Đa số người Việt Nam rất chủ quan với bệnh tật, chỉ đến khi có những dấu hiệu nặng mới bắt đầu nghĩ đến việc đi khám. Trong số các bệnh về ung thư, ung thư vòm họng rất đáng ngại bởi đây là những khối u ác tính có khả năng tiến triển nhanh, dấu hiệu ban đầu không rõ ràng rất dễ nhầm lẫn. Do đó khám ung thư vòm họng ngay khi xuất hiện các bất thường sẽ nâng cao tỷ lệ chữa khỏi.
Vì sao cần thực hiện xét nghiệm ung thư vòm họng?
Ung thư trong giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn đầu thường không có biểu hiện hoặc dấu hiệu chỉ mập mờ khó xác định và dễ nhầm lẫn. Do đó đa phần khi xác định bệnh, bệnh nhân đã ở giai đoạn muộn với kích thước khối u đã lớn và di căn tới các bộ phận xung quanh.
Ung thư vòm họng có các biểu hiện rất giống với các bệnh lý đường hô hấp nên bệnh nhân thường rất chủ quan mà không đi xét nghiệm sàng lọc.
Do đó việc trang bị kiến thức, có thể nhận ra những triệu chứng khác biệt là nguy cơ mắc bệnh sẽ giúp phát hiện giai đoạn sớm, tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
Xét nghiệm sàng lọc sớm là việc làm cần thiết với mọi đối tượng trên 18 tuổi
Cụ thể, tỷ lệ chữa khỏi theo từng giai đoạn của bệnh như sau:
- Trường hợp ung thư tại chỗ, chưa di căn (giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chưa di căn), tỷ lệ chữa khỏi và sống thêm 5 năm là 81%.
- Trường hợp ung thư di căn tại vùng (giai đoạn 2 và giai đoạn 3 chưa di căn xa), tỷ lệ chữa khỏi và sống thêm 5 năm là 73%.
- Trường hợp ung thư di căn xa (giai đoạn 3 và 4), các tế bào bệnh đã lan tới phổi, miệng, não, xương,... tỷ lệ chữa khỏi và sống thêm 5 năm là khoảng 48%.
- Tổng hợp lại, trong suốt giai đoạn người bệnh mắc ung thư vòm họng, tỷ lệ chữa khỏi và sống thêm 5 năm nếu đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị là 62%, tuy nhiên ở giai đoạn muộn thì tỷ lệ này chỉ khoảng 15-40%. Có thể nói bệnh có tiên lượng khá tốt ở các giai đoạn sớm. Do đó việc sàng lọc ung thư để điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng.
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng
Phát hiện sớm bất thường tế bào ung thư là cách tốt nhất để tăng tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị và tiết kiệm chi phí. Hiện nay tại các bệnh viện lớn, trong đó có Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thường khám ung thư vòm họng qua các xét nghiệm sau đây:
- Nội soi NBI: Xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn sớm khi khối u đang khu trú, chưa di căn sang các hạch bạch huyết và các vùng lân cận qua tình trạng tăng sinh mạch máu. Nhờ đó nếu thực hiện sớm sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi nhờ các phương pháp điều trị.
- Khám chẩn đoán ung thư vòm họng bằng sinh thiết vòm họng: Thực hiện bằng các thiết bị nội soi, lấy mô tế bào tại vị trí nghi ngờ ung thư đang phát triển để quan sát rõ nét hơn qua kính hiển vi.
- Chọc hút hạch làm FNA: Chọc sinh thiết hạch cổ và chẩn đoán mô bệnh học giúp đánh giá mức độ ung thư.
- Chụp CT Scanner/chụp MRI: Giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u qua kết quả hình ảnh chụp.
- Xét nghiệm sinh hoá: Tìm kháng thể hoặc kháng nguyên của virus EBV, thử phản ứng huyết thanh IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trong suốt quá trình điều trị để đánh giá được mức độ và tiên lượng bệnh.
Nên khám ung thư vòm họng khi nào?
Ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm rất khó để phát hiện bởi triệu chứng không đặc thù mà rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý tai mũi họng thường gặp. Tuy nhiên vẫn có cách để người bệnh nhận ra bất thường đó là các biểu hiện thường xuất hiện một bên và dù điều trị bằng thuốc cho bệnh lý thông thường vẫn không thuyên giảm.
Thực hiện xét nghiệm khi có triệu chứng
Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên khả năng chữa thành công vẫn được kết luận là khá tích cực ở các giai đoạn sớm. Do đó, khi đã có các dấu hiệu biểu hiện sớm bệnh ung thư vòm họng, bạn hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để sàng lọc:
- Cổ họng đau rát, khản tiếng.
- Đau khi nuốt nước bọt hoặc đồ ăn.
- Thường xuyên ù tai một bên, nghe như có tiếng ve bên tai.
- Đau đầu hay đau nửa đầu âm ỉ hoặc đau theo cơn.
- Ngạt mũi một bên, thi thoảng nghẹt 2 bên.
- Ho khạc, xì mũi ra máu, chảy máu cam.
- Xuất hiện các nốt hạch nhỏ tại góc hàm, nổi lên nhưng đụng vào không đau.
- Cơ thể sụt cân nhanh, mệt mỏi, suy nhược.
Cần đi khám sàng lọc ung thư ngay nếu có các dấu hiệu bất thường đường tai mũi họng
Làm xét nghiệm nếu thuộc nhóm nguy cơ cao
Nếu cơ thể chưa xuất hiện các triệu chứng nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao sau đây, bạn hãy cân nhắc sớm đến các bệnh viện để thực hiện chẩn đoán ung thư vòm họng:
- Gia đình có người thân bị ung thư vòm họng.
- Người trong độ tuổi từ 30-55, có thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc lá,...
- Làm việc, sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc hóa chất, khí thải độc hay sợi amiang, sulfur dioxide,...
- Ăn nhiều thực phẩm lên men, đồ muối chua, đóng hộp.
Khám ung thư vòm họng ở đâu?
Khám ung thư vòm họng ở đâu Hà Nội? Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang cung cấp các gói tầm soát ung thư với chi phí tối ưu, trong đó khám ung thư vòm họng là một trong các dịch vụ được nhiều người quan tâm. Mọi đối tượng từ 18 tuổi trở lên đều được khuyến cáo nên thực hiện tầm soát ung thư, đặc biệt là những người thuộc đối tượng có nguy cơ cao nên khám định kỳ 6 tháng/lần giúp tăng hiệu quả điều trị nếu không may mắc bệnh.
Khám ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được thực hiện bởi các phó giáo sư và bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại như máy nội soi công nghệ NBI, máy CT Scanner 128 dãy, máy MRI 1,5T,… Quy trình khám đảm bảo an toàn, chuyên nghiệp với thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí khám ung thư vòm họng tối ưu, trả kết quả online hoặc tận nơi rất tiện lợi cho các khách hàng ở xa.
Khám ung thư vòm họng uy tín tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Các câu hỏi liên quan đến khám ung thư vòm họng
Khám tầm soát ung thư vòm họng nói riêng và sàng lọc ung thư nói chung là điều hết sức nên làm đối với bất cứ ai. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ trả lời giúp bạn một số thắc mắc liên quan đến khám sàng lọc ung thư vòm họng.
Kết quả khám sàng lọc có chính xác 100% không?
Khi thực hiện khám, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm, nội soi, thăm dò, chẩn đoán,... để đưa ra kết luận có khả năng cao nhất. Tuy nhiên trong quá trình khám sẽ có thể gặp phải những khó khăn như dấu hiệu bệnh không rõ ràng, kết quả có thể âm tính giả hoặc dương tính giả do phương pháp sinh thiết phát hiện ung thư bị nhầm lẫn, ví dụ tế bào ung thư được báo cáo là bình thường, tế bào bình thường cho kết quả là tế bào ung thư.
Kết quả sai lệch này có thể khiến cho bệnh nhân chủ quan hoặc suy giảm tinh thần. Do đó, để tầm soát ung thư, bạn nên lựa chọn các trung tâm uy tín có dịch vụ sàng lọc uy tín, tay nghề cao và thiết bị công nghệ hỗ trợ hiện đại như Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Khám ung thư vòm họng có đau không?
Trong quá trình khám sàng lọc, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp nội soi tai mũi họng. Khi này một ống nội soi có phần đầu được gắn camera sẽ luồn sâu từ mũi tới họng, hình ảnh được truyền về màn hình máy tính để bác sĩ kiểm tra bất thường như khối u hay tổn thương vùng họng.
Nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn nếu sử dụng các loại ống nội soi cũ. Tuy nhiên hiện nay tại các bệnh viện lớn đều đã được thay thế bằng ống nội soi mới với kích thước nhỏ hơn, mềm dẻo nên dễ dàng đi vào đường thở dễ dàng và không gây cảm giác đau đớn nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Nên khám tầm soát ung thư vòm họng tại các bệnh viện uy tín
Ung thư vòm họng phân biệt với viêm họng hạt như thế nào?
Ung thư vòm họng rất dễ bị nhầm lẫn với viêm họng hạt nên đôi khi sẽ nhầm lẫn về triệu chứng cho cả người bệnh và các bác sĩ. Tuy nhiên đi sâu vào biểu hiện bệnh, bạn vẫn có thể phân biệt dựa vào sự khác nhau như sau:
Với ung thư vòm họng, các biểu hiện cụ thể là hạch ở cổ sưng to, ho dai dẳng, sụt cân không rõ lý do, ngạt mũi, chảy nước mũi, chảy máu cam, khàn tiếng, đau đầu, khi uống thuốc thông thường không thuyên giảm triệu chứng. Còn đối với viêm họng hạt sẽ có các biểu hiện như đau họng, niêm mạc họng xuất hiện các hạt trắng, đỏ, sốt,... giảm triệu chứng khi uống thuốc điều trị. Tuy nhiên cách tốt nhất là khi có bất cứ bất thường nào, bạn hãy đến bệnh viện để khám tầm soát sớm để điều trị kịp thời.
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?
Để chẩn đoán ung thư vòm họng, xét nghiệm máu không được chỉ định. Thực hiện xét nghiệm này đa phần chỉ có thể xác định được mức độ lây lan của bệnh. Việc thực hiện xét nghiệm công thức máu định kỳ sẽ giúp chẩn đoán thiếu máu, bệnh gan, thận,... từ đó dự đoán khả năng di căn ung thư đến gan và xương.
Ngoài ra, xét nghiệm nồng độ kháng thể virus EBV trong máu thường được dùng để xác định hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư (thực hiện trước và sau khi điều trị). Và xét nghiệm SCC sẽ giúp xác định nồng độ kháng nguyên ung thư tế bào vảy.
Ung thư là nỗi ám ảnh của bất cứ ai, tuy nhiên đây không phải là “dấu chấm hết” cho một cuộc đời. Nếu được phát hiện sớm, người bệnh hoàn toàn có khả năng được trở lại cuộc sống bình thường. Hãy thực hiện khám ung thư nói chung và khám ung thư vòm họng nói riêng để phát hiện sớm giúp nâng cao tỷ lệ chữa khỏi.