Hội chứng Brugada là tình trạng rối loạn nhịp tim hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xin chia sẻ đến bạn đọc các thông tin về hội chứng này để giúp bạn có các nhận biết sớm cũng như điều trị đúng cách.
Hội chứng Brugada là gì?
Hội chứng Brugada (HC Brugada) là một hội chứng mang tính di truyền, gây rối loạn hình dạng phức bộ QRS trên điện tâm đồ ở các chuyển đạo trước tim V1, V2 và V3.
Hiện nay trên điện tâm đồ, HC Brugada được chia thành 3 loại gồm type 1, type 2 và type 3. Trong đó, type 1 là nặng nhất và dễ gây ra các rối loạn nhịp thất khởi phát đột ngột như nhịp nhanh thất đa dạng, thậm chí là rung thất và chết đột tử… Type 2, type 3 thường nhẹ và lành tính hơn.
Hội chứng Brugada
Hội chứng Brugada được đề cập trên thế giới vào năm 1992, do Brugada (Giáo sư nhịp học hàng đầu của Bỉ) phát hiện ở một bé gái gốc Ba Lan xuất hiện những rung thất không rõ nguyên nhân và chị gái của bé vừa chết đột tử. Khi so sánh điện tâm đồ của cả 3 đứa bé, Brugada nhận thấy rằng hình ảnh đều có bất thường tương tự nhau. Cơ chế điện học của hội chứng Brugada là có “chậm khử cực ở vùng phía trước của thượng tâm mạc đường ra thất phải”.
Theo các kết quả nghiên cứu, tần suất mắc hội chứng này của người Nhật Bản là 14/1000, của người da trắng là 5/1000 và của người châu Á là 1/1000. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu thống kê trên toàn quốc. Năm 1995, TS Huỳnh Văn Minh có nghiên cứu đầu tiên về hội chứng HC Brugada và năm 2007 có nghiên cứu điện tim trên 1113 trường hợp người lớn trong cộng đồng tại Huế cho thấy tỷ lệ điện tâm đồ dạng Brugada là 1/1000.
Hội chứng Brugada nguy hiểm như thế nào?
Hội chứng Brugada có nguy hiểm không chính là mối quan tâm của hầu hết người bệnh. HC Brugada có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như ngừng tim đột ngột, mất đột xuất bất ngờ chức năng của tim, hơi thở, ý thức. Nếu không được điều trị ngay lập tức thì sẽ dẫn đến cái chết đột ngột. Nếu nhanh chóng chăm sóc ý tế thích hợp, người bệnh có thể sống. Hồi sức tim phổi hoặc chỉ cần nén nhanh chóng vào ngực có thể nâng cao cơ hội sống sót cho người bệnh cho khi nhân viên cấp cứu đến nơi.
Hội chứng Brugada vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn dẫn đến ngừng tim đột ngột
Đột ngột ngất xỉu là 1 biến chứng của hội chứng Brugada. Nếu có hội chứng Brugada hoặc dấu hiệu bệnh thì cần tìm kiếm sự chú ý khẩn cấp y tế ngay.
Dấu hiệu của hội chứng Brugada
Phần lớn những người có hội chứng Brugada không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng gì. Một số người có triệu chứng:
- Ngất xỉu.
- Đánh trống ngực.
- Tim đập không đều.
- Ngừng tim đột ngột.
Hội chứng Brugada có dấu hiệu tương tự như một vấn đề về nhịp tim khác, do đó cần thiết gặp bác sĩ để tìm hiểu xem HC Brugada hay rối loạn nhịp tim khác là vấn đề nhịp tim gây ra các triệu chứng.
Nếu có nhịp tim bất thường hoặc tim đập nhanh, hãy gặp bác sĩ. Vấn đề có thể được gây ra bởi loạn nhịp tim, các xét nghiệm cần thiết để xem vấn đề tim mạch này có phải là hội chứng Brugada. Nếu không rõ và có nghi ngờ có thể là do bệnh tim, hãy tìm kiếm sự chú ý khẩn cấp y tế.
Nguyên nhân gây ra HC Brugada
Hội chứng Brugada là 1 rối loạn nhịp tim, mỗi nhịp đập tim được kích thích bởi 1 xung điện tạo ra từ các tế bào đặc biệt trong trên phía bên phải của tim. Trong hội chứng Brugada, nhịp tim bất thường có thể do khiếm khuyết nào đó.
Tim bơm không hiệu quả, dẫn đến không đủ máu đi đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều này có thể gây choáng ngất, rối loạn nhịp tim hoặc trong trường hợp rất nặng, có thể dẫn đến đột ngột ngừng tim.
Hội chứng Brugada thường do di truyền nhưng cũng có thể vì một bất thường về cấu trúc tim, sự mất cân bằng hóa chất giúp truyền tải các tiến hiệu điện hoặc tác dụng phụ của thuốc hoặc sử dụng cocaine. HC Brugada thường được chẩn đoán ở thanh thiếu niên, người lớn và hiếm khi được chẩn đoán ở trẻ nhỏ.
Đối tượng dễ mắc hội chứng Brugada
Một số yếu tố dẫn tới làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Brugada bao gồm:
- Gia đình có người trực hệ (bố hoặc mẹ, anh chị em ruột, con) có hội chứng Brugada thì bạn có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này.
- Nam giới có tỷ lệ gặp phải hội chứng này cao hơn nữ giới.
- Người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc hội càng cao.
- Người châu Á thường xuyên gặp phải HC Brugada hơn so với các chủng tộc khác.
- Sốt có thể tạo ra hội chứng Brugada hoặc làm tăng nguy cơ nhất và các biến chứng khác của hội chứng Brugada, nhất là ở trẻ em.
Phương pháp chẩn đoán
Khi có dấu hiệu nghi ngờ của hội chứng Brugada, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán xác định
Hội chứng Brugada gồm có 3 thể từ nặng đến nhẹ:
- Type 1: Hình ảnh thể hiện ở cả 3 chuyển đạo V1, V2, V3 với ST chênh lên rất cao ( thường > 2mm) ở V1, V2 làm cho phức bộ QRS giống kiểu Block nhánh phải . Đoạn ST có dạng cong vòm và đi dốc xuống nối tiếp vào sóng T đảo chiều. V3 có ST chênh lên nhẹ. Ở V4, V5, V6 cũng có sóng S nhỏ nhưng không rộng và sâu như block nhánh phải.
- Type 2 và Type 3: Hình ảnh thường thể hiện ở 2 chuyển đạo V1V2 , ST ở hai chuyển đạo này chênh thấp hơn Type 1 và có dạng hình lưng con lạc đà, nên có người gọi hai hội chứng này là hội chứng lưng con lạc đà hay hội chứng hình yên ngựa.
- Chẩn đoán vẫn dựa chủ yếu vào điện tâm đồ.
Tiến hành đo điện tâm đồ để chẩn đoán HC Brugada
Chẩn đoán phân biệt: Block nhánh phải.
Các yếu tố làm thay đổi giảm hình dạng điện tâm đồ (làm biến mất các bất thường) của hội chứng Brugada: Kích thích giao cảm, dobutamine, isoprenaline, gắng sức, quinidine và dẫn xuất vì chúng ức chế kênh INa nhưng cũng có thể cả kênh Ito.
Những yếu tố làm tăng xuất hiện sự bất thường điện tâm đồ của hội chứng Brugada, thậm chí từ type 2 chuyển thành type 1: Kích thích phó giao cảm, giấc ngủ, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc chẹn kênh Na với tác dụng yếu lên Ito và đặc biệt là các thuốc chống loạn nhịp Ic(Flecain, Ajmaline).
Điều trị hội chứng Brugada
Người ta chỉ điều trị khi có cơn nhanh thất xảy ra ở bệnh nhân Brugada: dùng Quinidin ( ở các tuyến cơ sở).
Điều trị điện sinh lý tim: ở những cơ sở có điện sinh lý tim và máy tạo nhịp, người ta thăm dò điện sinh lý tim phát hiện vùng tổn thương điện học và triệt đốt bằng năng lượng sóng tần số Radio (năng lượng RF) ở vùng thượng tâm mạc phía trước của đường ra thất phải. Những trường hợp triệt đốt RF thất bại và/hoặc bệnh nhân hay lên cơn nhanh thất, rung thất thì đặt máy tạo nhịp ICD (máy tạo nhịp có chức năng shock điện trong buồng tim).
Cấy máy khử rung tim ICD nhằm mục đích giảm nguy cơ người bệnh bị ngưng tim đột ngột
Hội chứng Brugada là hội chứng gây rối loạn điện tâm đồ, có tính di truyền, tỷ lệ gặp ít nhưng tính chất nguy hiểm. Cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về điện sinh học tim và có phân tầng nguy cơ để dự phòng người có nguy cơ đột tử.
Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, chúng tôi khuyến cáo nên là điện tâm đồ 100% các trường hợp đến khám tại bệnh viện, để phát hiện hội chứng Brugada. Tất cả trường hợp mắc hội chứng Brugada type 1 nên khuyến cáo người thân trực hệ trong gia đình, gồm cả nam và nữ đến bệnh viện khám tổng thể và làm điện tâm đồ để phát hiện những ca type 1, tiền sử có cơn hồi hộp, ngất… để được tư vấn và có hướng xử lý.
Hiện tại các gói khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, liên hệ ngay đến tổng đài 1900 1806 để nhận thông tin chi tiết.