Hẹp van tim là một căn bệnh chứa nhiều biến chứng không thể lường trước được. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh dù bệnh đã lâu nhờ có chế độ ăn uống phù hợp. Thông qua bài viết dưới đây, bệnh viện Phương Đông sẽ mách cho mọi người một số loại thức ăn nên dùng khi mắc bệnh hẹp van tim.
Hẹp van tim là gì?
Hẹp van tim là hiện tượng khi các lá van trong tim không thể mở ra đúng cách khiến cho diện tích ở lỗ van bị thu hẹp lại khi van tim mở ra, điều này sẽ làm cản trở dòng máu lưu thông qua van, gây ứ đọng máu cũng như là làm giảm thể tích máu lưu thông tuần hoàn.
Người bị hẹp van tim nên ăn gì?
Cần bổ sung các loại hạt, rau củ giàu dưỡng chất
Dựa vào một số nghiên cứu, người ta thu ra được một kết quả rằng: “Một chế độ ăn giàu trái cây, rau quả và các loại hạt nguyên vỏ có khả năng làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh hẹp van tim và một số bệnh lý tim mạch khác”. Chính vì vậy, lý tưởng nhất thì chế độ ăn uống của các bạn nên bao gồm một số thức ăn sau:
- Thịt gia cầm nạc, trứng, đậu tương và một số chế phẩm từ đậu tương
- Ăn ít nhất 2 bữa cá giàu omega – 3 có lợi cho tim mạch như cá thu, cá hồi hoặc cá mòi mỗi tuần
- Ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, bánh quy giòn làm từ lúa mì đen, mì ống nguyên hạt, bánh mì đen, yến mạch nguyên cám,…
- Sữa ít béo hay sữa đã tách béo
- Sử dụng một lượng nhỏ chất béo lành mạnh từ những loại hạt óc chó, hạt lanh, dầu cá, bơ.
- Hạn chế cholesterol có trong thịt đỏ, mỡ, sữa béo, da và nội tạng động vật.
- Hạn chế một số loại thực phẩm giàu vitamin K như: rau cải xoăn, măng tây,cải bó xôi, rau bina, súp lơ, củ cải xanh, cải bắp,…đối với các bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu
Một số mẹo vặt giúp người bị hẹp van tim ăn uống tốt hơn
- Uống rượu chừng mực, hạn chế các loại nước ngọt
- Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1 đến 2 lít nước
- Hạn chế ăn muối vì nhằm giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa giữ nước và cải thiện hiệu quả các triệu chứng liên quan đến bệnh van tim
- Khuyến cáo không nên ăn trên 1.5g muối mỗi ngày
- Hạn chế ăn các loại thức ăn có đường vì chúng có thể có thể gây tăng cân mất kiểm soát
Uống khoảng 2 lít nước vào mỗi ngày
Bệnh hẹp van tim có nguy hiểm không?
Bệnh hẹp van tim có thể trở nên nguy hiểm nếu không phát hiện sớm
Bệnh sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị bệnh đúng cách. Khi đó, nó có thể gây ra một số biến chứng sau đây:
● Suy tim
Tim phải gắng sức hơn nhằm bơm máu qua van bị hẹp. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ khiến cho cơ tim bị suy yếu và dẫn đến suy tim.
● Biến chứng cục máu đông
Hẹp van tim gây nên tình trạng máu bị ứ đọng lại ở các buồng tim. Đây được xem là cơ hội thuận lợi hình thành nên các cục máu đông cũng như là gây ra một số biến chứng tắc mạch như: nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại vi…
● Rối loạn nhịp tim
Người bị hẹp van tim có khả năng gặp phải các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như: nhịp nhanh thất, rung nhĩ, rung thất…
Cách chữa trị bệnh hẹp van tim
Tùy vào mức độ hẹp van và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị phù hợp:
Sử dụng thuốc
Nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh hẹp van tim và ngăn ngừa biến chứng từ chúng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc hạ áp: Đây là một loại thuốc nhằm làm giảm bớt áp lực cho tim và giúp máu được lưu thông một cách dễ dàng hơn. Những nhóm thuốc hạ áp thường dùng là: thuốc chẹn thụ thể angiotensin I, thuốc ức chế men chuyển angiotensin II, thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi,…
- Thuốc chữa loạn nhịp tim: Loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân ổn định nhịp tim và giảm triệu chứng trống ngực, hồi hộp…
- Thuốc chống đông máu: Thuốc này sẽ giúp dự phòng cục máu đông cũng như là các biến chứng tắc mạch
- Thuốc trợ tim: Thuốc trợ tim phổ biến nhất là các digitalis. Đây là loại thuốc giúp làm tăng sức co bóp của tim
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc này có chức năng hỗ trợ hạ huyết áp và làm giảm một số triệu chứng như: khó thở, phù , ho do tích tụ dịch trong phổi và các chi.
- Thuốc kháng sinh: Đây là một loại thuốc nhằm điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn beta tan huyết nhóm A cũng như là ngăn ngừa sốt thấp khớp tái phát.
Bổ sung thảo dược
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh cũng nên bổ sung các loại thảo dược để hỗ trợ chữa bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Một số thảo dược được các chuyên gia khuyến cáo như: hoàng đằng, đan sâm kết hợp với Nattokinase.
Các loại thảo dược này có chức năng như giãn mạch, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, tăng cường tống máu qua van,...Việc bổ sung thảo dược là một phương pháp bổ ích nhằm giúp người bệnh giảm triệu chứng cũng như là giữ chức năng giúp van tim ổn định hơn.
Tuy nhiên, bệnh nhân không nên sử dụng thảo dược một cách tùy ý mà phải có tính chọn lọc bởi không phải thảo dược nào cũng phù hợp để hỗ trợ chữa trị. Do đó, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng, và được tạp chí y học uy tín đăng tải.
Bổ sung thảo dược cho người bệnh
Phẫu thuật
Với các trường hợp bệnh diễn biến nặng, chỉ sử dụng thuốc sẽ không đủ để cải thiện các triệu chứng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp phẫu thuật dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh như sau:
- Nong van: thường được chỉ định cho người bị bệnh hẹp van đơn thuần dưới 40 tuổi khi các lá van vẫn chưa bị tổn thương nhiều
- Sửa van: Bác sĩ sẽ tiến hành sửa van bằng cách loại bỏ mảng vôi hóa, tách lá van dính, sùi loét hoặc cắt bỏ mép van thừa nhằm giúp van tim mở ra được dễ dàng hơn
- Thay van: Khi van tim bị hư hỏng nặng, bác sĩ sẽ loại bỏ van tim này và thay thế vào đó bằng một van tim nhân tạo. Hiện nay, có 2 loại van thay thế được sử dụng là van tim sinh học và van tim cơ học.
Phẫu thuật thay van tim khi bệnh diễn biến nặng hơn
Điều chỉnh lối sống
Duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học không chỉ góp phần giúp tiến triển của bệnh được đẩy lùi mà còn giúp nâng cao sức khỏe. Sau đây là một số nội dung các bạn cần phải lưu ý:
-
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối, đường, các thực phẩm giàu chất béo như: mỡ động vật, thịt đỏ. Không sử dụng một số loại đồ uống chứa cồn và cafein như: nước tăng lực, rượu bia, cà phê,…
Bổ sung một số thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất béo có lợi cho tim mạch như: rau quả tươi, các loại cá biển, ngũ cốc nguyên cám,…
Không nên hút thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích khác nhằm tránh làm các triệu chứng đau ngực, rối loạn nhịp tim do hẹp van gây ra trở nên nặng hơn.
Bệnh nhân có thể phòng ngừa nhiễm khuẩn bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tiêm vắc xin phòng cúm đều đặn hằng năm; sử dụng thuốc kháng sinh trước và sau khi can thiệp phẫu thuật,...
-
Tái khám sức khỏe định kỳ
Nên tái khám tối thiểu 1 năm 1 lần hoặc tái khám ngay khi các triệu chứng hẹp van tim chuyển biến nặng hơn
Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập thể dục vừa sức như: đạp xe, yoga, đi bộ,... là một phương pháp hiệu quả đối với các bệnh nhân bị hẹp van tim.
Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh hẹp van tim
Trên đây, bệnh viện đa khoa Phương Đông đã giải đáp cho bạn những vấn đề liên quan về bệnh hẹp van tim. Hy vọng bạn đã có những cái nhìn tổng quan về bệnh lý, cũng như trang bị cho mình thêm những kiến thức giúp ngăn ngừa bệnh.
Nếu cần tư vấn sâu hơn về bệnh hẹp van tim, hãy liên hệ với chúng tôi. Bệnh viện Phương Đông sẽ luôn lắng nghe và hỗ trợ người bệnh trong quá trình cải thiện tình trạng sức khỏe.