Kinh nguyệt không đều không chỉ gây nhiều phiền toái mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm mẹ của chị em phụ nữ. Theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Kinh nguyệt không đều không chỉ gây nhiều phiền toái mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm mẹ của chị em phụ nữ. Theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Kinh nguyệt không tuân theo một chu kỳ nhất định, có thể đến sớm hoặc đến muộn, thậm chí vô kinh gọi là kinh nguyệt không đều. Hiện tượng này xuất hiện phần lớn ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì do hoạt động của nội tiết tố, buồng trứng chưa ổn định. Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra trong 2-3 năm đầu có kinh sau đó sẽ dần đi vào chu kỳ.
Kinh nguyệt không đều có các hình thức sau:
- Kinh sớm: Kinh nguyệt đến sớm từ 3 đến 7 ngày, thậm chí diễn ra 2 lần trong tháng.
- Chậm kinh: Kinh nguyệt bị chậm từ 10 ngày trở lên.
- Rong kinh: Hiện tượng kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày.
- Kinh thưa: Khoảng cách giữa hai chu kỳ từ 2-3 tháng, thậm chí hơn 5 tháng.
- Vô kinh: Không có kinh trên 6 tháng hoặc 1 năm.
Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt không đều kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa như: viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung,... Các bệnh này ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn khả năng sinh sản của chị em, vì vậy cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Kinh nguyệt không đều khiến chị em lo lắng
Hầu hết chu kỳ kinh bình thường kéo dài khoảng 28 đến 30 ngày, có thể nhanh hoặc chậm hơn từ 3-5 ngày. Số ngày hành kinh trung bình dao động từ 3-7 ngày. Lượng máu mất đi trung bình khoảng 40 ml. Theo đó, biểu hiện kinh nguyệt không đều bao gồm:
- Chu kỳ kinh < 21 ngày hoặc > 35 ngày.
- Thời gian hành kinh < 3 ngày hoặc > 7 ngày.
- Lượng máu kinh mất quá nhiều hoặc quá ít.
- Máu kinh màu sắc bất thường, màu đen, có lẫn cục máu đông.
- Ra máu giữa 2 kỳ kinh.
- Hai chu kỳ cách nhau vài tháng hoặc chỉ vài ngày, lượng máu ra khi nhiều, khi ít.
- Kinh nguyệt ngừng trong khoảng từ 6 tháng trở lên hoặc chưa bao giờ có kinh.
- Đau bụng dữ dội, đau lưng, người mệt mỏi... trong kỳ kinh nguyệt.
- Làm thay đổi nội tiết, khiến da xanh, khô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm, ảnh hưởng đến nhan sắc của chị em phụ nữ.
- Khiến cơ thể dễ mệt mỏi, hay cáu giận, trí nhớ giảm.
- Kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều gây mệt mỏi, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh...
- Là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như: buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng...
- Hoạt động buồng trứng bị thay đổi khiến giảm khả năng thụ thai, nguy cơ vô sinh - hiếm muộn.
Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể do nhiều yếu tố, tuy nhiên phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:
Uống thuốc tránh thai tác động đến nội tiết khiến nhiều chị em ra máu bất thường giữa chu kỳ, dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Uống thuốc tránh thai có thể khiến kinh nguyệt không đều
Trong sữa mẹ có nhiều prolactin gây ức chế hormone sinh sản khiến kinh nguyệt hầu như không có trong thời gian cho con bú. Kinh nguyệt sẽ trở lại khi mẹ cai sữa cho con.
Tình trạng rối loạn estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ có thể làm cho chu kỳ kinh thay đổi, dài hoặc ngắn hơn, không đều.
Tuyến giáp hoạt động kém, các bệnh suy giáp hoặc cường giáp có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, gây đau bụng nhiều hơn.
Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến hormone và insulin sẽ gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều.
Việc giảm cân quá nhiều và quá nhanh có thể gây nên nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe, trong đó có mất kinh. Bên cạnh đó, nhiều chị em ăn kiêng để giảm cân khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc, không đủ năng lượng cho hoạt động sống, cản trở việc sản sinh hormone, ảnh hưởng đến sự rụng trứng.
Sụt cân quá nhanh ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Khi gặp stress, vùng não điều khiển các hormone tuyến yên bị tác động khiến quá trình tiết dịch và rụng trứng không ổn định, gây ra chu kỳ kinh không đều..
Chị em sử dụng các loại thuốc sau có thể dẫn đến tình trạng kỳ kinh không đều như: thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc động kinh, aspirin và ibuprofen, các liệu pháp thay thế hormone.
Chu kỳ kinh không đều, ra máu giữa kỳ hoặc lượng máu kinh ra nhiều có thể là biểu hiện của bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ như: ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang...
Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra ổ bụng, soi âm đạo, kiểm tra cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng… từ đó xác định được nguyên nhân khiến kinh nguyệt không ổn định, phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm, tăng cường chất xơ sẽ giúp chị em tăng sức đề kháng và ổn định nội tiết của cơ thể.
Chị em nên chọn những bài tập vừa sức của bản thân, không nên tập nặng hay quá sức. Luyện tập đều đặn mỗi tuần không chỉ giúp bạn ổn định nội tiết mà còn đem lại một thân hình thon gọn, săn chắc.
Nước giúp cho quá trình trao đổi chất hoạt động trơn tru đồng thời giữ lượng đường huyết luôn ổn định, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều. Chị em nên đảm bảo bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe đẹp.
Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích nói chung có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt lẫn khả năng sinh sản của phụ nữ.
Để được tư vấn trực tiếp, giải đáp thêm những thắc mắc xung quanh tình trạng kinh nguyệt không đều, quý khách vui lòng liên hệ 19001806 hoặc TẠI ĐÂY.
Xem thêm:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.