Lao màng phổi - Căn bệnh âm thầm nhưng không nên chủ quan

Nhật Mai

23-04-2025

goole news
16

Bài viết được chia sẻ bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Đắc Hanh, Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, lao màng phổi có thể để lại biến chứng dày màng phổi, dính màng phổi, ảnh hưởng lâu dài đến chức năng hô hấp. Một số trường hợp là do phản ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn lao, gây viêm và tràn dịch màng phổi.

Lao màng phổi là gì?

Lao màng phổi là một thể lao ngoài phổi, xảy ra khi vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây viêm và tràn dịch ở màng phổi – lớp màng bao quanh bên ngoài phổi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tràn dịch màng phổi tại Việt Nam, đặc biệt ở người trẻ tuổi, nam giới và người có sức đề kháng yếu.

Lao màng phồi gây tràn dịch màng phổi nếu không được điều trị kịp thời

Mycobacterium Tuberculosis là tác nhân chính gây nên bệnh lao màng phổi

Dấu hiệu nhận biết lao màng phổi

Khác với lao phổi thông thường, lao màng phổi có thể khởi phát cấp tính hơn, với các triệu chứng điển hình như:

  • Đau ngực (thường đau bên bị tràn dịch), đau tăng khi hít sâu
  • Khó thở, nhất là khi lượng dịch nhiều
  • Ho khan kéo dài, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm
  • Có thể kèm theo sụt cân, chán ăn nếu kéo dài

Người bệnh thường đến khám trong tình trạng đau ngực và khó thở tăng dần. Việc chẩn đoán đúng và sớm có ý nghĩa rất quan trọng.

Lao màng phổi lây như thế nào?

Lao màng phổi không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân lao màng phổi có nhiễm vi khuẩn lao ở phổi, do đó vẫn có khả năng phát tán vi khuẩn ra môi trường nếu kèm theo lao phổi hoạt động.

Bệnh lao màng phổi không lây lan qua đường hô hấp

Bệnh lao màng phổi không lây lan qua đường hô hấp

Khi phát hiện lao màng phổi, bác sĩ thường yêu cầu chụp X-quang phổi để kiểm tra tổn thương phổi đi kèm, xét nghiệm đờm để đánh giá nguy cơ lây lan.

Điều trị lao màng phổi như thế nào?

Việc điều trị lao màng phổi cần phối hợp giữa điều trị nội khoa bằng thuốc kháng lao và xử lý dịch màng phổi:

  • Dùng thuốc kháng lao theo phác đồ chuẩn: 2 tháng đầu HRZE, 4 tháng sau HR
  • Chọc hút dịch màng phổi nếu lượng dịch nhiều gây khó thở
  • Một số trường hợp phải dẫn lưu hoặc phẫu thuật bóc tách màng phổi nếu dày dính nhiều
  • Kết hợp theo dõi chức năng hô hấp, tập thở phục hồi sau khi dịch rút

Việc tuân thủ điều trị đầy đủ trong ít nhất 6 tháng là yếu tố then chốt để phục hồi hoàn toàn và ngăn biến chứng dày dính màng phổi.

Lao màng phổi có nguy hiểm không?

Lao màng phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể gây:

  • Dày dính màng phổi, hạn chế thông khí, gây khó thở kéo dài
  • Tràn dịch tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
  • Di chứng xẹp phổi, co kéo trung thất nếu để muộn

Lao màng phồi gây tràn dịch màng phổi nếu không được điều trị kịp thời

Lao màng phồi gây tràn dịch màng phổi nếu không được điều trị kịp thời

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, hầu hết bệnh nhân hồi phục tốt. Do vậy, khi có biểu hiện đau ngực, khó thở kéo dài, người dân cần đi khám sớm để loại trừ lao màng phổi.

45

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh hô hấp

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám