Lịch khám thai định kỳ CHUẨN Bộ Y Tế – Mẹ bầu nên biết!

Nguyễn Thị Thu Hà

16-08-2020

goole news
16

Đối với mẹ bầu, khám thai định kỳ giúp theo dõi sức khỏe mẹ và bé, đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra. Ngoài ra, thai phụ còn có cơ hội được tư vấn chăm sóc sức khỏe đúng cách để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và sinh con thuận lợi. Dưới đây là lịch khám thai định kỳ chuẩn của Bộ Y tế mà mẹ bầu cần biết.

Sự cần thiết của khám thai định kỳ?

Trước khi nắm rõ mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu cần biết được sự cần thiết của việc khám thai định kỳ. Khám thai là hoạt động thăm khám sức khỏe tại cơ sở y tế cùng bác sĩ chuyên khoa, hoạt động này diễn ra suốt thời gian mang bầu của người mẹ. Việc khám thai định kỳ mang đến những lợi ích như sau:

Khám thai định kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển của trẻKhám thai định kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển của trẻ

  • Khám thai theo định kỳ giúp người mẹ cũng như bác sĩ biết được thai nhi trong giai đoạn thai nghén có phát triển bình thường không, có nguy cơ bệnh tật xuất hiện trong thai kỳ hay không, chế độ dinh dưỡng đã hợp lý hay chưa.
  • Thông qua khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như những dị tẩm bẩm sinh ở thai nhi nhằm xử lý kịp thời, ngăn chặn các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
  • Mỗi xét nghiệm chỉ cho kết quả tương ứng 1 khoảng thời gian nhất định. Do đó, thai phụ cần khám thai thường xuyên và định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày như nên ăn gì, tránh thực phẩm nào cùng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ nhớ rằng, sức khỏe của mẹ được đảm bảo thì con mới có thể phát triển bình thường qua các giai đoạn.

Xem thêm:

Lịch khám thai định kỳ chuẩn Bộ Y Tế

Theo Bộ Y tế, trong suốt thai kỳ, người mẹ cần đi khám thai ít nhất 3 lần. Lịch khám thai chuẩn của Bộ Y tế chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai quy. Được xem là khám thai đầy đủ nếu mẹ khám đủ 7 lần (trong trường hợp thai nhi phát triển bình thường), cụ thể các mốc siêu âm thai như sau:

Lần thứ nhất (6-8 tuần)

Ở lần khám thai đầu tiên, mẹ sẽ được kiểm tra để biết thai đã về tử cung chưa? Thai nhi có đang phát triển không? Cùng với đó là bác sĩ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu để phát hiện một số bệnh lý kèm theo như tim sản, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp,... 

Xét nghiệm máu trong mỗi lần khám thai có ý nghĩa vô cùng quan trọngXét nghiệm máu trong mỗi lần khám thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách thức bổ sung dinh dưỡng và lịch khám thai tiếp theo.

Lần thứ hai (11-14 tuần)

Bác sĩ tiến hành siêu âm để tính chính xác ngày thụ thai, xác định ngày sự sinh và xem thai nhi có đang phát triển bình thường không. Mốc khám thai tuần thứ 12 là một trong các mốc quan trọng khám thai. Lần khám này, có thể tiến hành đo độ mờ da gáy, từ đó dự đoán một số bất thường trên nhiễm sắc thể gây ra các bệnh như down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,...

Lần thứ ba (16 tuần)

Ở tuần thai thứ 16, mẹ bầu được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi, dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm nếu cần. Trong giai đoạn này, dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng (thai nhi càng lớn thì các dị tật dị dạng càng khó quan sát hơn), từ đó mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm lý về sau.

Lần thứ tư (22-23 tuần)

Khai thai định kỳ tuần thứ 22 đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát các loại dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ở thời điểm này, các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng,... được phát hiện thông qua hoạt động siêu âm. Bác sĩ tiến hành tư vấn hướng can thiệp thích hợp cho thai phụ nên chẳng may phát hiện các dị tật ở thai nhi.

Lần thứ năm (26 tuần)

Tuần thứ 26, siêu âm thai sẽ phát hiện được các bất thưởng của cả mẹ và con (nếu có). Giai đoạn này, mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 1 hoặc lần 2 với lần mang thai thứ 2 (cách lần mang thai thứ nhất dưới 5 năm).

Siêu âm thai để theo dõi sự phát triển của thai nhiSiêu âm thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi

Lần thứ sáu (31-32 tuần)

Ở thời điểm này, thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, bất thường ở não như giãn não thất,... nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung - đây là một trong những nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau sinh. Cũng trong lần khám thai này, mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.

Mẹ được tiêm phòng uốn ván khi đi khám thaiMẹ được tiêm phòng uốn ván khi đi khám thai

Lần thứ bảy (36 tuần)

Ở lần khám thai tuần thứ 26, bác sĩ thực hiện đo tim thai và chuyển động của thai nhi. Đồng thời dự báo cân nặng của bé lúc sinh, nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng thì sẽ có các tư vấn dinh dưỡng kịp thời. Lần khám thai này, bác sĩ cũng đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thương hay sinh mổ.

Bác sĩ tư vấn phương pháp sinh cho mẹ vào lần khám thứ 7Bác sĩ tư vấn phương pháp sinh cho mẹ vào lần khám thứ 7

Sau lần khám thai định kỳ thứ 7, mẹ sẽ tiếp tục khám tùy theo chỉ định của bác sĩ và tình hình thai kỳ (có thể là 2 tuần/lần hoặc 1 lần/tuần cho tới khi sinh). Những lần khám cuối, bác sĩ thường chỉ khám thông thường, thử nước tiểu và siêu âm.

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu khi đi khám thai

Ngoài nắm rõ lịch khám thai định kỳ, mẹ cũng đừng quên một vài lưu ý để việc đi khám thai diễn ra thuận lợi. Đây đều là những kinh nghiệm "xương máu" được rút ra từ các mẹ bầu đi trước và có cả nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa tư vấn:

Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi khám thaiMột số điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi khám thai

  • Chọn quần áo thoải mái: những chiếc váy bầu rộng rãi, không rườm rà, vướng víu sẽ cho mẹ cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý xem mình sẽ siêu âm bằng hình thức nào để lựa chọn quần áo cho phù hợp. Nếu siêu âm đầu dò thì nên mặc váy co giãn còn siêu âm bụng thì có thể mặc rộng rãi, cạp thấp.
  • Về vấn đề ăn uống: trước khi siêu âm, mẹ bầu tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, bia rượu, nước ngọt, thuốc lá,.. để không ảnh hưởng đến em bé. Khi kiểm tra đường huyết thì tuân thủ tuyệt đối quy định về ăn uống như mẹ cần nhịn đói trước bao nhiêu tiếng. Nếu siêu âm 4D hoặc đi tim thai mẹ cần ăn no để em bé máy đạp.
  • Xếp hồ sơ và kết quả xét nghiệm theo ngày gọn gàng vào một bìa để dễ lưu trữ và mang theo mỗi khi khám.
  • Mang giày bệt, thoải mái, không dây buộc, dễ tháo ra mang vào để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi nhất bởi mẹ cần di chuyển lên xuống ghế siêu âm, đi giữa các khu khám, khu xét nghiệm,...
  • Ngoài ra, còn những lưu ý liên quan đến chuyên khoa mà mẹ bầu sẽ được bệnh viện nhắc trước ngày khám, mẹ hãy chú ý và tuân theo nhé.

Khám thai và chăm sóc thai kỳ tại bệnh viện ĐK Phương Đông

Khoa phụ sản BVĐK Phương Đông được ví là bệnh viện phụ sản thu nhỏ bởi tại đây quy tụ đội ngũ y bác chuyên môn cao, từng công tác tại các bệnh viện lớn cả nước như BV Phụ sản Hà Nội, BV Phụ sản Trung ương, bệnh viện E,... cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, tạo nên chất lượng và sự chuyên nghiệp.

Phương Đông xây dựng 7 gói thai sản khác nhau đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàngPhương Đông xây dựng 7 gói thai sản khác nhau đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng

Phương Đông cung cấp 7 gói thai sản cùng dịch vụ khám lẻ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ của thai phụ tại bệnh viện.

Các gói thai sản được xây dựng bởi các chuyên gia sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, dựa trên những nguyện vọng của mẹ bầu và theo tiêu chí an toàn cho mẹ, tốt nhất cho con, hạnh phúc trọn vẹn cho cả gia đình.

* Về đội ngũ bác sĩ

  • TTND.TS.Bác sĩ Nguyễn Huy Bạo (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản HN).
  • TTƯT. Bs CKII Nguyễn Thị Bích Ngọc (Nguyên Trưởng khoa Phụ sản - BV Thanh Nhàn)
  • Bs CKII Nguyễn Tuấn Anh (Nguyên Trưởng khoa Sản Bệnh viện Xây Dựng).
  • Bs CKII Tô Thị Thiên Lý (Nguyên Trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Quân Y 354).
  • Bs CKI Vương Văn Hồ (Nguyên Trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Augusto Ngangula, Cộng Hòa Angola),...
  • Cùng đội ngũ hộ sinh mát tay, bác sĩ gây mê chuyên môn cao cùng mẹ bầu vượt cạn thành công.

* Về trang thiết bị

  • Hệ thống thiết bị y tế hiện đại như máy siêu âm màu GE Voluson S6 với nhiều đầu dò, siêu âm 3D/4D/5D cho hình ảnh rõ nét, Máy monitoring sản khoa,... 
  • Phòng mổ vô khuẩn 1 chiều với đầy đủ các thiết bị hiện đại
  • Phòng sinh hiện đại với giường sinh cao cấp, mỗi sản phụ 1 phòng sinh tạo không gian riêng tư
  • Hệ thống phòng nội trú theo tiêu chuẩn 5 sao với các loại phòng đơn, phòng đôi, phòng VIP và phòng Tổng thống, các phòng đều được trang bị đầy đủ tivi, điều hòa, nóng lạnh, tủ lạnh,... và thiết bị cho bé như máy hút sữa, bình đun nước, máy giữ ấm khăn ấm,...

Với hệ thống thiết bị hiện đại, BV Phương Đông cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhấtVới hệ thống thiết bị hiện đại, BV Phương Đông cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất

* Về chất lượng dịch vụ

  • Trước lịch khám thai định kỳ 1 đến 2 ngày, nhân viên chăm sóc sẽ nhắc mẹ để tránh quên lịch
  • Nhân viên lễ tân hỗ trợ, hướng dẫn trong suốt quá trình thăm khám tại viện
  • Tuân theo quy trình khám thai của bộ y tế gồm 9 bước, đảm bảo chuyên nghiệp, tận tâm
  • Bệnh viện cung cấp quần áo, thiết bị, đồ dùng cho mẹ và bé nên mẹ đi sinh nhàn tênh…

Như vậy, theo lịch khám thai định kỳ chuẩn của Bộ Y tế thì trong thai kỳ, nếu em bé và mẹ đều khỏe mạnh thì mẹ bầu có 7 lần khám quan trọng. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản tại Phương Đông vui lòng liên hệ Hotline 1900 1806 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

58,567

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Khám thai ở đâu an toàn trong mùa dịch COVID-19?

Đăng ký thai sản, khám thai ở đâu an toàn? Phải làm gì để phòng tránh lây nhiễm bệnh cho mẹ và bé? Mời các mẹ hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

16-08-2020
19001806 Đặt lịch khám