Hôi miệng từ cổ họng: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Phương Loan

04-12-2024

goole news
16

Hôi miệng từ cổ họng gây nhiều vấn đề bất tiện cho người bệnh, đặc biệt trong vấn đề giao tiếp thường ngày. Xác định chính xác nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị, khôi phục hơi thở và ngừa diễn tiến các bệnh lý nguy hiểm.

Cách nhận biết hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng từ cổ họng phần lớn không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, song có thể gây khó chịu khi giao tiếp. Tuy nhiên người bệnh thường khó nhận biết, nên cần chủ động kiểm tra và tìm cách điều trị.

Dưới đây là một số cách nhận biết mà bạn có thể áp dụng:

  • Liếm nhẹ vào mặt trong cổ tay, chờ nước bọt khô lại rồi ngửi thử cổ tay có bị lẫn mùi hôi hay không.
  • Dồn nước bọt xuống cuống lưỡi, dùng tay hoặc miếng gạc, bông để thấm phần nước bọt, ngửi mùi để nhận biết mùi hôi hay không.

Hai cách nhận biết hôi miệng bên trong cổ họng

Hai cách nhận biết hôi miệng bên trong cổ họng

Nguyên nhân hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng trong cổ họng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đại đa số là bệnh lành tính có thể chữa trị. Dưới đây là danh sách những tác nhân gây hôi miệng:

Viêm xoang

Viêm xoang xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc phản ứng dị ứng, gây tình trạng ngạt mũi, đau đầu, sốt,... Bệnh lý gia tăng tình trạng ứ đọng dịch nhầy và mủ trong hốc xoang, tiếp đến chảy xuống cổ họng.

Ứ đọng dịch nhầy do viêm xoang làm tăng nguy cơ hôi miệng

Ứ đọng dịch nhầy do viêm xoang làm tăng nguy cơ hôi miệng

Dịch tiết mang theo vi khuẩn, virus gây hại tấn công đến đường hô hấp dưới và khoang miệng. Lượng dịch lớn cũng có thể cản trở đường đi của đồ ăn, phần thực phẩm bị giữ lại cổ họng phân hủy dưới tác động của vi khuẩn làm gia tăng tình trạng hôi miệng.

Thiếu nước bọt

Trên thực tế nước bọt là nước xúc miệng tự nhiên, giúp khoang miệng loại bỏ các tác nhân gây mùi khó chịu. Nếu cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, miệng khô khiến lượng nước bọt tiết ra không đủ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và gây mùi khó chịu.

Bạn cũng có thể gặp thêm các vấn đề khác như khát nước, nứt nẻ môi, rát lưỡi, đau họng,... Bởi vậy bạn nên bổ sung đều đặn lượng nước mỗi ngày, trung bình 2 lít/ngày.

Viêm họng

Viêm họng là bệnh hô hấp phổ biến, cũng là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Bệnh tiến triển khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, phản ứng dị ứng, sống lâu trong môi trường ô nhiễm hoặc phải nói quá nhiều.

Viêm họng là nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở trở nên khó chịu

Viêm họng là nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở trở nên khó chịu

Hôi miệng từ cổ họng do viêm họng phát triển mạnh trong các trường hợp:

  • Nhiễm trùng hầu họng do virus và vi khuẩn.
  • Viêm họng khiến cơ thể tiết nhiều dịch đờm, tình trạng đặc quánh lâu ngày gây hôi miệng.
  • Viêm họng thường kèm tình trạng ngạt mũi, bệnh nhân có xu hướng thở đường miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây hôi miệng.
  • Viêm họng cũng làm tăng tình trạng khô miệng, dẫn đến mùi hôi miệng khó chịu.

Viêm amidan

Viêm amidan xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm tấn công hạch lympo cổ họng và gây nhiễm trùng. Do khi bị viêm, amidan sẽ mưng mủ tiết ra mùi hôi hoặc tình trạng viêm gây khô miệng. Bệnh càng tiến triển, mùi hôi khi thở hoặc nói chuyện càng nghiêm trọng.

Viêm VA

VA đóng vai trò như cánh cửa ngừa vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp và gây bệnh. Viêm VA xảy ra khi vi khuẩn, xâm nhập gây viêm nhiễm tổ chức lympho nằm trong vòm họng, nếu phát triển quá mức còn được gọi là sùi vòm họng.

Bệnh lý về dạ dày

Một số bệnh lý ở dạ dày như viêm loét dạ dày cũng có thể gây hiện tượng hơi thở khó chịu. Do khi này hoạt động tiêu hóa thức ăn bị trì trệ, cơ thể tích tụ thức ăn trong dạ dày, lâu ngày lên men tạo mùi hôi.

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý làm hơi thở có mùi

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý làm hơi thở có mùi

Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn chưa được tiêu hóa, axit dịch vị trào ngược lên thực quản, vòm họng và miệng. Lượng axit dịch vụ cũng làm bào mòn niêm mạc họng và miệng, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển và xuất hiện mùi.

Hôi miệng trong cổ họng cảnh báo bệnh gì?

Hôi miệng từ cổ họng có thể chỉ là một triệu chứng, cảnh báo các bệnh lý sức khỏe như:

  • Bệnh tim: Tim mạch và khoang miệng có mối liên quan mật thiết. Chuyên gia y tế cũng cảnh báo vấn đề ở răng miệng cũng cảnh báo bệnh lý về tim, cần kiểm tra sớm.
  • Ung thư vòm họng: Là bệnh lý nguy hiểm, tiên lượng tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Bởi trong tế bào ung thư có chứa một chất polyamine, sản sinh mùi khó chịu ở khoang miệng.

Cách chữa hôi miệng từ cổ họng tại nhà

Dưới đây là một số công thức trị hôi miệng từ các gia vị dân gian có sẵn tại nhà, đơn giản và hiệu quả:

 Gừng tươi

Gừng tươi chứa nhiều thành phần cải thiện mùi hôi như ancol geraniol, zingiberen, curcumen, borneol, linalol, tinh dầu,... Bạn chỉ cần sơ chế sạch, thái lát mỏng, đun sôi cùng nước trong 5 - 10 phút, để nguội rồi súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày.

Nước vo gạo

Nước vo gạo chứa nhiều axit amin có lợi, tham gia đẩy lùi tình trạng hôi miệng hiệu quả. Bạn nên lấy nước ở lần vo gạo thứ 2, đun sôi trong 2 phút cùng một ít muối, để nguội dùng súc miệng 2 lần/ngày.

Súc miệng với nước vo gạo đun sôi và muối tinh để cải thiện mùi hôi khoang miệng

Súc miệng với nước vo gạo đun sôi và muối tinh để cải thiện mùi hôi khoang miệng

Rau mùi tàu

Rau mùi tàu cũng là một cách trị hôi miệng từ cổ họng an toàn và hiệu quả. Trong rau mùi chứa lượng tinh dầu cao, vitamin C, protid và glucid giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi.

Bạn cần rửa sạch rau mùi tàu trước khi thái khúc, mang đun sôi cùng với 600ml nước trong khoảng 20 phút. Đợi đến khi nước cô đặc lại, cho thêm một ít muối trắng và tắt bếp. Bạn dùng hỗn hợp khi nguội, dùng để súc miệng mỗi ngày.

Phòng chống hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng từ cổ họng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn cần đến cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện để thăm khám và điều trị. Đồng thời kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt như:

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày, sáng và tối. Sử dụng thêm nước muối súc miệng, chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ các mảng bám.
  • Uống đều đặn 2 lít nước mỗi ngày, tránh để khô miệng.
  • Giữ thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh, ưu tiên trái cây và rau củ quả tươi. Tránh tiêu thụ đồ ăn nhiều axit, đường, đồ có gas hoặc cồn.

Chăm sóc răng miệng mỗi ngày để phòng ngừa hôi miệng trong cổ họng

Chăm sóc răng miệng mỗi ngày để phòng ngừa hôi miệng trong cổ họng

Hôi miệng từ cổ họng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đại đa số do vi khuẩn, virus hoặc phản ứng dị ứng gây viêm nhiễm hệ hô hấp. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến các triệu chứng, thăm khám khi có bất kỳ nghi ngờ liên quan đến bệnh lý tim mạch hoặc ung thư vòm họng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
12

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám