Hội chứng hậu huyết khối: Ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

Nguyễn Phương Thảo

31-12-2024

goole news
16

Hội chứng hậu huyết khối là một biến chứng thường gặp sau khi người bệnh trải qua tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu. Dù cơn nguy kịch ban đầu đã qua đi, nhưng hậu quả để lại có thể kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị hội chứng hậu huyết khối hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để tìm được đáp án. 

Hội chứng hậu huyết khối là gì?

Hội chứng hậu huyết khối (Post - Thrombotic Syndrome) là tình trạng xảy ra như một biến chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep vein thrombosis - DVT). 

Hội chứng hậu huyết khối là tình trạng hình thành cục máu đông sâu bên trong các tĩnh mạch

Hội chứng hậu huyết khối là tình trạng hình thành cục máu đông sâu bên trong các tĩnh mạch 

DVT là sự hình thành cục máu đông ở một hoặc các tĩnh mạch sâu ở chân, tay người bệnh. Ngay cả khi điều trị DVT thành công, cục máu đông vẫn có thể gây ra tổn thương lâu dài cho tĩnh mạch khiến chúng không thể hoạt động tốt như bình thường. 

Kết quả là, máu ứ đọng trong tĩnh mạch. Sự ứ đọng này làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây ra nhiều triệu chứng như đau và sưng. Hội chứng hậu huyết khối là thuật ngữ y khoa chỉ phạm vi các triệu chứng mà tổn thương tĩnh mạch này có thể gây ra. Một số bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng nhẹ, trong khi các trường hợp khác thể phải đối mặt với các triệu chứng nghiêm trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày của họ. 

Hội chứng hậu huyết khối không hề hiếm gặp. Chỉ sau 2 năm bị DVT gần, kể cả khi được điều trị chống đông cũng như dùng tất áp lực đầy đủ vẫn có 20- 50% bệnh nhân sẽ phát triển thành hội chứng hậu huyết khối và 5-10% ở mức nặng gây suy giảm chức năng vận động. Đối với những bệnh nhân có huyết khối tồn dư hoặc dòng trào ngược bệnh lý trong tĩnh mạch khoeo, hội chứng này cũng có thể xuất hiện thường xuyên hơn. 

Nguyên nhân gây ra hội chứng hậu huyết khối

Bất kỳ ai từng bị DVT đều có nguy cơ cao mắc hội chứng sau huyết khối, đặc biệt là những trường hợp tái phát ở cùng một chi. Dưới đây là một số điều kiện có thể làm tăng khả năng dẫn đến hội chứng hậu huyết khối, cụ thể:  

  • Phẫu thuật gần đây, làm giảm khả năng vận động và tăng tình trạng viêm trong cơ thể, có thể dẫn đến đông máu;
  • Hạn chế khả năng vận động do chấn thương hoặc đột quỵ;
  • Do tính chất công việc đứng hoặc ngồi lâu một chỗ;
  • Tổn thương tĩnh mạch sâu;
  • Rối loạn máu di truyền làm tăng khả năng đông máu;
  • Mang thai;
  • Điều trị ung thư;

Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng bao gồm: 

  • Thừa cân, béo phì;
  • Có DVT gây ra các triệu chứng; 
  • Bị huyết khối ở trên đầu gối thay vì dưới đầu gối; 
  • Có nhiều hơn 1 DVT; 
  • Tăng áp lực ở tĩnh mạch chân; 
  • Không dùng thuốc loãng máu sau khi bị DVT. 

Triệu chứng của hội chứng hậu huyết khối 

Bệnh nhân bị hội chứng huyết khối thường cảm thấy đau nhức ở chân

Bệnh nhân bị hội chứng huyết khối thường cảm thấy đau nhức ở chân

Các triệu chứng của hội chứng hậu huyết khối xảy ra ở chi bao gồm:

  • Cảm giác nặng nề ở chân;
  • Ngứa ran hoặc chuột rút ở chân;
  • Đau chân nặng hơn khi đứng và đỡ hơn sau khi nghỉ ngơi; hoặc nâng chân lên;
  • Tĩnh mạch chân giãn rộng;
  • Sưng ở chân;
  • Da quanh chân bị sẫm màu hoặc đỏ.

Triệu chứng có thể phát triển từ nhẹ tới nặng. Người bệnh dễ dàng nhận thấy tình trạng tệ hơn khi đi bộ hoặc đứng trong thời gian dài và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Các dấu hiệu này thường đến rồi đi rất nhanh, vì thế rất nhiều người bệnh đã chủ quan không điều trị từ sớm. 

Xem thêm:

Chẩn đoán hội chứng hậu huyết khối 

Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về tiền sử sức khỏe bao gồm cả việc đã từng bị DVT chưa. Ngoài ra sẽ hỏi về triệu chứng cũng như tiến hành khám sức khỏe tổng quát. Để tăng tính xác thực của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm. Chẳng hạn: 

  • Siêu âm: Thực hiện để tìm kiếm các vấn đề về van tĩnh mạch;
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các vấn đề về đông máu trong máu của người bệnh. 

Điều trị hội chứng hậu huyết khối 

Phương pháp điều trị chính dành cho bệnh nhân bị hội chứng hậu huyết khối là liệu pháp nén bằng cách đeo tất nén. Cách này sẽ giúp tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch, chúng tạo cảm giác vừa vặn, không gây đau. 

Tất nén áp lực là phương pháp được ứng dụng trong quá trình điều trị

Tất nén áp lực là phương pháp được ứng dụng trong quá trình điều trị 

Có nhiều loại tất nén với nhiều mức áp lực khác nhau. Bác sĩ sẽ đo đạc kích thước để người bệnh có thể chọn được loại tất nén phù hợp. Ban đầu, người bệnh sẽ mất một thời gian ngắn để làm quen, đặc biệt là đối với những người đã từng bị huyết khối tĩnh mạch cần phải mang tất nén thường xuyên mỗi khi di chuyển. 

Các hình thức trị liệu nén khác mà bác sĩ có thể đề xuất: 

  • Thiết bị hỗ trợ hồi lưu tĩnh mạch (Venowave): Đây là một thiết bị bơm nén y tế mà người bệnh đeo ở bắp chân để cải thiện lưu lượng máu. 
  • Thiết bị nén khí ngắt quãng (IPC): Thiết bị IPC là ống nén mà người bệnh đeo ở chân khi ở bệnh viện. 

Trong một số trường hợp khác, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh nên thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn trong tĩnh mạch và sửa chữa van tĩnh mạch ở chân hoặc thủ thuật nội mạch (như đặt stent) để cải thiện lưu lượng máu. 

Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống cũng đóng vai trò lớn trong việc cải thiện các triệu chứng. Các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên nâng chân cao hơn khi ngồi hoặc nằm, giữ cân nặng ở mức ổn định và an toàn, đồng thời cần sử dụng các sản phẩm bôi trơn da/dưỡng ẩm da để phòng ngừa da bị khô hoặc nứt nẻ.  

Quá trình điều trị bệnh hội chứng hậu huyết khối đòi hỏi sự phối hợp giữa người bệnh và bác sĩ. Việc tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống là yếu tố quan trọng để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Cách phòng tránh hội chứng hội huyết khối 

Cách phòng tránh hội chứng huyết khối tập trung vào việc giảm các yếu tố nguy cơ gây hình thành cục máu đông và duy trì lưu thông máu ổn định. Hội chứng này có thể liên quan đến các rối loạn như huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi hoặc các bệnh huyết học khác.

Lối sống là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng bệnh

Lối sống là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng bệnh 

Một số biện pháp phòng tránh chính bao gồm: 

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày như đi bộ, bơi lội hoặc yoga, giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Nếu công việc yêu cầu ngồi lâu, hãy đứng dậy và di chuyển sau mỗi 1-2 giờ để máu lưu thông tốt hơn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh. Người bệnh cần bổ sung thực phẩm chống viêm như: Rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu omega-3,....
  • Người bệnh cần uống nước tối thiểu 2 lít/ngày;
  • Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa và trans fat như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,...
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định. Tránh tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Dùng tất áp lực nhằm hỗ trợ lưu thông máu khi đi máy bay hoặc ngồi lâu trên ô tô.
  • Tầm soát nguy cơ huyết khối đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh huyết học hoặc có tiền sử huyết khối nên được kiểm tra định kỳ.
  • Đối với thai phụ cần duy trì cân nặng hợp lý và theo dõi thai kỳ chặt chẽ để phòng ngừa hội chứng huyết khối. 

Mọi thắc mắc cần giải đáp chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám tại website của Phương Đông để được hỗ trợ thăm khám sớm nhất. 

Kết luận 

Hội chứng hậu huyết khối không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được can thiệp kịp thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh giảm thiểu biến chứng và phục hồi tốt hơn. Hãy chủ động thăm khám và xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe mạch máu. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

49

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám