Ho đờm có máu: Cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp nguy hiểm?

Thu Hiền

29-02-2024

goole news
16

Ho đờm có máu khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, hoang mang vì không biết đang gặp vấn đề gì về sức khỏe. Hầu hết người bệnh không biết được rõ nguyên nhân của tình trạng này nhưng đây là triệu chứng cảnh báo sức khoẻ đang gặp nguy hiểm. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về tình trạng ho đờm có máu qua bài viết dưới đây.

Ho đờm có máu là gì?

Đờm là dịch nhầy được tiết ra từ đường hô hấp, thường loãng, màu trong. Khi có vấn đề về sức khoẻ thì đờm sẽ đặc hơn và màu sắc cũng bị thay đổi: vàng, xanh, nâu,...hoặc lẫn máu trong đờm. 

Có ba loại đờm có máu là đờm có lẫn máu tươi, đờm có máu vón cục hoặc đờm có lẫn tia máu. Khi ho trong đờm có máu thường kèm theo đau rát cổ họng, nóng cổ, tức ngực, nóng ngực,...Máu trong đờm có thể xuất phát từ phổi, đường tiêu hoá: 

  • Từ phổi: Nếu máu có màu đỏ tươi, sủi bọt và lẫn cả chất nhầy thì máu từ phổi. Điều này là do nhiễm trùng phổi hoặc ho dai dẳng lâu ngày. 
  • Từ đường tiêu hoá: Nếu máu có màu sẫm kèm theo thức ăn, thì có thể xuất phát từ dạ dày hoặc bộ phận tiêu hoá, đây là tình trạng rất nghiêm trọng. 

Ho đờm có máu có thể do xuất phát từ phổi hoặc từ đường tiêu hoáHo đờm có máu có thể do xuất phát từ phổi hoặc từ đường tiêu hoá

Ho đờm có máu có thể là dấu hiệu bệnh gì?

Lao phổi

Các vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis thường gây ra bệnh lao phổi. Các triệu chứng như sốt, đau ngực, khó thở, ho có đờm kéo dài. Vì vậy, nếu người bệnh có những triệu chứng trên cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. 

Giãn phế quản

Giãn phế quản là một trong những biến chứng của áp xe phổi, viêm phổi hoặc lao phổi,... có khả năng gây ra ho đờm có máu. 

Người bị mắc bệnh sẽ ho ra máu với lượng nhỏ kéo dài trong 3- 5 ngày. Nếu tình trạng ho khạc ra nhiều máu hơn thì lúc này bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy cơ tử vong tăng cao. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng các phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh, có thể cắt bỏ một phần phổi bị giãn hoặc gây tắc mạch máu. 

Ho đờm có máu có thể là dấu hiệu của bệnh giãn phế quảnHo đờm có máu có thể là dấu hiệu của bệnh giãn phế quản

Nhiễm trùng đường hô hấp

Vi khuẩn và virus như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus tấn công vào hệ thống hô hấp gây ra nhiễm trùng đường hô hấp và xuất hiện triệu chứng ho đờm có máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bị khó thở, sốt, nhức đầu,... 

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng chụp X-quang, chụp CT ngực, xét nghiệm máu hoặc phân tích đờm. 

Ung thư thanh quản

Khàn tiếng, khó nuốt, cổ họng đau rát, sưng to, ho đờm có máu,... là những dấu hiệu của ung thư thanh quản. Người bệnh cần thăm khám ngay nếu có những triệu chứng trên. Bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như: nội soi thanh quản, chụp CT hoặc có thể làm sinh thiết. 

Một trong những dấu hiệu của ung thư thanh quản là ho đờm có máuMột trong những dấu hiệu của ung thư thanh quản là ho đờm có máu

Ung thư phế quản

Với các triệu chứng của ung thư phế quản: Ho có đờm kéo dài, khàn giọng, khó thở, khó nuốt, xương khớp nhức mỏi, sưng cổ và mặt,... Nếu có những dấu hiệu trên, người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm, tránh để bệnh trở nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Ung thư phổi

Ho đờm ra máu và có bọt màu hồng là dấu hiệu của ung thư phổi. Bệnh này phát triển một cách âm thầm, người bệnh khó phát hiện ra do ở giai đoạn đầu thường có ít triệu chứng. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có các dấu hiệu khác như: Ho kéo dài, dai dẳng, đau tức ngực, sụt cân, khó thở, ho đờm có máu,...

Phương pháp điều trị ho đờm có máu

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng và tình trạng bệnh, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra mũi miệng và phân tích mẫu đờm của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp CT ngực, nội soi phế quản,...

Sau khi có kết quả của các xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị bệnh dựa vào nguyên nhân gây ra ho đờm có máu như

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm với tình trạng nhiễm trùng như viêm phế quản, viêm phổi do vi khuẩn. 
  • Thuốc trị ho, tiêu đờm khi ho dai dẳng kéo dài. 
  • Thực hiện phẫu thuật nếu phát hiện khối u hoặc cục máu đông ở phổi.
  • Trong trường hợp ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư phế quản sẽ được bác sĩ chữa theo phác đồ điều trị ung thư như: phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.

Nội soi phế quản hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnhNội soi phế quản hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh

Biện pháp phòng tránh ho đờm có máu

Tình trạng ho đờm có máu có thể là một trong dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm thông thường nhưng cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý đáng lo ngại như ung thư. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh ho đờm có máu: 

  • Không sử dụng thuốc lá vì hút thuốc gây viêm nhiễm. Ngoài ra, thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác về đường hô hấp. 
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, ít bụi bẩn, nấm mốc để giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. 
  • Uống nhiều nước ấm giúp loãng đờm và đào thải các chất độc ra ngoài dễ dàng hơn 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng. 
  • Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt để tránh làm tổn thương đến cổ họng. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,... vì chúng dễ gây kích ứng vòm họng. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe luôn trong trạng thái ổn định, khám ngay khi có các biểu hiện bất thường về đường hô hấp như ho nhiều, ho kéo dài, nhiều đờm, ho đờm có máu, đau họng,...

Thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ho đờm có máuThuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ho đờm có máu

Với những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn cũng giúp cho bạn đọc có thêm nhiều thông tin về tình trạng ho đờm có máu. Bệnh nhân khi có bất thường trong đờm khi ho và các dấu hiệu khác thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị hiệu quả.

Mọi thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 19001806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ và chủ động đặt lịch khám, giúp tiết kiệm thời gian.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,899

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám