Cách phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa ung thư vòm họng và viêm họng thông thường. Bài viết sau sẽ giúp bạn phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường.
Ung thư ngày càng trẻ hoá với tỷ lệ mắc ở nhiều lứa tuổi. Bệnh ở giai đoạn đầu không có các biểu hiện đặc trưng và thường nhầm lẫn với các bệnh hô hấp nên khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn. Vậy tỷ lệ chữa bệnh ở các giai đoạn là bao nhiêu? Liệu ung thư vòm họng có chữa được không? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.
Y học chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên ung thư vòm họng, tuy nhiên các tác nhân dưới đây làm tăng khả năng mắc bệnh của một cơ thể khỏe mạnh.
Các gen bình thường phát triển thành gen đột biến, khiến tế bào bệnh nhân lên không thể kiểm soát, bắt đầu xâm lấn tới các cấu trúc xung quanh, di căn tới các cơ quan khác. Với ung thư vòm họng, quá trình đột biến và nhân lên đa số bắt đầu tại tế vào vảy nằm trên bề mặt của niêm mạc vòm họng.
Ung thư vòm họng chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác
Ung thư vòm họng phát triển theo 4 giai đoạn như sau:
Tỷ lệ chữa khỏi bệnh và sống thêm sau 5 năm của người bệnh bị ung thư vòm họng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như can thiệp điều trị ở giai đoạn nào, khối u đã di căn chưa và đã lan tới vị trí nào, cơ thể người bệnh có đáp ứng được với điều trị hay không và điều trị bệnh có đủ liệu trình không…
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ dựa trên Cơ sở dữ liệu SEER, tỷ lệ sống trên 5 năm sẽ có số liệu khác nhau dựa vào tình trạng ung thư hiện tại. Cụ thể là:
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng tùy vào giai đoạn can thiệp
Ung thư vòm họng có chữa được không? Để điều trị vòm họng, hiện nay y học đưa ra các biện pháp sau tùy vào tình hình phát triển khối u và tình trạng di căn. Các phương pháp như sau:
Sử dụng tia X có các hạt năng lượng cao hoặc năng lượng khác để diệt tế bào bệnh. Một liệu trình/phác đồ sẽ có thời gian và phương pháp điều trị cụ thể. Hình thức xạ trị thường gặp là:
Xạ trị chiếu ngoài
Còn gọi là xạ trị 3D hoặc xạ trị điều biến liều (IMRT) có mức độ phổ biến nhất trong trị liệu ung thư vòm họng. Tia xạ từ bên ngoài chiếu vào cơ thể, có thể điều chỉnh phân phối hiệu quả hơn, giảm ảnh hưởng tới các tế bào lành xung quanh, ít tác dụng phụ. Phương pháp này khuyến nghị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn II – IVA.
Xạ trị proton
Sử dụng hạt proton năng lượng cao, chiếu xạ từ bên ngoài để diệt tế bào ung thư, giảm tác động tới cấu trúc lân cận. Phương pháp điều trị này khuyến nghị điều trị cho người bệnh giai đoạn muộn, kể cả khi khối u đã di căn tới não hay tủy sống.
Xạ trị proton tác động vào tế bào ung thư, giảm ảnh hưởng tới tế bào lành lân cần
Xạ phẫu lập thể
Cách điều trị này giúp trị liệu chính xác đến khối u, được sử dụng để điều trị u di căn đến nền sọ, u tái phát ở trong não, nền sọ.
Xạ trị áp sát (Brachytherapy)
Sử dụng thiết bị cấy ghép có chứa chất phóng xạ gần vị trí khối u, chiếu tia từ bên trong, gọi là xạ trị trong hay xạ trị áp sát. Phương pháp này được dùng để điều trị giai đoạn sớm hoặc khối u di căn lần 1.
Ung thư vòm họng có chữa được không? Sử dụng liệu pháp hoá trị. Đây là liệu pháp toàn thân dùng để ức chế tăng sinh, phân chia và phát triển của các tế bào ung thư. Hoá trị sẽ được dùng qua các đường gồm:
Theo đó, các giai đoạn tương ứng sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp gồm:
Hóa trị là liệu pháp toàn thân dùng để ức chế phát triển các tế bào ung thư
Can thiệp dao kéo để cắt bỏ khối u, tuy nhiên sẽ cắt luôn một số mô lành xung quanh, với giai đoạn muộn khối u đã di căn đến não thì sẽ rất khó tiếp cận và khó xử lý vì nhiều mạch máu và các dây thần kinh sọ não. Tuy nhiên nếu khối u mới chỉ lan đến hạch bạch huyết ở cổ hoặc ung thư biểu mô không biệt hoá của vòm họng thì vẫn được chỉ định phẫu thuật.
Đây là phương pháp dùng thuốc Cetuximab (Erbitux) truyền qua đường tĩnh mạch để điều trị nhắm mục tiêu dành cho bệnh nhân ung thư vòm họng khi hoá trị thông thường không có hiệu quả. Đây là loại kháng thể đơn dòng tác động vào thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) - là loại protein có tác dụng khiến tế bào ung thư nhân lên nhanh hơn. Trường hợp ung thư đã di căn, lan rộng hoặc vẫn phát triển sau khi hoá trị thì thuốc sẽ được dùng kết hợp với hoá trị hoặc xạ trị
Sử dụng các loại thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (có thể kể đến Pembrolizumab (Keytruda) và Nivolumab (Opdivo)) để tiêu diệt tế bào ung thư mà không tấn công tế bào lành. Cơ chế hoạt động của thuốc là “bật”, “tắt” các protein trên các tế bào miễn dịch để tạo nên các phản ứng cần thiết.
Liệu pháp miễn dịch kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công tế bào ung thư, tránh tổn thương tế bào lành
Đây là cách tập trung vào sự cải thiện cảm giác của người bệnh trong quá trình điều trị giúp quản lý triệu chứng và hỗ trợ các nhu cầu khác không nằm trong phạm vi y tế. Các phương pháp này gồm kỹ thuật thư giãn, hỗ trợ cảm xúc, tinh thần, thay đổi dinh dưỡng, thuốc hỗ trợ,...
Ung thư vòm họng chữa được không? Mỗi một giai đoạn phát triển của bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp khác nhau. Cụ thể:
Ngoài ra, trường hợp ung thư vòm họng tái phát sau khi hoàn tất liệu trình điều trị (có thể tái phát cục bộ tại gần vị trí ban đầu hoặc lan sang cơ quan khác ở xa hơn) thì sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Điều trị ung thư vòm họng tái phát dựa vào tình trạng bệnh tái phát ở vị trí nào trên cơ thể
Trên đây là giải đáp của Bệnh viện Đa khoa Đa khoa Phương Đông về thắc mắc ung thư vòm họng có chữa được không. Chi phí chữa ung thư vòm họng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh phát hiện và bắt đầu can thiệp, loại thuốc hoặc phương pháp điều trị. Tuy nhiên sàng lọc ung thư để phát hiện sớm bệnh chính là “liều thuốc” rẻ tiền và hiệu quả bậc nhất. Liên hệ hotline 1900 1806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được đặt lịch tầm soát ung thư vòm họng trong hôm nay!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa ung thư vòm họng và viêm họng thông thường. Bài viết sau sẽ giúp bạn phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường.