Ho có đờm kéo dài không sốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tương đối phổ biến. Đây có thể là triệu chứng về các bệnh lý thông thường như cảm lạnh, cảm cúm nhưng cũng cảnh báo các vấn đề sức khỏe nguy hiểm hơn như lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay giãn phế quản thể ướt.
Tìm hiểu chung về ho có đờm kéo dài không sốt
Ho có đờm là hiện tượng cơn ho xuất hiện kèm theo dịch nhầy trong cổ họng. Phần lớn liên quan đến cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Dựa theo mức độ, thời gian mắc bệnh ho kèm đờm được phân loại thành 3 dạng chính:
- Ho cấp tính chỉ những cơn ho kéo dài dưới 3 tuần.
- Ho bán cấp tính là những cơn ho diễn biến trong 3 - 8 tuần, bệnh nhân vẫn có thể cảm nhận được dư âm cơn ho sau thời gian điều trị bệnh.
- Ho mạn tính là những cơn ho kéo dài trên 8 tuần, thường xuất phát từ một loại bệnh lý mạn tính.

Ho có đờm kéo dài không sốt được phân loại thành 3 dạng chính
Ho được cho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn ra khỏi đường thở. Quá trình này giúp việc trao đổi khí ở mũi, họng diễn ra thuận lợi.
Song ho có đờm kéo dài không sốt âm thầm cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, cần tầm soát sàng lọc sức khỏe sớm. Tại cơ sở y tế chuyên môn, bệnh nhân sẽ được thăm khám, thực hiện xét nghiệm chẩn đoán phân biệt trước khi tiếp nhận điều trị.
Nguyên nhân ho có đờm kéo dài không sốt
Viêm phế quản, khí phổi tiến triển sẽ khiến các tế bào đường thở tăng sinh, tái cấu trúc dẫn đến diện tích lưu thông khí sụt giảm. Đây cũng là nguyên nhân khiến đờm bị tắc nghẽn, ứ đọng do các lớp lông mao bị ngắn lại, kém di động.
Ho lẫn đờm phần lớn không nguy hiểm đến sức khỏe do xuất phát từ các nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên triệu chứng kéo dài, không gây sốt có thể cảnh báo các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm.
Dưới đây là một số bệnh lý mà bạn cần thận trọng:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một dạng bệnh viêm phổi mạn tính, có thể hình thành luống khí gây tắc nghẽn luồng khí từ phổi. Bệnh khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tiếp xúc với các khí, hạt vật chất kích thích được xác định phổ biến nhất.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây cơn ho đờm không sốt kéo dài
Ho đờm kéo dài không sốt là một trong những triệu chứng điển hình của COPD, thường xuất hiện vào buổi sáng. Bên cạnh đó người bệnh còn có thể cảm thấy khó thở, thở khò khè, vấn đề hô hấp có xu hướng chuyển biến xấu theo thời gian.
Lao phổi
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm bởi vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis), dễ dàng lây lan qua đường không khí. Sử dụng chung đồ dùng cá nhân, vật dụng ăn uống hoặc phụ nữ mang thai đều có nguy cơ truyền nhiễm bệnh.
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu cho sức khỏe, trong đó ho đờm kéo dài trên 3 tuần điển hình hơn cả. Ngoài ra bệnh nhân có thể đau ngực, sốt nhẹ, đổ mồ hôi về đêm, chán ăn, sụt cân, ớn lạnh về chiều tối.
Bệnh lao phổi nếu được phát hiện, tiếp nhận điều trị đúng phác đồ, bệnh nhân có thể dứt điểm bệnh mà không để lại biến chứng. Ngược lại với trường hợp nhập viện muộn, bệnh nhân rơi vào trạng thái suy hô hấp có thể tiềm ẩn nguy cơ tử vong (65,6 - 74%).
Bệnh giãn phế quản thể ướt
Bệnh giãn phế quản thể ướt có thể xuất phát từ những tổn thương nhỏ tại phế quản. Vấn đề nhiễm trùng phổi tái đi tái lại nhiều lần khiến biểu hiện bệnh trở nên rõ ràng hơn.
Người bệnh có thể đối mặt với những cơn ho khó chịu, đôi khi khạc ra đờm vón cục. Cơn ho kéo dài khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy kiệt, khó thở và đau tức ngực.

Cơn ho do bệnh giãn phế quản thể ướt khiến người bệnh mệt mỏi và suy kiệt
Với bất kỳ nguyên nhân nào, bệnh nhân đều cần chủ động thăm khám khám y tế, đặc biệt với triệu chứng kéo dài không thuyên giảm. Liên hệ ngay 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Hướng khắc phục ho nhiều có đờm kéo dài không sốt
Chuyên gia y tế cho biết, tình trạng ho có đờm kéo dài không sốt diễn ra trên 1 tuần cần được thăm khám sớm. Bệnh nhân tuyệt đối không chủ quan, xem nhẹ các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Ngoài quá trình tiếp nhận liệu trình chuyên sâu từ cơ sở y tế, bệnh nhân có thể áp dụng thêm một số biện pháp cải thiện tại nhà như:
- Bổ sung nước cho cơ thể hàng ngày, giúp niêm mạc họng luôn ẩm và thuyên giảm triệu chứng ho.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng niêm mạc họng như khói bụi, hóa chất độc hại.
- Ngừng sử dụng thuốc lá để thuyên giảm tình trạng ho, do chất nicotin trong khói thuốc lá có thể tác động lên niêm mạc họng và chức năng hoạt động của phổi.
- Đều đặn vệ sinh họng với nước muối sinh lý hàng ngày, giúp họng luôn trong trạng thái sạch sẽ, hạn chế môi trường phát triển ưa thích của virus, vi khuẩn.
- Chú ý vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh ẩm thấp nhiều bụi, lông động vật, phấn hoa. Ưu tiên ấm áp vào mùa đông, thoáng đãng vào mùa hè.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm dưỡng chất, đa dạng thực phẩm bổ sung protein, vitamin, khoáng chất, lipit, tinh bột,... nhằm tăng cường sức đề kháng.
- Kết hợp sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn như chanh, gừng, trà cam thảo,... giảm nguy cơ kích ứng và đào thải đờm ra khỏi cổ họng.
- Thực hiện các bài tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, hít thở nhằm cải thiện tình trạng tức ngực, khó thở do đờm.

Hướng dẫn khắc phục tình trạng ho có đờm kéo dài không sốt
Ho có đờm kéo dài không sốt là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến hô hấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi, giãn phế quản thể ướt. Chuyên gia Tai - Mũi - Họng cảnh báo, bệnh nhân tuyệt đối không trì hoãn việc thăm khám hoặc tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà.