Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Trần Hồng Nụ

20-07-2021

goole news
16

Quy định về Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 và QĐ số 3445/QĐ-BYT ngày 15/7/2021.

Quy định về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 và QĐ số 3445/QĐ-BYT ngày 15/7/2021.

Quy định về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
Quy định về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Điểm mới của 2995/QĐ-BYT so với 1624/QĐ-BYT

Thay đổi nhóm đối tượng tiêm vắc xin COVID-19: 

  • Người trên 65 tuổi
  • Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn động máu 
  • Chuyển từ trì hoãn tiêm chủng sang thận trọng

Bổ sung:

  • Đối tượng cần thận trọng: Bệnh mạn tính đã điều trị ổn định
  • Đối tượng trì hoãn tiêm: mắc bệnh mạn tính đang tiến triển hoặc chưa kiểm soát được
  • Người thực hiện khám sàng lọc: Phải được tập huấn về xử lý phản vệ theo thông tư 51/2017-TT-BYT
  • Phương tiện: Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị Y tế tối thiểu cấp cứu phản vệ theo quy định
  • Lấy sẵn 1 bơm tiêm chứa Adrenalin 1mg/1ml

Quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng covid-19 theo QĐ 2995/QĐ-BYT

Hỏi tiền sử bệnh

- Tình trạng sức khỏe hiện tại: Nhằm phát hiện các bệnh cấp tính đang mắc,bệnh mãn tính đang tiến triển, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19.
- Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19: loại vắc xin và thời gian tiêm
- Tiền sử dị ứng: dị nguyên, phản vệ, các thành phần vx
- Tiền sử tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua.
- Tiền sử mắc COVID-19.
- Tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế miễn dịch, hóa xạ trị.
- Tiền sử bệnh nền: COPD, ĐTĐ, Thần kinh, tim mạch...
- Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.
- Đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. 

Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là việc làm quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người tiêm
Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là việc làm quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người tiêm

Đánh giá lâm sàng

- Phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống: 

  • Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch tất cả những người đến tiêm. 
  • Đếm nhịp thở và/hoặc SpO2 (nếu có) ở những người có bệnh nền.

- Quan sát toàn trạng:

  • Đánh giá mức độ tri giác bằng cách hỏi những câu hỏi về bản thân người đến tiêm.
  • Ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về tiền sử sức khỏe.

- Kết luận theo từng nhóm đối tượng

Phân loại đối tượng Khám sàng lọc trước tiêm vắc xin COVID19 theo QĐ 2995/QĐ-BYT

Đủ điều kiện tiêm

- Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của NSX
- Không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin.

Chống chỉ định

- Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất cứ dị nguyên nào

- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của NSX

Trì hoãn tiêm chủng:

- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, cắt lách.

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị. 

- Tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày qua.

- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

Phụ nữ mang thai là đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19
Phụ nữ mang thai là đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19

 

Thận trọng:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi

- Người trên 65 tuổi.

- Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

  • Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút
  • Huyết áp: Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg
  • Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)

Kết luận sau khám sàng lọc

- Chỉ định tiêm chủng: Dành cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng.

- Trì hoãn tiêm chủng: Dành cho những trường hợp có ít nhất 01 yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.

- Chuyển tiêm và theo dõi tại bệnh viện: Dành cho những trường hợp có các yếu tố thận trọng.

- Không chỉ định tiêm: Dành cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.

Những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được các cán bộ y tế tiêm vắc xin phòng COVID-19
Những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được các cán bộ y tế tiêm vắc xin phòng COVID-19

Tổ chức thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19

Người khám sàng lọc: Phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và xử trí phản vệ theo TT 51/2017/TT-BYT.

Trang thiết bị: 

  • Nhiệt kế, ống nghe, máy đo huyết áp, máy đo SpO2 (nếu có). 
  • Bảng kiểm khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
  • Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và TTB tối thiểu CC theo PL 5 (V) TT 51/2017/TT-BYT
  • Lấy sẵn 01 BKT chứa Adrenalin 1mg/ml

Lưu trữ hồ sơ:

  • Ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân trên trang điện tử http//hssk.kcb.vn 
  • Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và Phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng được lưu tại điểm tiêm chủng ít nhất 15 ngày.

Mẫu phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Mẫu phiếu Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Mẫu phiếu Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Mẫu phiếu Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Như vậy, quyết định mới được ban hành về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 có những điểm mới sau đây:

- Khám sàng lọc để phát hiện và phân loại được các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng để đảm bảo an toàn tiêm chủng

- Kết luận sau khi khám sàng lọc bao gồm:

  • Chỉ định tiêm
  •  Trì hoãn tiêm
  • Chuyển tiêm và theo dõi tại bệnh viện
  • Không chỉ định tiêm

- Phiếu khám sàng lọc và phiếu cam kết đồng ý tiêm lưu tại điểm tiêm 15 ngày

- Lưu trữ thông tin trên PM tiêm chủng COVID-19

Việc nắm rõ quy định khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 sẽ giúp các trung tâm tiêm chủng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo an toàn nhất cho người dân. Bên cạnh đó, khi đi tiêm chủng, bạn cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp phòng chống dịch, khai báo thông tin một cách chính xác, đầy đủ cho nhân viên y tế.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,216

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám