Nguyên nhân cao huyết áp ở người trẻ
Số liệu thống kê y tế cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở người trẻ (dưới 35 tuổi) rơi vào khoảng 5-12% tổng số trường hợp cao huyết áp. Đây là căn bệnh thầm lặng nhưng nguy hiểm, triệu chứng bệnh thường không rõ nên khó xác định.
Tỷ lệ mắc cao huyết áp ở người trẻ rơi vào khoảng 5-12%
Nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ chủ yếu là do:
- Thói quen uống nhiều rượu bia: giới trẻ hiện nay đang tiêu thụ lượng thức uống có cồn rất lớn, đây là một trong những nguyên nhân chính gây tăng huyết áp và một số vấn đề sức khỏe khác.
- Căng thẳng tinh thần: cuộc sống hiện đại khiến con người trở nên áp lực hơn về mọi mặt, nhất là lớp trẻ- nguồn lao động chính của xã hội.
- Chế độ ăn nhiều muối: người Việt Nam tiêu thụ lượng muối trung bình vượt xa nhiều so với mức cho phép. Giới trẻ hiện nay thường có sở thích đặc biệt với đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, pizza, gà rán,... đây đều là những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao.
Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ
- Thừa cân, béo phì: vấn đề cân nặng gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe, trong đó có bệnh cao huyết áp và tim mạch. Những bạn trẻ bị thừa cân béo phì mắc bệnh huyết áp cao nếu không kiểm soát tốt chỉ số huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch, vỡ mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... là rất cao.
- Sử dụng chất kích thích: chất kích thích có trong cà phê, thuốc lá, đồ chơi của giới trẻ đều ảnh hưởng xấu đến chỉ số huyết áp nói riêng và sức khỏe nói chung.
Thống kê cho thấy, có đến 70% người trẻ bị cao huyết áp không xuất hiện triệu chứng điển hình nào, vì thế họ thường chỉ phát hiện bệnh một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh lý khác.
Dấu hiệu triệu chứng cao huyết áp ở người trẻ
Ở người cao tuổi, khi bị huyết áp cao sẽ có các triệu chứng điển hình như chóng mặt, nhức đầu,... nhưng ở người trẻ lại không có triệu chứng này. Ở người trẻ, cao huyết áp thường có chỉ số huyết áp dưới cao, chẳng hạn như 120/95 mmHg. Trong khi đó, ở người cao tuổi, tăng huyết áp thường là tăng số huyết áp trên, chẳng hạn 170/80 mmHg.
Một vài dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ có thể gặp như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, dễ mất tập trung, công việc, giao tiếp bị ảnh hưởng,...
Phải mất một khoảng thời gian dài thì các triệu chứng của bệnh mới rõ ràng, đôi khi các triệu chứng xuất hiện nhờ góp phần bởi các vấn đề sức khỏe khác. Khi đó, các triệu chứng có thể là đau đầu, khó thở, chảy máu mũi, mặt đỏ bừng, tức ngực, hoa mắt,...
Một vài dấu hiệu về bệnh huyết áp cao ở người trẻ
Bệnh tăng huyết áp gây ra các biến chứng trên tim mạch, tai biến mạch máu não,... Ở người trẻ, bệnh tăng huyết áp còn gây rối loạn chức năng sinh dục gấp 2,5 lần so với người không mắc bệnh. Tỉ lệ này sẽ cao hơn khi người trẻ bị huyết áp cao kèm bệnh lý khác như đái tháo đường, thận mạn,... Ngoài ra, người bệnh cũng dễ bị rối loạn cảm xúc theo chiều hướng dễ nóng giận, mất kiểm soát,...
Hiện nay, có nhiều người có tâm lý không chấp nhận mình bị bệnh tăng huyết áp vì thấy cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường hoặc che giấu bệnh vì sợ ảnh hưởng đến công việc đã cản trở việc điều trị bệnh.
Huyết áp cao ở người trẻ có nguy hiểm không?
Trước đây người ta quan niệm dưới 40 mới là tăng huyết áp ở người trẻ nhưng hiện nay, độ tuổi này là dưới 35. Căn bệnh này thường rất nguy hiểm vì chúng gây ra nhiều biến chứng, làm tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể như tim (suy tim, phì đại cơ tim, thiếu máu cơ tim,...), tổn thương thận (tiểu đạm, suy thận), tổn thương não (tai biến mạch máu não,...), bệnh nặng thì có thể gây tử vong.
Huyết áp cao có thể gây biến chứng dẫn đến tử vong
Nguy hiểm hơn nữa, tăng huyết áp còn không có triệu chứng rõ ràng nên thường không được phát hiện sớm. Chỉ khi bệnh tiến triển nặng gây ra những biến chứng như suy tim, tai biến mạch máu não hoặc tử vong đột ngột. Chính vì thế, chăm sóc và điều trị tăng huyết áp người trẻ vô cùng quan trọng để có một sức khỏe tốt và tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh cao huyết áp cao ở người trẻ
Mục đích của điều trị cao huyết áp ở người trẻ là đưa chỉ số huyết áp về mức lý tưởng từ 90/60 mmHg đến 120/80 mmHg đồng thời duy trì nó trong phạm vi này. Thông thường, sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh để chữa trị tận gốc, tránh mầm mống gây bệnh tái phát, đồng thời giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Điều trị tăng huyết áp ở người trẻ bằng thuốc
Thế nhưng, cao huyết áp lại không thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nên việc chữa trị chỉ dùng thuốc hạ huyết áp do bác sĩ chỉ định để tránh biến chứng. Ngoài ra, việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả điều trị.
Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa huyết áp cao và cách điều trị ở người trẻ:
Duy trì mức cân nặng phù hợp
Theo các chuyên gia, biện pháp hỗ trợ điều trị và kiểm soát huyết áp ở mức ổn định đơn giản mà hiệu quả chính là duy trì cân nặng trong khoảng 18.5 - 24.9. Những người thừa cân, béo phì nên có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để giảm cân bởi khi trọng lượng cơ thể giảm 10kg thì người bệnh có thể giảm chỉ số huyết áp tâm thu xuống 5-20 đơn vị.
Ăn theo chế độ DASH
DASH là chế độ ăn lành mạnh được thiết kế với mục đích hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hoặc phòng ngừa huyết áp cao. Giới trẻ gặp tình trạng này thường điều điều trị bằng cách áp dụng chế độ ăn này.
Chế độ ăn DASH vừa có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh
Chế độ ăn DASH khuyến khích người bệnh giảm muối trong khẩu phần ăn, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ làm giảm huyết áp như kali, canxi, magie có nhiều trong 3 nhóm thực phẩm gồm rau củ quả, trái cây, sữa ít béo và chế phẩm từ sữa ít béo.
Tuy nhiên, chế độ ăn này có thể không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người bệnh phải làm việc, học tập. Do đó, các chuyên gia khuyên chỉ nên thực hiện chế độ này trong thời gian nhất định và bổ sung nhiều dưỡng chất, năng lượng hơn. Khi đó, người bệnh có thể hạ huyết áp tâm thu xuống khoảng 8 - 14 đơn vị.
Hạn chế ăn muối
Để hạ huyết áp cao ở người trẻ thì việc đầu tiên cần làm là hạn chế sử dụng muối trong nêm nếm thức ăn. Lượng natri trong muối có khả năng giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Lượng muối được khuyến nghị cho người bệnh là dưới 2.400mg muối mỗi ngày. Duy trì chế độ ăn này càng lâu thì huyết áp càng ổn định. Bạn cũng có thể thay thế muối bằng những gia vị khác như nghệ, tỏi,... để kích thích vị giác.
Hạn chế ăn muối để phòng ngừa và điều trị bệnh
Tập thể dục đều đặn
Lưu ý, các chuyên gia khuyến cáo, thời gian bơi tốt nhất cho mỗi lần là 60-90 phút. Bơi lâu có thể khiến bạn mệt mỏi lại phản tác dụng.
Kiểm soát lượng cồn tiêu thụ
Phòng ngừa và điều trị bệnh bằng cách kiểm soát nồng độ cồn
Rượu bia là một trong những nguyên nhân khiến giới trẻ phải đối mặt nhiều hơn với bệnh huyết áp cao. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả thì người bệnh cần kiểm soát lượng bia rượu mà mình tiêu thụ. Các chuyên gia cho rằng, mỗi ngày, 1 người nên hấp thụ lượng cồn vào cơ thể thấp hơn 1.114g tương đương với khoảng 1 lon bia 355ml, 1 chai rượu chưng cất 2l hoặc một ly rượu vang 148ml.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh lý huyết áp cao ở người trẻ, mong rằng sẽ giúp người bệnh phòng điều trị bệnh hiệu quả cũng như phòng tránh bệnh tốt nhất. Khi có vấn đề về sức khỏe, hãy gọi ngay tới Hotline Phương Đông: 1900 1806 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.