Tuyến giáp giống như một nhà máy sản xuất năng lượng cho cơ thể. Khi nhà máy này hoạt động kém, tình trạng thiếu hormone tuyến giáp sẽ xảy ra khiến cơ thể thiếu năng lượng và gây ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, lạnh, tăng cân. Mặc dù đây được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm nhưng nó có thể kiểm soát bằng cách điều trị bằng thuốc và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý.
Hormon tuyến giáp là gì? Vai trò của hormon tuyến giáp là gì?
Hormon tuyến giáp là những hoạt chất được sản xuất ra bởi tuyến giáp - bộ phận nội tiết hình con bướm nằm ở cổ. Hai loại hormone tuyến giáp chính là triodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Chúng mang theo thông tin được về hoạt động và quá trình trao đổi chất sẽ hoà vào máu đi đến mọi cơ quan trong cơ thể. Nói cách khác, nếu có bất thường xảy ra khiến cơ thể bị thiếu hormone tuyến giáp hay thừa hoạt chất này, hầu hết các quá trình chuyển hóa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như:
- Các cơ quan trong cơ thể bị tác động xấu bao gồm tim, hệ thống thần kinh TW, xương, chỉ số đường huyết, ….
- Thay đổi tốc độ tiêu thụ calo của cơ thể, hệ luỵ là quá trình tăng cân hay giảm cân bị ảnh hưởng
- Tăng hoặc chậm nhịp tim
- Tăng hay giảm nhiệt độ cơ thể bất thường
- Quyết định tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hoá
- Não bộ hoạt động kém hiệu quả hơn
- Các cơ bắp co lại
- Kiểm soát tốc độ tái tạo tế bào mới để thay thế cho tế bào chết, gây hậu quả xấu lên sức khỏe của da và xương
- Kích thích sự tăng trưởng và phát triển: Đặc biệt quan trọng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Tuyến giáp sản xuất ra hormon T3, T4 có vai trò rất quan trọng với hoạt động của cơ thể
Thiếu hormone tuyến giáp là gì? Có nguy hiểm không?
Thiếu hormone tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đây được coi như một trong số các bệnh cảnh của bệnh lý suy giáp. Đặc biệt, đây được xếp vào một trong các bất thường về nội tiết nguy hiểm, khiến bạn dễ mắc các bệnh bướu cổ, bệnh tim mạch, bệnh tâm thần, vô sinh, dị tật bẩm sinh,...
Nên lưu ý rằng, tuyến giáp thiếu hụt hormone không phải bệnh lý hiếm gặp mà đây là vấn đề sức khoẻ chung của rất nhiều nữ giới. Trong trường hợp đặc thù như phụ nữ mang thai thiếu hợp chất này sẽ gia tăng đáng kể nguy cơ sảy thai hoặc khiến não bộ của em bé phát triển chậm hay suy yếu.
Dưới đây là một số biến chứng cụ thể nếu bệnh nhân bị thiếu hormone tuyến giáp:
Bướu cổ
Khi tuyến nội tiết không sản xuất đủ hormone thì cơ quan này sẽ phải làm việc liên tục khiến kích thước tuyến giáp tăng lên bất thường, gây ra các khối bướu ở cổ. Theo thời gian, các khối này sẽ càng ngày càng to lên khiến bạn khó thở, nuốt khó, chèn ép các cơ quan xung quanh và gây mất thẩm mỹ ngoại hình nghiêm trọng.
Bệnh nhân bị bướu cổ có tuyến giáp sưng to để tăng cường sản xuất hormone
Bệnh tim
Như đã nhắc đến ở trên, tuyến giáp giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá năng lượng và phân giải các dưỡng chất cho cơ thể. Thiếu hụt hoạt chất này sẽ khiến các chất béo tốt phân giải chậm và cơ thể hấp thụ nhiều chất béo xấu hơn.
Do đó, khả năng co bóp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lưu lượng máu truyền đi mọi nơi trong cơ thể giảm. Hàm lượng mỡ trong máu cao làm tăng nguy cơ nhịp tim chậm, suy tim, giãn buồng tim, đau thắt ngực,...
Bạn phải đề phòng với các nguy cơ bệnh lý tim mạch
Bệnh tâm lý
Bên cạnh đó, thiếu hormone tuyến giáp cũng gây tác động tiêu cực đến chức năng của não, gây ra các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, giảm trí nhớ, chậm chạp về mặt tinh thần. Khi đó, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị sụt giảm nghiêm trọng, suy giảm khả năng làm việc và các hoạt động xã hội.
Bệnh thần kinh ngoại biên
Đây cũng là một trong các biến chứng của bệnh suy giáp. Thiếu các hormone nội tiết dễ làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, gây ra các triệu chứng như tê bì, đau nhức ở tay chân, yếu cơ. Do đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh sẽ cần người nhà chăm sóc, giúp đỡ cẩn thận, sát sao hơn.
Bệnh tuyến giáp khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác như kiến bò trên chân
Chứng phù niêm
Khi tình trạng thiếu hormone tuyến giáp kéo dài, bệnh nhân có thể mắc hội chứng phù niêm. Tức các chất dịch bị tích tụ trong các mô như mặt, tay, chân,... gây sưng phù, buồn nôn, hôn mê sâu, mất tri giác,...
Vô sinh
Nồng độ hormone tuyến giáp có thể gây rối loạn kinh nguyệt, cản trở quá trình khả năng rụng trứng và làm người phụ nữ khó có thai tự nhiên hơn.
Thiếu hormone nội tiết còn khiến bạn khó có con hơn
Khi nào bị thiếu hormone tuyến giáp?
Theo các bác sĩ nội tiết, nguyên nhân của bệnh lý này đa phần đều liên quan đến suy giáp. Trong khi đó, các tác nhân gây ra bệnh lý này được phân loại như sau:
- Suy giáp nguyên phát: Do căn nguyên miễn dịch, người bệnh vừa trải qua phẫu thuật cắt tuyến giáp, điều trị Iod bằng phóng xạ, thiếu Iod nặng hoặc dùng thuốc kháng giáp tổng điều trị các bệnh lý đã có.
- Suy giáp thứ phát : Thuỳ trước tuyến yên bị suy (khá hiếm gặp)
Triệu chứng của tình trạng thiếu hormone tuyến giáp
Các bệnh lý của ở tuyến nội tiết này có biểu hiện khá mờ nhạt, thường xuất hiện từ từ nên dễ gây nhầm lẫn. Một số biểu hiện của bệnh bạn nên cảnh giác có thể kể đến:
- Mệt mỏi, lờ đờ. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Trong công việc, học tập bạn cũng dễ bị nhức đầu, chóng mặt, khó tập trung, hay quên. Một số trường hợp nặng hơn có thể phải trải qua sự thay đổi tâm lý lớn dẫn đến mắc bệnh trầm cảm.
- Da khô, tóc rụng
- Tâm trạng thất thường, dễ xúc động
- Rối loạn kinh nguyệt
- Tay chân lạnh, cảm thấy rét buốt trong mùa đông và nóng nực quá mức trong mùa hè
- Táo bón…
Kết quả công việc và học tập của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này
Cách phòng chống thiếu hormone tuyến giáp
Để phòng tránh các rủi ro sức khỏe có thể có, bạn nên áp dụng các biện pháp đơn giản theo khuyến nghị của bác sĩ như sau:
- Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục đều đặn, giảm stress, ngủ đủ giấc.
- Khám sức khỏe định kỳ: Theo dõi sức khoẻ và phát triển kịp thời
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng:
- Bổ sung đủ iốt, một khoáng chất cần thiết cho sản xuất hormone tuyến giáp.
- Không nên ăn các thực phẩm từ đậu nành vì cơ thể sản xuất ra nhiều estrogen sẽ làm giảm quá trình tiết thyroxin
- Hạn chế ăn bắp cải, súp lơ, củ cải,... vì nó hạn chế hấp thu iod của tuyến giáp
- Kiêng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ vì nó làm giảm lượng hormone sản sinh bởi tuyến giáp
- Cắt giảm dần các loại đồ ăn chứa nhiều đường, đồ uống giàu cafein, rượu bia
- Ăn uống đa dạng, lành mạnh, ăn nhiều rau và trái cây
Hãy kiên trì thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Có thể nói, thiếu hormone tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để cơ thể hoạt động bình thường. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, tăng cân, da khô, tóc rụng, và thậm chí có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Để chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người thân yêu, bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ thường xuyên để được hỗ trợ y tế kịp thời.