Khô miệng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, từ bệnh tự miễn, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa đến các bệnh thoái hóa thần kinh. Nếu tình trạng này kéo dài, đi kèm các triệu chứng khác, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Khô miệng là gì? Làm thế nào để nhận biết?
Khô miệng (xerostomia) là tình trạng tuyến nước bọt không sản xuất đủ khiến người bệnh cảm giác khô rát, khó nuốt, một số trường hợp còn bị hôi miệng. Đây là vấn đề sức khoẻ khá thường gặp với các triệu chứng khác nhau ở từng người như:
- Môi khô, nứt nẻ, xuất hiện vết loét ở khoé miệng
- Lưỡi, nướu dễ bị nứt nẻ, khô và khá sần sùi
- Khó nuốt, nói chuyện và nhai thức ăn.
- Răng dễ bị sâu, nguy cơ viêm nướu tăng lên.

Môi khô, nứt nẻ là dấu hiệu của các vấn đề sức khoẻ
Khô miệng là triệu chứng của bệnh gì?
Trên thực tế, không ít người bị khô miệng trong thời gian dài, không thuyên giảm có thể lo lắng rằng, khô miệng là bệnh gì. Theo các chuyên gia y tế, đây không phải là bệnh mà là biểu hiện chung của nhiều bệnh lý như sau:
Hội chứng Sjoren
Hội chứng Sjögren là bệnh tự miễn trong đó các tế bào miễn dịch tấn công nhầm vào tuyến nước bọt và tuyến lệ của cơ thể, làm giảm khả năng sản xuất nước bọt và nước mắt. Điều này dẫn đến tình trạng khô ở miệng mãn tính và có thể gây sâu răng, viêm nướu.
Bệnh có thể gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi hoặc những người có tiền sử mắc bệnh tự miễn khác (lupus, viêm khớp dạng thấp).
HIV/ AIDS
Người nhiễm HIV cũng là một trong số các nhóm đối tượng thường xuyên cảm thấy khô ở miệng do các nguyên nhân sau:
- Virus HIV tấn công vào tuyến nước bọt, làm giảm khả năng tiết nước bọt.
- Các loại thuốc điều trị HIV (ARV) có tác dụng phụ gây khô miệng.
- Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng miệng, hoạt động của tuyến nước bọt bị gián đoạn

HIV/AIDS cũng gây ra cảm giác khô ở miệng
Tiểu đường
Có thể bạn chưa biết, những người bị đái tháo đường cũng thường có cảm giác miệng khô rát. Dựa theo cơ chế lượng đường trong máu cao dễ làm mất nước qua đường tiểu, mất nước toàn cơ thể và giảm tiết nước bọt.
Bên cạnh đó, các tác nhân gây bệnh cũng có xu hướng gây ảnh hướng xấu đến dây thần kinh kiểm soát tuyến nước bọt, làm giảm khả năng sản xuất nước bọt. Ngoài cảm giác khô ở miệng, người bệnh còn gặp các vấn đề khác gây bất tiện trong cuộc sống như:
Parksinson
Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát chức năng cơ thể, bao gồm tuyến nước bọt. Đồng thời, tương tự như cơ chế gây khô miệng ở căn bệnh thế kỷ, các thuốc điều trị Parkinson (levodopa) có thể gây tác dụng phụ làm giảm tiết nước bọt.

Parkinson là bệnh lý thoái hoá dây thần kinh có thể cũng là nguyên nhân sâu xa gây nên trạng thái sức khoẻ bất thường
Alzheimer
Nằm trong nhóm các bệnh lý sa sút trí tuệ, Alzheimer cũng có thể trở thành một trong các nguyên nhân được xem xét khi người bệnh có cảm giác khô trong miệng kéo dài.
Quai bị
Virus quai bị tấn công tuyến nước bọt, đặc biệt là tuyến mang tai, gây sưng viêm và giảm tiết nước bọt. Khi đó, cảm giác khô trong miệng sẽ kéo dài trong thời gian ngắn và chấm dứt sau khi khỏi bệnh.
Nguyên nhân của tình trạng khô miệng
Không phải lúc nào nguyên nhân gây ra bất thường này cũng đến từ các bệnh lý. Đôi khi đây là hệ quả của những thói quen xấu trong sinh hoạt hoặc những sự cố trong cuộc sống như:
Hút thuốc lá
Khi hút thuốc, các hóa chất trong khói thuốc làm giảm khả năng tiết nước bọt, khiến miệng luôn khô rát. Ngoài ra, hút thuốc còn gây tổn thương tuyến nước bọt, làm giảm hiệu quả hoạt động của chúng. Đó là lý do người hút thuốc thường có hơi thở khô, dễ bị hôi miệng và sâu răng.

Những người có thói quen hút thuốc lá dễ bị tổn thương tuyến nước bọt
Tác dụng phụ từ thuốc
Nhiều loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc dị ứng, thuốc huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu có thể làm giảm tiết nước bọt. Điều này là do thuốc tác động đến hệ thần kinh hoặc làm cơ thể mất nước, dẫn đến cảm giác khô miệng. Nếu bạn đang dùng thuốc và cảm thấy khô miệng, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm cách khắc phục.
Do chấn thương vùng đầu cổ
Nếu bạn từng bị tai nạn, phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ, tuyến nước bọt có thể bị tổn thương. Khi đó, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái không thể tiết đủ nước bọt như bình thường, dẫn đến tình trạng khô miệng kéo dài.
Lão hoá
Khi già đi, tuyến nước bọt của con người hoạt động kém hiệu quả hơn. Đồng thời, người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mãn tính và phải dùng nhiều loại thuốc, làm tăng nguy cơ bị khô miệng.

Người già có xu hướng khát nước thường xuyên hơn người trẻ
Đang trong thai kỳ hoặc đã mãn kinh
Phụ nữ mang thai hoặc sau mãn kinh thường bị thay đổi nội tiết tố, khiến lượng nước bọt tiết ra ít hơn bình thường. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai phải uống 2,5 - 3l nước mỗi ngày nên nếu không uống đủ nước cũng dễ gặp tình trạng khô miệng.
Ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt
Một số thói quen hàng ngày có thể gây khô miệng mà ít ai để ý, chẳng hạn như:
- Uống ít nước: Cơ thể không đủ nước sẽ làm giảm tiết nước bọt.
- Thở bằng miệng: Khi bạn thở bằng miệng (do nghẹt mũi, ngủ ngáy), không khí làm mất nước nhanh hơn, khiến miệng bị khô.
- Uống rượu, cà phê: Những đồ uống này có thể làm cơ thể mất nước, gây khô miệng.
Các biện pháp cải thiện tình trạng khô miệng
Để cải thiện cảm giác khó chịu, khô rát trong miệng, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khoẻ tại gia dưới đây:
Uống nhiều nước
- Uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày (có thể tăng lên nếu thời tiết nóng hoặc vận động nhiều).
- Chia nhỏ lượng nước uống trong ngày, không nên đợi đến khi khát mới uống.
- Ưu tiên nước lọc, hạn chế rượu, bia, cà phê và nước ngọt có ga vì chúng có thể gây mất nước.
- Có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt.

Hãy chủ động uống nhiều nước hơn
Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, ngăn vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn vì cồn có thể làm khô miệng hơn. Thay vào đó, có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chứa xylitol để tăng độ ẩm.
Luyện tập thói quen thở bằng mũi
- Chủ động hít thở bằng mũi khi nói chuyện, làm việc hoặc nghỉ ngơi.
- Tập các bài hít thở sâu (như yoga, thiền) để giúp cơ thể quen với việc thở bằng mũi.
Điều trị chứng ngáy vào ban đêm
- Nằm nghiêng khi ngủ thay vì nằm ngửa để hạn chế tắc nghẽn đường thở.
- Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, đặc biệt vào mùa khô hoặc khi dùng điều hòa.
- Đi khám bác sĩ nếu ngáy nặng hoặc có triệu chứng ngưng thở khi ngủ, vì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ cần điều trị.

Những người bị ngủ ngáy nên nằm nghiêng khi ngủ
Lưu ý: Các phương pháp trên chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể thay thế các biện pháp điều trị y tế khi nguyên nhân gây khô miệng của bạn đến từ bệnh lý.
Có thể nói, khô miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm mà chỉ là hệ quả của tình trạng tuyến nước bọt không tiết đủ nước bọt để giữ ẩm cho miệng. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây ra cảm giác khó chịu, khô rát trong miệng, khó nuốt, khó nói, và có thể dẫn đến hôi miệng, sâu răng. Để chấm dứt tình trạng này, cách tốt nhất là bạn nên đến các Bệnh viện uy tín để được nha sĩ thăm khám tìm nguyên nhân và hướng dẫn các biện pháp đẩy lùi triệu chứng.