Hẹp bao quy đầu là như thế nào?
Hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu (Phimosis) là tình trạng da bao quy đầu không thể tuột xuống khỏi quy đầu, ngay cả khi dương vật cương cứng. Đây là bất thường ở dương vật khiến phần đầu “cậu bé” bị thít chặt. Sẽ chỉ lộ ra lỗ tiểu nhỏ khiến bệnh nhân khó tiểu, tiểu từng giọt và rất khó vệ sinh sạch sẽ.
Điều này có thể khiến nước tiểu bám, rơi rớt vào các khe kẽ của bao quy đầu không được làm sạch, tích tụ cùng với tế bào da chết, dầu nhờn,... Tạo thành bựa sinh dục, diễn biến thành viêm nhiễm dương vật.
Hình ảnh hẹp bao quy đầu khiến người bệnh không thể tự tụt da quy đầu xuống
Ngoài ra, một số trường hợp bao quy đầu hẹp nặng diễn biến thành hẹp nghẹt bao quy đầu. Bao quy đầu tạo thành một vòng thắt siết chặt lấy bao quy đầu, làm cho bao quy đầu sưng nề và rất đau. Trong trường hợp này, người bệnh cần được cấp cứu ngay!
Chức năng của bao quy đầu?
Nếu bạn chưa biết: Bao quy đầu là phần da mỏng bao ngoài dương vật có nhiệm vụ như sau:
- Bảo vệ, che chắn cho phần đầu dương vật khỏi bụi bẩn, vi khuẩn, virus, côn trùng,.. giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng khác.
- Giữ ẩm cho quy đầu, ngăn ngừa tình trạng khô rát và nứt nẻ.
- Bao quy đầu tập trung nhiều đầu dây thần kinh cảm giác, hỗ trợ tăng cảm xúc. Điều này giúp nam giới đạt được khoái cảm mãnh liệt hơn.
Nguyên nhân bao quy đầu bị hẹp?
Đây không phải là bệnh lý hiếm thấy trên lâm sàng vì phần lớn nam giới sinh ra đều bị hẹp bẩm sinh. Tuy nhiên, theo các Bác sĩ Nam khoa, dựa trên các nguyên nhân hẹp bao quy đầu, vấn đề bao quy đầu bị hẹp được chia ra thành:
- Hẹp do vấn đề sinh lý: Da quy đầu không tuột khỏi vị trí trong suốt quá trình phát triển sinh lý. Thường là bẩm sinh, hay gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sinh lý sẽ dần tuột ra theo thời gian.
- Hẹp do nguyên nhân bệnh lý: Tình trạng xảy ra ở người lớn do xuất phát từ các tác nhân bên ngoài như nhiễm trùng, chấn thương, bệnh da liễu, di chứng phẫu thuật,... khiến da quy đầu dính chặt vào đầu dương vật
Các bệnh da liễu có thể là nguyên nhân dẫn đến bất thường về bao quy đầu
Dấu hiệu của tình trạng bao quy đầu bị hẹp
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Bất thường ở bao quy đầu ở trẻ em khá phổ biến. Vì thế nên cha mẹ nên chú ý quan sát nếu con mình qua các cách nhận biết hẹp bao quy đầu như sau:
- Tiểu khó, khi đi tiểu phải rặn, đỏ mặt khi đi tiểu, bao quy đầu sưng phồng
- Triệu chứng viêm nhiễm: sưng, nóng, đỏ bao quy đầu. Khi sờ vào thấy đau, bé cũng có thể bị chảy mủ hay dịch bất thường từ quy đầu
- Rất khó để tuột bao quy đầu xuống
Bất thường khi đi tiểu có thể là biểu hiện của các bất thường ở bao quy đầu
Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở người lớn
Đối với người đàn ông, bệnh lý bao quy đầu hẹp sẽ có 4 triệu chứng điển hình như sau:
- Khó khăn, đau đớn khi cương cứng do lớp da bó chặt vào đầu dương vật. Nếu nam giới muốn đi tiểu hoặc quan hệ phải dùng tay kéo lớp da xuống để lộ dương vật
- Quy đầu có biểu hiện viêm như sưng to, đỏ, xuất tiết dịch viêm. Dịch có mùi hôi
- Bất thường ở da bao quy đầu: Da trở nên dày, cứng, có sẹo, đổi màu và có thể bị rách khi cố gắng tụt bao quy đầu xuống
- Tích tụ bựa sinh dục bên trong bao quy đầu hẹp
Đau đớn khi quan hệ là một trong các triệu chứng hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?
Câu trả lời là "Có"
Dù hiện tượng này xảy ra trên trẻ em hay với người lớn thì đều gây ra các hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như sau:
Đối với trẻ em
Bao quy đầu không làm tròn chức năng bảo vệ dương vật mà lại dài hơn mức bình thường. Điều này ngược lại khiến bé dễ mắc các bệnh ở cơ quan sinh dục và tiết niệu như:
- Nhiễm trùng: Đây là biến chứng đầu tiên, ảnh hưởng từ vệ sinh bộ phận sinh dục khó khăn. Nhiễm trùng sẽ dẫn đến viêm nhiễm các cơ quan sinh dục và các bộ phận xung quanh
- Nghẹt quy đầu: Đây là biến chứng thường thấy nhất của hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Khi lớp da ôm chặt quy đầu bé lâu ngày, áp lực lên quy đầu sẽ càng lớn dễ dẫn đến tình trạng nghẹt bao quy đầu. Bên cạnh đó, lớp da khi bao quy đầu bị nghẹt luôn bị kéo căng sẽ mất dần độ đàn hồi. Điều này sẽ khiến bé dễ bị nghẹt bao quy đầu hơn.
- Viêm quy đầu: Tích tụ bã nhờn, nước tiểu và cặn bẩn khiến bé bị sinh sôi. Đặc biệt là viêm nhiễm và quy đầu của bé bị sưng đỏ, đau đớn.
- Viêm nhiễm niệu đạo: Bệnh nhi thường bị viêm đường tiết niệu khi vi khuẩn từ quy đầu lội ngược dòng gây viêm lên: niệu đạo, bàng quang và thận.
Bé có thể gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống
Đối với người lớn
Tương tự với diễn biến bệnh ở người lớn, người trưởng thành có bao quy đầu hẹp hơn bình thường. Điều này dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng, nghẹt quy đầu, viêm quy đầu và viêm nhiễm niệu đạo kèm theo:
- Cản trở sự phát triển của dương vật: “Cậu bé” của người đàn ông có xu hướng ngắn và kém phát triển hơn do bao quy đầu chít hẹp.
- Ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục: Cảm giác đau đớn khi quan hệ, hình thức khác thường khiến nam giới không quá hào hứng với “cuộc yêu”.
- Nguy cơ mắc ung thư đầu dương vật: Tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại có thể làm biến đổi sự phát triển của tế bào dẫn đến bệnh lý này.
- Dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Lậu, giang mai, Chlamydia, HIV,... do bao quy đầu dài và hẹp là nơi sinh trưởng thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh.
Khi nào nên cắt bao quy đầu
Không phải ai bị hẹp bao quy đầu cũng cần đi cắt bao quy đầu. Trẻ em bị có bao quy đầu hẹp có thể được điều trị bằng thuốc trị hẹp bao quy đầu, thực hiện nong bao quy đầu. Cắt bao quy đầu sẽ là chỉ định dành cho các trường hợp:
- Bao quy đầu hẹp do bệnh lý
- Hẹp gây viêm bao quy đầu tái đi tái lại
- Nghẹt bao quy đầu hoặc nhiễm trùng tiểu
Không phải lúc nào người bệnh cũng cần cắt bao quy đầu
Người lớn cũng vậy, tuy nhiên, nếu mong muốn vệ sinh bộ phận sinh dục dễ dàng hơn. Nam giới trưởng thành cũng có thể chủ động thực hiện cắt hẹp bao quy đầu.
Cách chẩn đoán hẹp bao quy đầu
Bất thường này được chẩn đoán rất đơn giản bằng cách khám lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ xem xét tình trạng:
- Có lộn được hết bao quy đầu hay không hay chỉ lộn được một phần quy đầu dương vật
- Khi cương cứng, bao quy đầu không trượt được phía gốc dương vật và gây đau
- Bao quy đầu sưng phồng khi tia nước tiểu nhỏ, phụt mạnh và xa
- Khó quan sát thấy lỗ niệu đạo ngoài
Bệnh lý này có thể chia được thành 4 mức độ như sau:
- Hẹp mức độ 1: Bao quy đầu kéo lên được hoàn toàn nhưng khó khăn và có vòng thắt dương vật
- Hẹp mức độ 2: Bao quy đầu kéo lên được một phần để lộ đầu dương vật
- Hẹp mức độ 3: Bao quy đầu kéo lên được ít, chỉ để lộ miệng sáo
- Hẹp mức độ 4: Bao quy đầu hoàn toàn không kéo lùi được
Các mức độ hẹp của bao quy đầu.
Cách điều trị bệnh lý ở bao quy đầu
Điều trị bằng thuốc - Cách chữa hẹp bao quy đầu tại nhà
Bệnh lý bao quy đầu hẹp có thể được điều trị bằng thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ. Đây là thuốc điều trị bao quy đầu hiệu quả hầu hết với các bé trai. Bạn có thể dùng thuốc mỡ chứa steroid. Thực hiện bôi vào da quy đầy kết hợp với lộn quy đầu ngày 2 lần.
Thuốc vừa có tác dụng chống viêm làm cho quy đầu dãn ra hỗ trợ động tác lộn. Cách này có thể tự làm mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.
Thuốc mỡ corticoid bôi ngoài da
Nong tách bao quy đầu
Thủ thuật được thực hiện bằng tay, bong bóng hoặc các dụng cụ khác. Thủ thuật này được thực hiện để làm rộng bao quy đầu và giúp bé vệ sinh. Và sẽ giúp nam giới vệ sinh dễ dàng hơn.
Ban đầu, bác sĩ có thể thực hiện thao tác này tại bệnh viện. Sau đó, người nhà có thể làm cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phương pháp này có ưu điểm là:
- Nhẹ nhàng
- Không gây sang chấn
- Hạn chế tổn thương tối đa
Tuy nhiên, nếu nong không đúng cách sẽ gây chảy máu và xơ dính về sau.
Phẫu thuật cắt bao quy đầu
Phương pháp được chỉ định nếu bao quy đầu bị hẹp, căng phồng khi đi tiểu. Hoặc áp dụng cho các trường hợp thường xuyên bị viêm, nhiễm trùng. Cách này sẽ chấm dứt tình trạng viêm nhiễm nói chung bằng tiểu phẫu:
- Tạo hình bao quy đầu
- Phẫu thuật hẹp bao quy đầu cắt bỏ một phần hay hoàn toàn bao quy đầu
Phẫu thuật cắt bao quy đầu cho trẻ phải được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tại các Bệnh viện uy tín
Khi nào phải đến Bệnh viện?
Đối với trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ, nếu bao quy đầu bị sưng, khó tiểu. Hoặc xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng thì phụ huynh cần đưa bé đến Bệnh viện. Đối với người lớn, bạn cần đến Bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu:
- Đau dữ dội ở dương vật
- Sưng tấy ở dương vật
- Khó hoặc không thể tiểu tiện
- Chảy mủ ở đầu dương vật
- Sốt
- Sưng hạch bẹn
- Ngứa hoặc rát ở dương vật hoặc bao quy đầu
- Khó hoặc không thể tiểu tiện
- Đau đớn khi quan hệ tình dục
Cách vệ sinh cho bệnh nhân có bao quy đầu hẹp
Việc vệ sinh cho trẻ có bao quy đầu hẹp không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi phải được chăm sóc đúng cách. Đối với trẻ nhỏ chưa tự nong bao quy đầu ba mẹ hoặc ông bà khi tắm cho con cần nhẹ nhàng. Thao tác kéo từ từ bao quy đầu, làm sạch bằng nước sạch, ấm, sau đó rút lại bao quy đầu về vị trí cũ.
Người bệnh cần chú ý vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ
KHÔNG ĐƯỢC:
- Rửa đầu dương vật bằng tăm bông
- Dùng thuốc diệt khuẩn
- Hoặc nước xối mạnh
Điều này sẽ khiến phần đầu dương vật của trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ tổn thương. Chỉ cần dùng nước sạch để rửa bên ngoài nhẹ nhàng là đủ.
Cách phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến bao quy đầu
Vệ sinh sạch sẽ
Với các trường hợp chưa cắt bao quy đầu, các anh em nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Đặc biệt là bộ phận sinh dục cần được giữ sạch sẽ. Khi đi tắm hay sau khi đi vệ sinh, bạn nên:
- Bước 1: Lộn ngược bao quy đầu xuống
- Bước 2: Thao tác nhẹ nhàng vệ sinh trước, sau, rãnh quy đầu với nước ấm
- Bước 3: Dùng khăn mềm sạch để thấm khô nước quanh dương vật
Hạn chế dùng lực mạnh vì bao quy đầu rất mỏng, dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bạn không nên dùng các loại xà phòng có chất tẩy rửa, gây kích ứng và đau rát ở khu vực này.
Điều trị nhiễm khuẩn
Dương vật nhiễm khuẩn rất dễ bị viêm và có mùi khó chính. Chính vì thế, bạn nên kiên trì thực hiện các biện pháp điều trị. Cần kịp thời ngăn chặn các biến chứng nặng gây nguy hiểm.
Không tự ý lộn bao quy đầu
Đối với các bé trai trong độ tuổi từ 2 - 6 tuổi có bao quy đầu dính chặt vào dương vật, bố mẹ không nên cố gắng lộn ngược bao quy đầu của trẻ. Vì tình trạng này sẽ khiến bệnh diễn biến nặng hoăn và con bị đau.
Câu hỏi liên quan
Bao quy đầu hẹp có ảnh hưởng đến khả năng giường chiếu không? Hẹp bao quy đầu có quan hệ được không?
Câu trả lời là "Có".
Tình trạng này sẽ tác động xấu đến “hạnh phúc gia đình”, cụ thể như sau:
- Khó cương cứng: Da bao quy đầu chít hẹp, tạo áp lực lên dương vật khiến “cậu bé” khó “lên” hơn
- Đau đớn khi quan hệ: Lớp da quy đầu bị căng ra khiến nam giới cảm thấy đau rát. Điều này có thể khiến cả nam, nữ giới cảm thấy khó chịu và mất hứng khi quan hệ
- Xuất tinh sớm: Bao quy đầu hẹp làm tăng độ nhạy cảm ở đầu dương vật khiến bạn bị xuất tinh sớm.
Về lý thuyết, bệnh nhân có bao quy đầu bất thường nhưu trên vẫn có thể quan hệ được. Tuy nhiên, dù sao thì đây cũng là hiện tượng tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe của nam giới như trên. Chính vì vậy, bạn nên điều trị dứt điểm bệnh lý rồi mới thực hiện “nghĩa vụ” lại.
Việc quan hệ tình dục bị ảnh hưởng nếu bao quy đầu hẹp
Khi nào nên nong bao quy đầu cho trẻ?
Các chuyên gia khuyến cáo ba mẹ, những bé trai dưới 4 tuổi nếu có bất thường về bao quy đầu sẽ gây bí tiểu, khó tiểu khiến bé đau thì không nên cố gắng nong. Điều này có thể gây dính và sẹo xơ khi trẻ lớn lên, dẫn tới hẹp bao quy đầu thứ phát.
Việc tự ý nong tuột bao quy đầu còn có thể tổn thương bộ phận sinh dục ngoài, lâu dài dẫn tới rối loạn cương dương khi trưởng thành, khó cương cứng dương vật vì các mạch máu bị tổn thương ngay từ lúc nhỏ.
Nếu bé trai có các biểu hiện bất thường quy đầu sưng tấy đỏ, đau thì nên đưa bé tới cơ sở y tế ngay để khám và xử lý kịp thời.
Ba mẹ nên cho trẻ đi khám nếu hẹp bao quy đầu gây sưng đau, viêm nhiễm.
Nếu điều trị các bệnh lý bao quy đầu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, người bệnh sẽ được trải nghiệm dịch vụ khám và chữa bệnh chuẩn Quốc tế. Nếu có chỉ định cắt bao quy đầu, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật và xuất viện trong ngày.
Trong thời gian chăm sóc, nếu không thể tự thay băng tại nhà, bạn có thể đến Bệnh viện để được hỗ trợ thay băng và tư vấn chăm sóc.
Đội ngũ các bác sĩ đều là các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm và tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất. Hệ thống trang thiết bị, máy móc và phòng mổ chất lượng cao luôn sẵn sàng, đảm bảo thực hiện mọi can thiệp y khoa kịp thời.
Nong bao quy đầu cho bé bao lâu thì lành?
Thường thì các bé sau khi trải qua cuộc phẫu thuật nhỏ để nong bao quy đầu sẽ mấy từ 1-3 tháng để phục hồi và cải thiện. Thời gian này còn tuỳ thuộc vào thể trạng sức khoẻ của từng bé và tình trạng hẹp bao quy đầu ở mức độ nào.
Kèm theo đó là chế độ chăm sóc và vệ sinh của bé và sự hỗ trợ của bố mẹ. Cha mẹ cần chú ý đến những lưu ý quan trọng để rút ngắn thời gian phục hồi của bé nhanh nhất.
Nếu trong quá trình phục hồi và chăm sóc mà không thấy có sự cải thiện hoặc có những dấu hiệu bất thường. Cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Như vậy, hẹp bao quy đầu không phải là bệnh lý nguy hiểm cần được hỗ trợ y tế kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân, các anh em vẫn nên đi khám để được chăm sóc y tế kịp thời!