em sau sinh không kiêng cữ cũng tiềm ẩn nguy cơ bị sa tử cung (dạ con) với biểu hiện ban đầu là đái rắt, tức ở vùng kín, sinh hoạt vợ chồng hoặc đi vệ sinh bất tiện.
  • Mệt mỏi, nhiễm lạnh cơ thể: nhiều chị em sinh vào mùa lạnh nhưng lại chủ quan không giữ ấm cơ thể. Chỉ sau thời gian sẽ cảm nhận rõ sức khỏe giảm sút trầm trọng, luôn cảm thấy mệt mỏi và ớn lạnh.
  • Quan hệ tình dục sớm còn khiến phần phụ dễ bị tổn thương, chảy máu và nhiễm trùng.

Làm gì để ngăn hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Ngày nay, cuộc sống đã trở nên hiện đại, việc kiêng khem không còn khắt khe như trước đây nhưng các chị em cũng cần chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe, như vậy sẽ rất tốt về sau. Dưới đây là một số việc chị em nên làm để ngăn hậu quả từ việc không kiêng cữ:

  1. Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Ăn uống khoa học, bồi bổ chất dinh dưỡng đầy đủ là việc mà chị em cần chú trọng. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời gian sau sinh và đang cho con bú. Bổ sung thật nhiều dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày, ăn đủ chất từ tinh bột, đường, vitamin, chất xơ, chất béo, khoáng chất,... Ăn nhiều rau xanh để bổ sung nhiều vitamin, beta caroten giúp chống táo, duy trì uống nước đầy đủ, uống nước ấm hoặc sữa để quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn.

Mẹ mới sinh nếu đụng vào nước lạnh thì dòng sữa mẹ sẽ có nhiệt độ thấp, trẻ bú sữa mẹ sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Đó là lý do tại sao phụ nữ sau sinh phải kiêng nước lạnh?

Các chuyên gia cho biết, 2 thành phần chính cần lưu ý là protein và canxi, nhu cần protein mỗi ngày là 80- 100g, cân đối protein có từ nguồn gốc động vật (như thịt, cá, trứng và sữa) lẫn nguồn gốc thực vật (như đậu hũ, các loại đậu và ngũ cốc). Còn lượng canxi cần thiết mỗi ngày là 1.000mg, tức là gấp đôi so với nhu cầu thông thường.

Chị em cần ăn uống đủ chất sau khi sinhChị em cần ăn uống đủ chất sau khi sinh

Hạn chế sử dụng dầu mỡ động vật, muối, hạn chế thực phẩm lên men hoặc đồ tươi sống vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng gây bệnh.

  1. Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể

Sau khi sinh, cơ thể bị suy yếu nên thường xuyên xuất hiện những cơn đau lưng, nhức mỏi nếu phải ngồi chăm và cho con bú quá nhiều. Bên cạnh đó thì quá trình mang thai, thai nhi hấp thu canxi từ mẹ nên càng làm tăng nguy cơ xương khớp sau sinh ở mẹ. 

Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, sau sinh chị em nên chú ý nằm nhiều hơn trong những tháng đầu đồng thời tránh xa các việc nặng nhọc, mất sức để hạn chế đau lưng và mắc các bệnh xương khớp. 

Xem thêm:

  1. Chú ý đến giấc ngủ

Giấc ngủ cực kỳ quan trọng với phụ nữ sau sinh, trung bình mỗi ngày mẹ cần ngủ đạt 8- 9 tiếng. Chị em nên cố gắng thu xếp hoặc nhờ người hỗ trợ để đảm bảo ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc sẽ giúp phục hồi, củng cố sức khỏe cho người mẹ một cách hiệu quả.

Tranh thủ ngủ nhiều sau khi sinh để hồi phục cơ thểTranh thủ ngủ nhiều sau khi sinh để hồi phục cơ thể

Không chỉ vậy, ngủ đủ giấc còn ngăn ngừa được chứng trầm cảm, căng thẳng sau sinh cũng như nguy cơ bị ít sữa, mất sữa. Hãy tranh thủ ngủ khi con ngủ, lúc cho con bú,...

Mẹ cũng cần chú ý giữ ấm vùng bụng quanh rốn, xoa bóp tay, chân nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, ăn ngủ tốt hơn.

  1. Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho em bé khi nôn hoặc tiếp xúc gần với bé. Mẹ cần đánh răng sau khi ăn hoặc trước/sau khi ngủ và có thể súc miệng thêm bằng nước muối để diệt vi khuẩn gây hại có thể lây bệnh cho bé yêu.

Sau sinh không cần phải kiêng đánh răngSau sinh không cần phải kiêng đánh răng

  1. Tắm nắng để bổ sung Vitamin D

Không chỉ trẻ sơ sinh mà mẹ cũng cần thực hiện tắm nắng để ngăn ngừa bệnh tật và có hệ xương khớp được dẻo dai. Nên thực hiện tắm nắng ở nơi có không khí trong lành, ít khói bụi, xe cộ. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là trước 8h sáng, khi ánh nắng còn dịu nhẹ và thời gian tắm không quá 30 phút mỗi ngày.

  1. Kiêng quan hệ tình dục trong 4- 6 tuần sau sinh

Sau sinh, âm đạo cũng như tử cung chưa bình phục hoàn toàn nên nếu quan hệ sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sa tử cung, âm đạo. Tốt nhất là kiêng quan hệ sinh khi sinh 4- 6 tuần, khi cảm thấy sức khỏe hoàn toàn ổn định thì hãy duy trì lại hoạt động này.

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau khi sinh là rất nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ. Do đó, đừng chủ quan, lơ là mà phải hối hận về sau. BVĐK Phương Đông cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói với nhiều ưu đãi hấp dẫn, quý khách hàng vui liên hệ ngay Hotline 1900 1806 để được tư vấn chi tiết và hướng dẫn đặt mua gói.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
22,369

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám