Ho có đờm vàng báo hiệu tình trạng sức khỏe như thế nào?

Trần Thị Thu Hiền

21-08-2020

goole news
16

Ho đờm có thể là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh khác nhau. Thông thường cùng với việc khám lâm sàng, bác sĩ cũng dựa vào màu sắc, đồ đặc lỏng của đờm để chẩn đoán bệnh.  Vậy ho có đờm màu vàng cảnh báo bệnh gì? Cách phòng tránh và điều trị như thế nào hiệu quả, an toàn nhất? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu ngay nhé!

Ho đờm vàng báo hiệu tình trạng sức khỏe như thế nào?

Đờm là chất tiết của đường hô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ,... Ho có đờm là phản xạ tốt của cơ thể nhằm đẩy vi khuẩn, virus và bụi bẩn ra khỏi đường thở.

Tuy nhiên, nếu ho đờm kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn không nên chủ quan vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn nào đó trong cơ thể.

Màu sắc của đờm phụ thuộc vào loại vi sinh vật gây bệnh, mức độ viêm, nhiễm trùng của người mắc bệnh.

Ho ra đờm vàng cảnh báo nhiều bệnh lýHo ra đờm vàng cảnh báo nhiều bệnh lý

Ho có đờm vàng là bệnh gì? Đờm màu vàng là biểu hiện viêm, nhiễm trùng đường thở. Thông thường, nếu ho có đờm màu vàng thì rất có thể người mắc đang gặp một số bệnh gây viêm đường hô hấp như:

Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh hô hấp thường gặp gây ra tình trạng ho có đờm vàng kéo dài. Tình trạng này thường gặp ở những người hút thuốc lá trong khoảng thời gian dài, trên dưới chục năm. Hút thuốc càng nhiều thì ho sẽ càng nhiều đờm vàng xanh. Đây là lời cảnh báo cho bệnh viêm phổi mạn tính.

Ho có đàm vàng do bệnh viêm phổiHo có đàm vàng do bệnh viêm phổi

Triệu chứng bệnh sẽ thay đổi dựa trên loại viêm phổi mà bạn mắc phải (do vi khuẩn, do virus, do nấm hoặc do hóa chất). Triệu chứng bệnh gồm: ho ra đờm vàng màu rỉ sét kèm hội chứng nhiễm trùng, đau tức ngực vùng phổi bị viêm, sốt, ớn lạnh và khó thở.

Giãn phế quản

Giãn phế quản được chia thành 2 loại là giãn phế quản ướt và giãn phế quản khô. Trong đó, giãn phế quản ướt thường sản sinh đờm gây vướng víu, khó chịu đường thở.

Triệu chứng bệnh gồm đờm mủ vàng kéo dài, đặc quánh, lượng đờm từ trung bình đến nhiều khiến người bệnh phải khạc nhổ cả ngày. Theo thời gian, các triệu chứng này sẽ phát triển nhanh và trở nên tồi tệ, thậm chí thành mãn tính. Do đó, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu để có hướng điều trị kịp thời.

Ho ra đàm vàng cảnh báo giãn phế quảnHo ra đàm vàng cảnh báo giãn phế quản

Viêm phế quản cấp

Khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như khói amoniac, không khí ô nhiễm,... bệnh viêm phế quản theo thời gian chuyển từ ho khan sang ho có đờm màu trắng, rồi chuyển sang đờm vàng đục hoặc xanh lá cây. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy viêm phế quản chuyển từ virus sang vi khuẩn. Tình trạng này có thể kéo dài lên đến 90 ngày.

Viêm phế quản cấp nếu tái phát nhiều lần, các ổ viêm nhiễm ở phế quản không được tiêu diệt triệt để sẽ thành viêm phế quản, viêm phế quản mạn tính, viêm giãn phế quản, suy hô hấp cấp.

Viêm phế quản cấp gây ho đờm màu vàngViêm phế quản cấp gây ho đờm màu vàng

Nếu bệnh trên 5 ngày không thuyên giảm và/hoặc trở nặng hơn thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nhằm loại trừ các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, hen phế quản, lao phổi, dị vật trong đường hô hấp hay ứ đọng phổi.

Viêm xoang

Viêm xoang hay nhiễm trùng xoang do virus, dị ứng hoặc vi khuẩn gây nên. Đây cũng là bệnh lý gây nên tình trạng đau họng đờm vàng hoặc xanh lá cây, kèm theo triệu chứng này là nghẹt mũi, nhỏ giọt sau, đau nhức, sốt, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi. 

Ho đàm vàng là 1 trong những triệu chứng viêm xoangHo đàm vàng là 1 trong những triệu chứng viêm xoang

Viêm xoang là bệnh không thể chữa bằng những liệu kháng sinh đơn giảm, tạm bợ mà cần theo quy trình và thời gian điều trị của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Do vậy, khi có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị.

Bệnh xơ nang

Xơ nang là bệnh di truyền khiến cơ thể tạo ra chất nhầy dày, bệnh đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chất nhầy này có thể tích tụ làm tắc nghẽn ống dẫn cũng như các đường ống khác trong phổi, đường tiêu hóa và tuyến tụy. Nguy hiểm hơn, sự tích tụ còn có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, các vấn đề liên quan đến tiêu hoá và thậm chí là gây ra tử vong. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi và hệ thống sinh sản nam giới.

Xơ nang khiến người bệnh ho đàm màu vàngXơ nang khiến người bệnh ho đàm màu vàng

Bệnh lý này thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Triệu chứng của bệnh là có đờm từ vàng xanh lá cây rồi nâu vàng, ho dai dẳng, hụt hơi, khò khè, nghẹt mũi, mệt mỏi, giảm cân, đau bụng, táo bón, tắc nghẽn ruột, phân bất thường và có mùi hôi,...

Viêm phế quản mãn tính

Đây được xem là bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp. Bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể biến chứng dẫn đến phổi tắc nghẽn mãn tính, suy hô hấp; nghiêm trọng hơn là ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi.

Do bệnh không được điều trị dứt điểm dẫn tái nhiễm nhiều lần; sẽ làm các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng gây ho ra đờm vàng đặc và khó thở. Khi bị bệnh, lượng đờm khoảng 200 ml/ngày, nhầy, dính và khạc nhiều vào buổi sáng.

Viêm phế quản mạn tính gây ho đàmViêm phế quản mạn tính gây ho đàm

Cảm cúm

Ho khạc đờm vàng ở mức độ nhẹ có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm cúm trước khi xuất hiện các triệu chứng khác như đau đầu, sốt,...

Bệnh cảm cúm thường là lành tính, sau 3-5 ngày các triệu chứng sẽ giảm dần và tự khỏi. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp biến chứng nặng nên khi có triệu chứng nên đi khám để phân biệt cảm cúm thông thường với các loại cúm nguy hiểm như cúm gia cầm.

*Tìm hiểu thêm:

Phòng tránh và điều trị ho có đờm vàng như thế nào?

1. Điều trị bệnh

Chữa ho có đờm vàng bằng thuốc

Điều trị bệnh bằng thuốc Điều trị bệnh bằng thuốc

- Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp ho có đờm vàng đặc do nhiễm khuẩn thì sử dụng thuốc kháng sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên nếu là do nhiễm virus thì dùng kháng sinh không có tác dụng. 

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đồng thời tiêu diệt chúng; làm giảm viêm nhiễm đường hô hấp, từ đó góp phần cải thiện tình trạng ho có đờm và các triệu chứng khác đi kèm.

Các loại thuốc kháng sinh có thể được chỉ định như:

  • Amoxicillin
  • Erythromycin 
  • Azithromycin
  • Cefditoren
  • Tetracycline
  • Cefditoren…

Mỗi loại sẽ có những quy định về liều lượng, thời gian sử dụng cụ thể cho từng đối tượng; vậy nên người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn để tránh bị lờn thuốc. Thận trọng khi dùng cho trẻ em vì nhóm đối tượng này rất dễ gặp tác dụng phụ của thuốc; phổ biến là rối loạn tiêu hóa.

- Thuốc làm giãn phế quản

Ho khạc ra đờm vàng do viêm phế quản hoặc viêm phổi sẽ được chỉ định nhóm thuốc này. Tác dụng là làm thư giãn các cơ co thắt trong phế qua; từ đó giúp người bệnh dễ thở hơn. Các loại thuốc thông dụng như:

  • Albuterol
  • Metaproterenol
  • Theophylline
  • Ipratropium.

- Thuốc kháng viêm Corticosteroid

Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh; người bệnh có thể được chỉ định bằng đường uống có tác dụng toàn thân như Prednisolone. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn; nếu lạm dụng có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Một số trường hợp đau họng có đờm vàng do viêm phế quản mãn tính; bác sĩ có thể chỉ định thuốc Corticosteroid dạng hít thay cho dạng uống. Loại thuốc này có tác dụng tại chỗ nên ít gây tác dụng phụ hơn các thuốc như: Beclomethasone, Flnomasone hoặc Budesonide.

- Thuốc ức chế virus

Nếu là ho có đờm vàng do virus thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc này. Các loại thuốc thường được chỉ định gồm có:

  • Relenza
  • Rimantadine
  • Tamiflu
  • Peramivir.

Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sự phân chia tế bào của virus, làm chúng suy yếu, không còn khả năng gây hại; từ đó kiểm soát không cho tình trạng nhiễm trùng tiếp tục tiến triển. Thuốc kháng virus có 2 dạng là viên nang và hỗn dịch uống.

- Thuốc hạ sốt, giảm đau

Gồm các thuốc như Ibuprofen, Acetaminophen. Loại thuốc này được kê nhằm làm giảm tình trạng sốt, đau họng, mệt mỏi, khó chịu do ho đờm vàng gây ra.

Liều lượng và số lần dùng trong ngày có thể khác nhau với mỗi loại thuốc; mỗi người nên người bệnh cần theo chỉ định của bác sĩ.

- Thuốc long đờm, làm loãng đờm nhầy

Đờm nhầy, đặc quánh bám dính trong đường thở khiến người bệnh ho nhiều và khó thở. Việc dùng thuốc long đờm hay thuốc làm loãng đờm như Natri benzoat, Terpinhdrat hay Acetylstein sẽ giúp loại bỏ đờm ra ngoài dễ dàng; từ đó thông thoáng đường thở.

Chữa ho đờm vàng bằng mẹo tự nhiên

Ngoài thuốc Tây thì các phương pháp tự nhiên cũng được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng ho có đờm đặc màu vàng. Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể áp dụng:

- Dùng gừng và mật ong

Bài thuốc dân gian này có tác dụng kháng viêm, giảm ho, tiêu đàm; đồng thời gừng còn giúp tăng cường tuần hoàn máu đến khu vực bị nhiễm trùng. Từ đó giúp bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi.

Mẹo trị ho có đàm màu vàngMẹo trị ho có đàm màu vàng

Dùng 1 nhánh gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi thái lát mỏng cho vào chén sạch. Thêm 10ml mật ong rồi hấp cách thủy trong 20 phút. Khi còn ấm thì chắt lấy nước uống 3-4 lần trong ngày. Phần xác gừng bạn có thể ngậm, nhai nát và nuốt nước.

- Hấp chanh đào với đường phèn

Hỗn hợp này giúp bổ sung lượng lớn Vitamin C và hoạt chất kháng viêm tự nhiên; giúp tăng sức đề kháng, xoa dịu cơn ho và làm loãng đờm.

Lấy 2 quả chanh đào, rửa sạch và để nguyên vỏ, thái lát mỏng. Cho chanh và đường phèn vào chén sành và hấp cho đến khi đường tan hoàn toàn thì chắt lấy nước uống vài lần trong ngày, dùng khi còn ấm. Ngậm lát chanh và nuốt nước tiết ra để có hiệu quả cao hơn.

Ngoài việc dùng thuốc thì bạn cần kết hợp uống nhiều nước. Đặc biệt là nước ấm để chống khô, giảm kích ứng trong cổ họng; làm giảm đờm nhầy và giảm sốt do ho có đàm vàng gây ra.

2. Phương pháp phòng tránh bệnh

Để phòng ngừa tình trạng ho đàm vàng thì mọi người nên tuân thủ những điều dưới đây:

  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao và các hoạt động ngoài trời để tăng sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.

Tập luyện thường xuyên giúp phòng bệnh ho đờm vàngTập luyện thường xuyên giúp phòng bệnh ho đờm vàng

  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột thì quần áo cũng cần thay đổi kịp thời để thích ứng; tránh trường hợp cơ thể bị tác động do thời quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Đeo khẩu trang, kính chắn bụi khi ở nơi công cộng và hạn chế đến nơi đông người để giảm nguy cơ nhiễm trùng, lây bệnh.
  • Giữ không khí trong nhà trong lành bằng cách mở cửa sổ hoặc dùng thiết bị lọc không khí. Giấm là một chất hữu ích để khử trùng trong trường hợp gia đình có người bị nhiễm lạnh.
  • Chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung các đồ ăn lành mạnh, uống nhiều nước và vitamin C để thanh lọc cơ thể, củng cố hệ miễn dịch.
  • Trong giai đoạn dịch nên tiêm vacxin đầy đủ cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Trường hợp người bệnh ho khan kéo dài trên 5 ngày, bất kể là tình trạng ho như thế nào cũng cần đi khám ngay. Còn nếu ho kéo dài trên 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, ho kèm sốt hoặc ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, hơi thở nông hoặc đau ngực khi ho cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để điều trị vì rất có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề: ho có đàm vàng báo hiệu gì về tình trạng sức khỏe cũng như phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh. Đây sẽ là những kiến thức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Liên hệ Hotline 1900 1806 khi cần tư vấn và đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
91,000

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám