Khiếm thính là tình trạng suy giảm khả năng nghe, có thể ở các mức độ khác nhau từ nghe kém đến điếc hoàn toàn. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, bao gồm yếu tố di truyền, lão hóa, tiếp xúc với tiếng ồn lớn, nhiễm trùng tai, tác dụng phụ của thuốc, chấn thương đầu hoặc tai và các bệnh lý khác. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng máy trợ thính, cấy ốc tai điện tử, hoặc phẫu thuật.
Khiếm thính là gì?
Khiếm thính là tình trạng suy giảm hoặc mất khả năng nghe âm thanh ở một hoặc cả hai tai. Mức độ nghe kém có thể khác nhau, từ nghe nhỏ không rõ đến không nghe được gì. Các bác sĩ Khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho hay, tình trạng khiếm thính có thể xảy ra tạm thời hay vĩnh viễn, gây khó khăn cho quá trình giao tiếp và hoạt động xã hội của người bệnh.

Khiếm thính là trạng thái suy giảm thính lực ở 1 hoặc cả 2 tai
Nguyên nhân gây bệnh đến từ nhiều nhân tố khác nhau như tuổi tác, tiếng ồn, bệnh lý, hoá chất và các loại va chạm, tác động vật lý. Lưu ý, khiếm thính và điếc không giống nhau, khiếm thính chỉ khả năng nghe kém nhưng vẫn có thể nghe được nhưng người bị điếc hoàn toàn không nghe thấy gì.
Các cấp độ khiếm thính
Có nhiều cách phân loại của tình trạng suy giảm thính lực, tuỳ vào từng tiêu chí như:
STT
|
Phân loại khiếm thính
|
Mô tả
|
Theo vị trí tổn thương
|
1
|
Khiếm thính tiếp nhận
|
Tai ngoài và tai ngữa
|
2
|
Khiếm thính dẫn truyền
|
Tai trong
|
3
|
Khiếm thính hỗn hợp
|
Tai ngoài, tai giữa và tai trong
|
4
|
Khiếm thính trung ương
|
Dây thần kinh số 8 và não
|
Theo độ lớn âm thanh có thể nghe được
|
1
|
Nghe kém nhẹ
|
Không nghe được tiếng nói thầm hay tiếng nói chuyện ở những nơi nhiều tiếng ồn
|
2
|
Nghe kém trung bình
|
Không nghe được tiếng nói thầm và tiếng nói thường, hầu như không nghe được tiếng nói ở nơi ồn ào
|
3
|
Nghe kém nặng
|
Không nghe được khi hét sát vào tai, phải dùng thiết bị trợ thính mới giao tiếp được
|
4
|
Nghe kém sâu
|
Không nghe được gì kể cả khi bị hét sát vào tai
|
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếm thính
Như đã nhắc đến ở trên, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng nghe, có thể kể đến như:
Do bẩm sinh
Một số em bé phát bị điếc từ khi sinh ra trong 6 tháng đầu đời. Theo thống kê của một Bệnh viện thì cứ 1000 bé sinh ra sẽ có khoảng 4 -5 trẻ bị khiếm thính và 1 -2 bé trong số đó bị điếc nặng.
Lý giải về bệnh lý này, nguyên nhân có thể đến từ thai phụ mắc bệnh trong thai kỳ, ảnh hưởng từ các loại thuốc, em bé bị thiếu oxy khi sinh, em bé có tiền sử vàng da nghiêm trọng,...

Một số trẻ bị nghe kém ngay từ khi sinh ra
Do tuổi tác
Theo thời gian, khi tuổi tác càng cao thì các tế bào ốc tai càng bị lão hoá dẫn đến gián đoạn quá trình truyền âm. Kết quả là người bệnh bị mất thính lực khi tuổi đã cao.
Do thói quen sống
Một số thói quen sống không khoa học có thể khiến bệnh nhân gặp vấn đề về thính lực như:
- Đeo tai nghe thường xuyên với âm lượng lớn hoặc dùng điện thoại, máy tính,... khiến các tai trong bị tổn thương nghiêm trọng
- Làm việc, vui chơi nhiều tại các môi trường ồn ào như công trường, vũ trường, nhà máy có thể khiến khả năng nghe của bạn bị giảm sút.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác trong cơ thể như viêm tai, có khối u trong tai, chấn thương đầu và cổ,..., sinh hoạt thiếu lành mạnh
- Ảnh hưởng từ môi trường sống ồn ào như ở gần sân bay, đường cao tốc phải nghe âm thanh có tần số 65 - 75dB trở lên,...

Sống ở gần môi trường ồn ào có thể khiến khả năng nghe của bạn kém hơn
Cách chẩn đoán bệnh lý khiếm thính
Khả năng nghe kém có thể được phát hiện bằng cả các cách chủ động và thụ động như sau.
- Chủ động kiểm tra thính lực trẻ sơ sinh tại nhà bằng máy móc hoặc phản xạ âm thanh với khu vực xung quanh
- Chủ động đến các Chuyên khoa Tai mũi họng của các Bệnh viện lớn để thăm khám nếu bản thân đột nghiên không nghe được, thường xuyên không nghe rõ, phải hỏi lại người đối diện nhiều lần,....
Các bác sĩ sẽ đánh giá khả năng nghe của bệnh nhân bằng cách thăm khám lâm sàng, khai thác triệu chứng và kiểm tra khả năng nghe của bệnh nhân với các tần số khác nhau để đưa ra thính lực đồ. Biểu đồ thể hiện khả năng nghe sẽ trở thành căn cứ đưa ra các phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Khiếm thính có chữa được không? Có cách điều trị nào?
Khiếm thính là bệnh không thể chữa trị dứt điểm được. Nhưng tuỳ mức độ suy giảm khả năng nghe mà người bệnh sẽ được hỗ trợ các phương pháp hỗ trợ khác nhau để cải thiện hiệu quả giao tiếp.
Đối với các trường hợp khiếm thính nhẹ cho tới trung bình nặng, đa số bệnh nhân được chỉ định dùng máy trợ thính để khuếch đại âm thanh. Một số ca bệnh có thể được thực hiện phẫu thuật cấy ốc tai điện tử nếu người bệnh bị mất khả năng nghe do bị tai nạn, có khối u trong tai hay mắc các bệnh lý ở tai liên quan.
Hiện nay, Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là một trong các địa chỉ điều trị các bệnh lý ở tai hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu thăm khám và kiểm tra bởi hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại bậc nhất để thực hiện chữa bệnh theo phác đồ cá nhân hoá.

Khám Tai tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Có thể nói, khiếm thính hay còn gọi là tai nghe không tốt có thể phân ra thành nhiều mức độ dựa vào tần số âm thanh nghe được. Triệu chứng của khiếm thính có thể bao gồm nghe kém, khó nghe trong môi trường ồn ào, nghe thấy tiếng ù tai, hoặc cảm giác đầy tai. Khi đó, việc chẩn đoán và điều trị bệnh nên được thực hiện càng sớm càng tốt!