Hormon tuyến giáp: Mức độ nguy hiểm và các triệu chứng

Ngọc Anh

04-10-2024

goole news
16

Hormon tuyến giáp giống như một chiếc đồng hồ điều khiển tốc độ của cơ thể. Khi đồng hồ chạy quá nhanh (cường giáp), cơ thể hoạt động quá mức. Ngược lại, khi đồng hồ chạy quá chậm (suy giáp), mọi hoạt động của cơ thể đều chậm lại.

Hormon tuyến giáp là gì? 

Hormon tuyến giáp bao gồm thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) là các hoạt chất được sản xuất ra từ tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể. Chúng tham gia vào mọi hoạt động trao đổi chất và chuyển tín hiệu chỉ huy hoạt động đến các cơ quan của cơ thể. 

Tuyến giáp hoạt động với mục tiêu tiết ra hormon chính: T3, T4

Tuyến giáp hoạt động với mục tiêu tiết ra hormon chính: T3, T4

Vai trò của hormon tuyến giáp là gì?

Kích thích quá trình trao đổi chất

Có hormone tuyến giáp quá trình trao đổi carb (tinh bột, đường, chất xơ), chất béo diễn ra hiệu quả hơn. Tốc độ trao đổi chất cũng được tăng lên. Các tế bào sẽ nhận được nhiều năng lượng khả năng hấp thu glucose được đẩy mạnh. Hàm lượng oxit và axit béo trong tế bào được ổn định. Đồng thời, các chất này cũng điều chỉnh lượng cholesterol, phospholipid và triglycerid  trong máu, giảm nguy cơ mỡ tích tụ trong máu và gan.

Ảnh hưởng đến cân nặng 

Một trong những vai trò quan trọng của hormon tuyến giáp là có thể làm tăng, giảm khối lượng của cơ thể. Hơn nữa, các chất này giúp tăng cường khẩu vị, khiến chúng ta ăn ngon và ăn nhiều hơn. Do đó, cân nặng tăng trưởng tốt và hoạt động chuyển hoá được khuyến khích phát triển theo hướng tích cực. 

Bạn sẽ ăn ngon miệng và tăng cân tốt hơn

Bạn sẽ ăn ngon miệng và tăng cân tốt hơn

Hỗ trợ hoạt động của hệ tim mạch

Quá trình trao đổi chất và cân nặng tăng lên khiến cơ thể sẽ phải cần nhiều oxy hơn. Hệ quả là các mô hoạt động sôi nổi hơn như nhịp tim nhanh, tuần hoàn máu và thải nhiệt qua tuần hoàn da cũng diễn ra mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, nồng độ hormon tuyến giáp trong cơ thể phải được duy trì trong giới hạn cân bằng. Nếu tuyến giáp của bạn tiết ra quá nhiều hormon thì nhiệt độ cơ thể bị tăng cao và đột ngột. Khi đó, sức ép lên hoạt động của hệ tim mạch quá lớn khiến cơ tim giảm co bóp và tăng nguy cơ suy tim. 

Nhờ có hormon nội tiết, hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn

Nhờ có hormon nội tiết, hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn

Thúc đẩy hoạt động tiêu hoá diễn ra trơn tru

Như đã đề cập đến ở trên, các hoạt chất này có mặt ở mọi cơ quan trong cơ thể. Tại hệ tiêu hoá gồm thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, chúng mang theo thông điệp tăng tiết dịch tiêu hoá và tăng cường nhu động ruột ở dạ dày để hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Nhưng nếu cơ thể tiết ra quá nhiều hormon thì bạn dễ bị ỉa chảy. Ngược lại, nếu nồng độ hormon nội tiết quá thấp lại khiến bạn dễ bị táo bón. 

Thừa nội tiết tố khiến dịch tiêu hoá tiết ra quá nhiều, bạn dễ bị đi ngoài

Thừa nội tiết tố khiến dịch tiêu hoá tiết ra quá nhiều, bạn dễ bị đi ngoài

Đẩy mạnh các hoạt động trí não

Ở hệ thần kinh, đây là thành phần không thể thiếu trong các hoạt động tư duy. Thiếu hormone tuyến giáp sẽ khiến thần kinh bạn bị rối loạn, thường xuyên lo âu, bồn chồn, hồi hộp,... quá mức.

Bên cạnh đó, vì tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể. Vì thế nếu hoạt động của nó trở nên bất thường thì sẽ gây ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết lớn, nhỏ khác của cơ thể. 

Mất cân bằng tuyến giáp là gì? Có nguy hiểm không?

Ngay khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone, hoạt động của toàn cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Bất thường này cần được phát hiện càng sớm càng tốt, tránh xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và diễn biến của từng ca bệnh:

Thiếu hormon tuyến giáp

Thiếu hormon tuyến giáp là một bệnh cảnh điển hình của chứng suy giáp. Nếu so sánh cơ thể giống như một chiếc xe, không có chất bôi trơn, mọi hoạt động từ ăn uống, làm việc cho đến suy nghĩ của chúng ta đề chậm lại.  

Với người lớn, thiếu hụt hoạt chất này sẽ khiến bạn cảm thấy biếng ăn, ăn không ngon, táo bón, da khô, giảm trí nhớ, tâm trạng thất thường, rối loạn kinh nguyệt và đau nhức các khớp xương... Nếu nhược giáp kéo dài không chữa trị sẽ dẫn đến trầm cảm, đi đứng chậm chạp, sưng phù nước dưới chân, lưỡi to ra, da đổi thành màu sẫm, khô âm đạo,...

Thiếu hormon tuyến giáp khiếu người bệnh bị bướu cổ

Thiếu hormon khiếu người bệnh bị bướu cổ

Với trẻ em, nó khiến bé chậm phát triển, dậy thì muộn, trí tuệ phát triển chậm, tiếp thu kém, khó tập trung,...

Thừa hormon tuyến giáp

Tương tự như thiếu hormone tuyến giáp, cơ thể bị thừa hormon tuyến giáp hay còn gọi là rơi vào trạng thái cường giáp. Khi đó, tuyến giáp hoạt động quá mức, mọi hoạt động chuyển hoá được nhân đôi tốc độ khiến các cơ quan trong cơ thể phải chạy theo gấp gáp, tiêu tốn rất nhiều năng lượng. 

Ví dụ, tim phải tăng co bóp lên gấp nhiều lần để bơm nhiều máu hơn, đáp ứng cung cấp đủ oxy đến mọi cơ quan. Đây là lý do giải thích cho triệu chứng tim đập nhanh, hay hồi hộp, lo âu, huyết áp tăng nhanh. Theo thời gian, nó còn tiềm ẩn nguy cơ rung nhĩ và suy tim.

Diễn biến cũng không chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn ở hệ thần kinh. Hoạt động liên tục khiến bệnh nhân mất ngủ, khó ngủ, hay cáu gắt, lo âu quá độ, run tay và có xu hướng sụt cân liên tục.

Thừa nội tiết tố khiến bạn dễ bị kích động, mất bình tĩnh

Thừa nội tiết tố khiến bạn dễ bị kích động, mất bình tĩnh

Ngoài ra, theo quan sát của các chuyên gia, các bệnh nhân này cũng có biểu hiện mắt lồi, tóc mỏng, yếu cơ và loãng xương do cơ thể tiêu thụ nhiều năng lượng nhưng không kịp hấp thụ các dưỡng chất. 

Cảnh báo các triệu chứng bất thường của tuyến giáp 

Trên thực tế, không phải mọi vấn đề ở tuyến giáp đều có triệu chứng cảnh báo. Mỗi người bệnh khác nhau sẽ có các biểu hiện bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, nếu nhận thấy có các dấu hiệu sau, bạn nên đi khám để được chẩn đoán ngay:

  • Tăng hoặc giảm cân bất thường mặc dù chế độ ăn uống và tập luyện giữ nguyên
  • Mệt mỏi, yếu cơ, không có sức lực, thiếu năng lượng. Nếu bạn luôn trong trạng thái bồn chồn, khó ngủ, lo lắng,... cũng nên đến gặp bác sĩ sớm.
  • Nhịp tim nhanh, luôn cảm thấy hồi hộp
  • Da khô, tóc rụng nhiều, móng tay giòn
  • Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên
  • Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh
  • Nhạy cảm quá mức, dễ kích động, lo âu, căng thẳng quá độ
  • Sờ thấy khối u cục ở cổ thành bướu
  • Mắt lồi, đỏ, khô và nhìn mờ…

Cân nặng giảm đột ngột báo hiệu nhiều vấn đề sức khoẻ

Cân nặng giảm đột ngột báo hiệu nhiều vấn đề sức khoẻ

Các phương pháp đánh giá hormone tuyến giáp

Để đánh giá hoạt động của tuyến giáp và nồng độ hormon nó tiết ra, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm như:

TSH

Kỹ thuật viên sẽ lấy máu tĩnh mạch để đo nồng độ TSH - hormone do tuyến yên tiết ra để kích thích tuyến giáp hoạt động. Nếu chỉ số TSH cao hơn mức bình thường, bệnh nhân sẽ bị nghi ngờ nhược giáp (suy giáp) và ngược lại. 

Nó là một trong cách xét nghiệm căn bản cho người có triệu chứng bất thường hoặc đang điều trị bệnh lý ở bộ phận này. Ưu điểm của phương pháp là đơn giản, nhanh chóng, chính xác, an toàn cho bệnh nhân nhưng không phản ánh được cấu trúc tuyến giáp như siêu âm.

TSH là xét nghiệm hormon tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay

TSH là xét nghiệm hormon tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay

T4

Được thực hiện tương đương TSH, đây cũng là cách đánh giá hormon tuyến nội tiết qua máu. T4 là hormon chính, trung bình tuyến giáp của con người sản xuất ra 80% hormone T4, 20% còn lại là T3. Nó được chỉ định song song với TSH để phát hiện các bất thường của tuyến giáp. 

T3

Chỉ chiếm 20% sản lượng của tuyến giáp nhưng hormon T3 lại hoạt động sôi nổi hơn T4 rất nhiều. Trên thực tế, xét nghiệm T3 không quá phổ biến, chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm T4 bình thường nhưng có nhiều triệu chứng của bệnh tuyến giáp. 

Nếu chỉ số này cao, rất có thể bệnh nhân đang mắc cường giáp. Nhưng nên lưu ý, một số người bệnh suy giáp có kết quả xét nghiệm T3 ở mức bình thường. 

Có thể nói, hormone tuyến giáp là những "người đưa tin" quan trọng trong cơ thể. Chúng điều khiển tốc độ trao đổi chất, giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả. Khi lượng hormone này quá nhiều hoặc quá ít, sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân, tim đập nhanh hoặc chậm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
384

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám